Hệ thống thông tin nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý ngân sách nhà nước tại huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 49)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống thông tin nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương

- Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo Tỷ lệ hộ nghèo

(cận nghèo) (%) =

Số hộ nghèo (hộ cận nghèo) có đến ngày 31/12

x 100 Tổng số hộ có đến ngày 31/12

Tỷ lệ hộ nghèo (hộ cận nghèo) là chỉ tiêu thống kê phản ảnh mối quan hệ giữa hộ sống dưới mức chuẩn nghèo (cận nghèo) theo quy định của Nhà nước so với tổng số hộ.

- Tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản

Tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản (%)

=

Lao động BQ đang làm việc trong nhóm ngành nơng, lâm nghiệp và thủy sản

x 100 Tổng số lao động xã hội BQ làm việc

trong huyện

Tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là chỉ tiêu thống kê nghiên cứu mối quan hệ tỷ lệ lao động của khối ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản so với tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn huyện.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt đợng thu, chi ngân sách nhà nước của huyện * Chỉ tiêu đánh giá lập, duyệt và phân bổ dự toán ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn

- Tỷ lệ thu dự toán/thực hiện đối với Tỉnh giao Tỷ lệ thu dự toán/thực hiện đối với

tỉnh giao (%) =

Số thu dự toán

x 100 Số thu thực hiện Tỉnh giao

Tỷ lệ nhằm đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ thu dự tốn so với thực hiện theo nhiệm vụ tỉnh giao hoàn thành ở mức độ nào. Tỷ lệ này càng cao càng tốt, chứng tỏ cơng tác lập dự tốn tốt, bám sát mục tiêu phát triển của địa bàn, tăng nguồn thu hàng năm.

- Tỷ lệ thu dự toán/thực hiện đối với Huyện giao Tỷ lệ thu dự toán/thực hiện đối với

huyện giao (%) =

Số thu dự toán

x 100 Số thu thực hiện Huyện giao

Tỷ lệ nhằm đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ thu dự tốn so với thực hiện theo nhiệm vụ huyện giao hoàn thành ở mức độ nào. Tỷ lệ này càng cao càng tốt, chứng tỏ cơng tác lập dự tốn của huyện tốt, bám sát mục tiêu phát triển của địa bàn, tăng nguồn thu hàng năm.

- Tỷ lệ chi dự toán/thực hiện đối với Tỉnh giao Tỷ lệ chi dự toán/thực hiện đối với

tỉnh giao (%) =

Số chi dự toán

x 100 Số chi thực hiện Tỉnh giao

Tỷ lệ nhằm đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ chi dự tốn so với thực hiện theo nhiệm vụ tỉnh giao hoàn thành ở mức độ nào. Tỷ lệ này càng thấp càng tốt, chứng tỏ cơng tác lập dự tốn tốt, bám sát mục tiêu phát triển của địa bàn, tiết kiệm ngân sách địa phương.

- Tỷ lệ chi dự toán/thực hiện đối với Huyện giao Tỷ lệ chi dự toán/thực hiện đối với

huyện giao (%) =

Số chi dự toán

x 100 Số chi thực hiện Huyện giao

Tỷ lệ nhằm đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ chi dự tốn so với thực hiện theo nhiệm vụ huyện giao hoàn thành ở mức độ nào. Tỷ lệ này càng thấp càng tốt, chứng tỏ cơng tác lập dự tốn tốt, bám sát mục tiêu phát triển của địa bàn, tiết kiệm ngân sách địa phương.

* Chỉ tiêu đánh giá công tác chấp hành ngân sách ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn

Tổng thu = ∑ thu trong cân đối và thu ngoài cân đối Tổng chi = ∑ chi trong cân đối và chi ngồi cân đối

Quy mơ tổng thu và chi đánh giá nguồn thu và chi hàng năm diễn biến ở mức độ nào, quy mơ thu chi hàng năm có mức chênh lệch ra sao.

* Chỉ tiêu đánh giá cơng tác quyết tốn ngân sách ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn

Tổng số hồ sơ = Hồ sơ thu + Hồ sơ chi

Tỷ lệ nhằm đánh giá quy mô hồ sơ được chấp nhận phê duyệt quyết toán ngân sách xã, thị trấn ở mức độ nào. Quy mô hồ sơ thu càng nhiều càng tốt và quy mô chi càng thấp càng tốt.

* Chỉ tiêu đánh giá công thanh tra, kiểm tra ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn

- Chỉ tiêu về số vụ thanh tra, kiểm tra

- Chỉ tiêu về số kiến nghị của thanh tra, kiểm tra, kiểm toán - Chỉ tiêu về số xử lý của thanh tra, kiểm tra, kiểm toán

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI

3.1. Giới thiệu địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Huyện Mường Khương nằm ở phía bắc tỉnh Lào Cai, gồm 16 xã, được chia làm 4 khu vực. Khu vực vùng thấp gồm 03 xã: Bản Lầu, Bản Xen, Lùng Vai. Khu vực vùng trung huyện gồm 5 xã: Mường Khương, Tung Chung Phố, Thanh Bình, Nấm Lư, Nậm Chảy. Khu vực vùng cao gồm 4 xã: Cao Sơn, La Pán Tẩn, Tả Thàng, Lùng Khấu Nhin. Khu Pha Long gồm 4 xã: Pha Long, Dìn Chin, Tả Gia Khâu, Tả Ngài Chồ.

Huyện lỵ của huyện là thị trấn Mường Khương nằm trên quốc lộ 4D, cách huyện Lào Cai khoảng 50 km về hướng đông bắc và cách biên giới Việt - Trung khoảng 5 km. Huyện nằm ở vùng biên giới phía bắc Việt Nam, cách thành phố Lào Cai 55 km về phía đơng bắc; có cửa khẩu quốc gia, thông thương với các huyện Hà Khẩu và Mã Quan của Trung Quốc. Những năm gần đây, cửa khẩu quốc gia Mường Khương đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đến kinh doanh.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện 55.614,53 ha, diện tích đất canh tác đất nông nghiệp thấp, có 9.824,92 ha (chiếm 17,66%); đất lâm nghiệp có 21.393,4 ha chiếm 38,46 %; còn lại chủ yếu đất có độ dốc cao chưa sử dụng là 21.827,16 ha chiếm 43,88%. Tài nguyên khoáng sản của huyện khá phong phú, gồm mỏ sắt khu vực Na Lốc - xã Bản Lầu; mỏ chì, kẽm ở khu Cao Sơn, La Pan Tẩn; mỏ Atimon ở xã Nậm Chảy chạy dọc biên giới Việt - Trung.

* Địa hình, khí hậu:

Địa hình có nhiều vực sâu chia cắt xen kẽ các dải thung lũng hẹp. Độ cao trung bình so với mực nước biển tại thị trấn là 900 m, đỉnh cao nhất trên 1.600 m (La Pán Tẩn). Mạng lưới sông suối phân bố rải rác chiếm 1,46% tổng diện tích tự nhiên.

Khí hậu Mường Khương mang tính chất á nhiệt đới một năm có hai mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 15-160C; mùa Đơng rét đậm, nhiệt độ có thể xuống dưới 00C, mùa hè mát nhiệt độ cao nhất là 350C.

* Tài nguyên thiên nhiên:

- Thổ nhưỡng, đất đai: Trên địa bàn huyện Mường Khương chủ yếu là loại đất feralít phát triển trên đá biến chất. Tổng diện tích tự nhiên của huyện 55.614,53ha, diện tích đất canh tác đất nơng nghiệp thấp, có 9.824,92 ha (chiếm 17,66%); đất lâm nghiệp có 21.393,4 ha chiếm 38,46 %; còn lại chủ yếu đất có độ dốc cao chưa sử dụng là 21.827,16 ha chiếm 43,88%.

- Nguồn khoáng sản: Theo kết quả khảo sát trên địa bàn huyện có mỏ sắt khu vực Na Lốc - xã Bản Lầu. Mỏ Chì, Kẽm ở khu Cao Sơn, La Pan Tẩn. Mỏ Atimon ở xã Nậm Chảy chạy dọc biên giới Việt - Trung.

* Tiềm năng du lịch:

Huyện Mường Khương có những dải sơn ngun đá vơi có nhiều hang động và thác nước đẹp như hang Hàm Rồng, thác Tà Lâm, thác Páo Tủng, núi trống đồng Lũng Pâu, hang Na Măng - Tỉn Thàng, hang Tiên Nấm Oọc, cầu đá thiên tạo trên dòng suối Văng Leng dào dạt là những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch. Mường Khương hợp cùng Bắc Hà và Si Ma Cai thành vùng du lịch phía đơng, đang được tỉnh Lào Cai kêu gọi các doanh nghiệp cùng bắt tay vào khai phá.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hợi

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

- Dân số, dân tộc: Huyện Mường Khương có 14 dân tộc anh em chung sống hịa thuận, có đặc trưng tộc người độc đáo. Dân số toàn huyện theo số liệu điều tra dân số và nhà ở, đến 31/12/2019 có 63.689 người/13.630 hộ. Trong đó Nam là: 32.112 người, chiếm 50,42%. Nữ = 31.577 người, chiếm 49,58%. Mật độ dân số 93 người/ km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,82%, trong đó: Dân tộc Mông chiếm 41,78%; dân tộc Nùng chiếm 26,8%; dân tộc Dao chiếm 5,75%; dân tộc Dáy chiếm 3,74%; dân tộc Bố Y (Tu Dí) chiếm 2,59%; dân tộc Kinh (Việt) chiếm 11,98%. Ngồi ra cịn một số dân tộc khác có dân số ít như dân tộc Phù Lá, Ha, Mường, Lô Lơ... chiếm 6,8% dân số tồn huyện, tạo thành một không gian folklo (truyền thống dân gian) nguyên bản và đậm đặc, với những làng cổ của người Nùng, người Mông, những lễ hội rải rác quanh năm như: Lễ hội Gầu tào (Say sán) Lễ Cấm rừng, Lễ mừng chiến thắng, v.v.

3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

Kinh tế Mường Khương chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp và sở hữu nhiều thương hiệu nông sản nhất của tỉnh Lào Cai. Huyện có khả năng phát triển một nền nơng nghiệp hàng hóa đa dạng về sản phẩm. Những đặc sản nơng nghiệp nổi tiếng nhất của Mường Khương là: Gạo Séng Cù, đậu tương vàng và lợn ỷ Mường Khương, dứa Bản Lầu, chè tuyết shan Thanh Bình, mận hậu Cao Sơn, lê Pha Long, tương ớt, thảo quả, tam thất… Với hướng phát triển bền vững, phần lớn những sản phẩm trên đang được xây dựng thương hiệu, gắn vùng nguyên liệu với các cơ sở chế biến.

3.1.3. Đánh giá về những thuận lợi và khó khăn của huyện Mường Khương trong phát triển kinh tế - xã hội

3.1.3.1. Những thuận lợi

- Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, các ngành chức năng của tỉnh nguồn vốn được phân khai ngay từ đầu năm.

- Cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp, sửa chữa, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhất là hạ tầng giáo dục đào tạo theo lộ trình trường chuẩn quốc gia, hệ thống giao thông liên thôn, liên xã và cơ sở vật chất về văn hóa, thủy lợi.

- Đối với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất: Các chương trình dự án giảm nghèo về cơ bản người dân đã bước đầu nhận thức được ý nghĩa của chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong phát triển sản xuất nơng, lâm nghiệp để có thu nhập ổn định từ đó giảm nghèo nhanh và bền vững. Nhận thức của người dân về chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, chọn giống cây trồng, vật nuôi, phương thức canh tác ngày càng được cải thiện. Nhiều hộ nghèo, người nghèo đã được tập huấn các kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, phát triển ngành nghề, được tiếp cận với những kiến thức khoa học kỹ thuật để áp dụng vào thực tế, sử dụng các giống cây trồng, vật ni có năng suất giá trị cao hơn thay thế các giống cũ, phương thức canh tác nuôi trồng cũ, năng suất thấp ở địa phương. Số lượng đàn gia súc, gia cầm duy trì và phát triển ổn định, phù hợp với nguyện vọng của người dân; đồng thời việc triển khai lồng ghép chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất với các chương trình dự án khác tạo điều kiện cho

việc đầu tư phát triển toàn diện, khai thác tối đa tiềm năng sẵn có của địa phương góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân. Từ đó tác động mạnh mẽ đến việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật ni, hình thành những vùng sản xuất hàng hóa như vùng chè Shan tập chung, vùng cây ăn quả nhiệt đới và á nhiệt đới như vùng chuối, vùng dứa, vùng quýt, vùng đặc sản lúa séng cù, vùng ớt… làm thay đổi cơ cấu mùa vụ gieo trồng cây hàng năm, tăng nhanh hệ số sử dụng đất nông nghiệp tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân.

3.1.3.2. Một số tồn tại hạn chế

- Điểm xuất phát của nền kinh tế của huyện còn thấp so với cả nước nói chung và của tỉnh nói riêng, đây là khó khăn mà lãnh đạo và nhân dân trong huyện phải vượt qua bằng sự nỗ lực vượt bậc để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.

- Trong nông nghiệp công tác chuyển giao ứng dụng cơng nghệ mới vào sản xuất cịn nhiều hạn chế, chưa tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm cịn thấp, chưa có nhiều mơ hình sản xuất điển hình tiên tiến mang lại hiệu quả cao;

- Hệ thống thủy lợi xuống cấp, chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu của sản xuất nông nghiệp.

- Huyện Mường Khương có nguồn lao động dồi dào nhưng hầu hết là lao động giản đơn, chưa qua đào tạo nghề. Trong cơ cấu lao động của huyện, lao động nơng nghiệp chiếm 46,9%. Điều đó đang đặt ra thách thức đối với huyện trong việc đào tạo, chuyển đổi nghề và tạo việc làm tại địa phương cho người lao động.

3.2. Thực trạng quản lý ngân sách nhà nước huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

3.2.1. Giới thiệu về đơn vị tham mưu quản lý ngân sách huyện Mường Khương

Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BKHĐT-BNV ngày 11/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Nội vụ đã quy định việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện trực thuộc Trung ương và Phịng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, huyện thuộc tỉnh và Thông tư liên tịch số 220/2015/TTLT-BTC-BNV ngày 31/12/2015 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ hướng

dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện trực thuộc Trung ương và Phịng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, huyện thuộc tỉnh thì chức năng của Phịng Tài chính - Kế hoạch được quy định như sau:

Phịng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Mường Khương thực hiện chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân; tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật.

* Về biên chế: Hiện tại Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện Mường Khương có 11 người (bao gồm cán bộ lãnh đạo, chuyên viên và người lao động đang làm việc), trong đó:

- 01 Trưởng phịng (Phụ trách chung)

- 01 Phó trưởng phịng (01 Phó trưởng phịng phụ trách cơng tác tài chính, cơng tác kế hoạch đầu tư)

- 06 chuyên viên; - 03 cán bộ biệt phái; * Vị trí và chức năng:

- Phịng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chun môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật.

- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân.

* Nhiệm vụ và quyền hạn: Ngoài nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của nhà nước đối với công tác kế hoạch đầu tư, đối với cơng tác tài chính ngân sách, Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện Mường Khương có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Tổng hợp, lập dự toán ngân sách nhà nước đối với những khoản thu được phân cấp quản lý, dự toán chi ngân sách cấp huyện và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xã, phương án phân bổ ngân sách huyện trình Ủy ban nhân dân huyện; lập dự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý ngân sách nhà nước tại huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 49)