Tăng cường quản lý, bồi dưỡng, khai thác nguồn thu mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý ngân sách nhà nước tại huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 102 - 105)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách

4.2.4.1. Tăng cường quản lý, bồi dưỡng, khai thác nguồn thu mới

- Để có nguồn lực tài chính đủ mạnh để thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự và các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy chính quyền, địi hỏi phải tăng cường đầu tư phát triển, cải tạo, nuôi dưỡng nguồn thu. Muốn vậy cần phải triệt để khai thác các nguồn thu sẵn có và quản lý chặt chẽ nguồn thu cho ngân sách Huyện. Để phát triển nguồn thu cho ngân sách, ngoài việc tận dụng khai thác những tiềm năng vốn có, cấp chính quyền địa phương cịn phải có các giải pháp nuôi dưỡng và tạo nguồn thu một cách ổn định, bền vững thì phải đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sơ ̉hạ tầng, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ thương

mại, phát triển du lịch, lợi thế ác mơ hình kinh tế, khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, giành một phần vốn ngân sách cho đầu tư khoa học kỹ thuật trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đồng thời cần có sự khuyến khích phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các ngành sản xuất các mặt hàng truyền thống, mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, chế biến nông sản, lâm đặc sản, đồ thủ công mỹ nghệ từ mây tre đan và các lâm đặc ngoài gỗ.

- Đề cao nghĩa vụ, tính chủ động của các tổ chức và cá nhân trong việc tự tính, tự kê khai và tự nộp thuế vào NSNN tự chịu trách nhiệm trước pháp luật thông qua việc mở rộng tiến tới thực hiện đại trà cơ chế tự kê khai - tự nộp thuế.

- Rà sốt, cải tiến, đánh giá bổ sung hồn thiện lại các quy trình quản lý thuế hiện hành, nghiên cứu xây dựng thêm một số quy trình mới để phục vụ cho việc thực hiện cơ chế tự khai tự nộp thuế và việc thực hiện Luật quản lý thuế theo hướng đơn giản, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của công tác quản lý.

- Đổi mới cơ chế quản lý thu thuế phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính thuế để tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân kinh doanh, tiết kiệm chi phí chung của xã hội. Công tác cải cách hành chính thuế trước mắt tập trung ở một số nội dung sau:

+ Phải quán triệt đầy đủ các chính sách, Luật thuế đã ban hành đến mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức và các cá nhân theo những hình thức phù hợp, đồng bộ, thống nhất, tạo điều kiện cho các tổ chức và các cá nhân thực hiện tốt quyền lợi, trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của mình trong việc thu nộp NSNN.

+ Phải thực hiện nghiêm túc quy trình quản lý thu thuế, tiếp tục cải cách hành chính, đơn giản thủ tục trong kê khai nộp thuế, coi đối tượng nộp thuế là người bạn đồng hành cùng góp cơng trong khâu thu và nộp thuế, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển nhằm tăng nguồn thu cho NSNN.

+ Cải cách quản lý thuế, đơn giản hóa phương pháp tính thuế và thủ tục về kê khai nộp thuế đối với hộ kinh doanh cá thể nhằm mục tiêu quản lý được tất cả các hộ thực tế có kinh doanh, quản lý sát đúng doanh thu kinh doanh, đôn đốc hộ kinh doanh tự giác nộp đầy đủ kịp thời các khoản thuế phải nộp vào ngân sách, hạn chế thất thu.

+ Công bố thủ tục về thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở cơ quan thuế để các đối tượng nộp thuế biết và thực hiện, đồng thời giám sát việc thực hiện của cơ quan thuế.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế. Muốn vậy huyện cần làm tốt các nội dung sau:

+ Thành lập tổ tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế trực thuộc Chi cục thuế huyện để đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật thuế đến các tổ chức, cá nhân và hỗ trợ họ về mọi vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các Luật thuế.

+ Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng các chuẩn mực kế toán, hệ thống kế toán, chế độ kế toán cho các doanh nghiệp, đồng thời cung cấp kịp thời những thơng tin về chính sách, chế độ thuế cho các doanh nghiệp để chấp hành.

- Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra việc thực hiện và thời gian giải quyết các thủ tục về thuế ở các cơ quan thuế, cơng tác quyết tốn thuế, hoàn thuế. Hướng mạnh sang hậu kiểm để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra. Để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong giai đoạn hiện nay cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

+ Chi cục thuế huyện cần kiện toàn đội ngũ cán bộ làm cơng tác thanh tra, kiểm tra có đầy đủ năng lực, trình độ chun mơn và phẩm chất tốt để đảm đương tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa thanh tra, kiểm tra với chính quyền địa phương và các ngành có liên quan, nhất là các cơ quan bảo vệ pháp luật, nhằm đấu tranh chống các hành vi vi phạm.

+ Trong thanh tra, kiểm tra cần thực hiện đúng chính sách quy định, tránh lạm dụng chức quyền để tiêu cực. Quá trình thanh tra, kiểm tra cần xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể, tránh chồng chéo, gây phiền hà, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh cho đối tượng được kiểm tra.

+ Thực hiện đúng quy trình thanh tra, kiểm tra hồn thuế, quyết tốn thuế đối với doanh nghiệp.

+ Xử lý kiên quyết nghiêm minh đối với các trường hợp trốn thuế, lậu thuế, nợ đọng thuế kéo dài. Đối với các trường hợp có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ, thách thức cần tham mưu UBND huyện tổ chức cưỡng chế, kê biên tài sản để thu

hồi nợ thuế nhằm thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, răn đe những trường hợp tương tự.

- Huyện nên mở rộng công tác ủy nhiệm thu thuế cho các xã, thị trấn nhằm tăng cường trách nhiệm của địa phương trong cơng tác thuế, chống thất thu và giảm chi phí quản lý thu thuế. Việc thực hiện ủy nhiệm thu thời gian qua đã mang lại kết quả rất tích cực, UBND xã, Thị trấn đã tăng cường khai thác nguồn thu, bao quát nguồn thu, gắn thu ngân sách với nhu cầu chi, tăng cường phối hợp với ngành thuế trong cơng tác thu, chống thất thu thuế có hiệu quả cao hơn.

- Xây dựng kế hoạch dự toán ngân sách phải sát đúng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện, quan tâm đến nguồn thu thuế quốc doanh Trung ương, doanh nghiệp địa phương.

c. Chủ thể thực hiện - Chủ tịch UBND huyện

- Lãnh đạo Phòng TC-KH huyện

- Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý ngân sách nhà nước tại huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 102 - 105)