Quyết toán ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý ngân sách nhà nước tại huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 72)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Quyết toán ngân sách

Hình 3.3: Quy trình quyết toán ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mường Khương

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Mường Khương)

Quy trình quyết toán ngân sách nhà nước theo trình tự sau:

- Ủy ban nhân dân huyện lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách hằng năm (theo mẫu biểu số 07 đến mẫu biểu số 12 kèm theo Thông tư này), báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân huyện cho ý kiến trước khi báo cáo Hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn, đồng thời gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện để tổng hợp.

UBND huyện Mường Khương Phòng Tài chính kế hoạch huyện Mường Khương Kho bạc nhà nước huyện Mường Khương

Thời gian gửi báo cáo quyết toán năm cho Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định;

- Quyết toán chi ngân sách không được lớn hơn quyết toán thu ngân sách. Kết dư ngân sách xã là số chênh lệch lớn hơn giữa số thực thu và số thực chi ngân sách nhà nước. Toàn bộ kết dư ngân sách năm trước (nếu có) được chuyển vào thu ngân sách năm sau;

- Sau khi Hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn, báo cáo quyết toán được lập thành 05 bản để gửi cho Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân huyện; Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch (để làm thủ tục ghi thu kết dư ngân sách), lưu bộ phận tài chính, kế toán huyện;

- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước trường hợp có sai sót phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện yêu cầu điều chỉnh.

Bảng 3.5: Tình hình phê duyệt hồ sơ quyết toán ngân sách trên địa bàn huyện Mường Khương 2017-2019

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Hồ sơ thu 1.254 1.261 1.320 7 0,56 59 4,68 Hồ sơ chi 1.147 1.204 1.281 57 4,97 77 6,4 Tổng số 2.401 2.465 2.601 64 2,67 136 5,52

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Mường Khương)

Bảng số liệu 3.6 cho thấy số lượng hồ sơ quyết toán ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mường Khương có quy mô tăng, năm 2017 có 2.401 hồ sơ, năm 2018 có 2.465 hồ sơ và năm 2019 có 2.601 hồ sơ. Các khâu kiểm soát hồ sơ thanh toán rất nghiêm ngặt theo quy định của nhà nước, bộ hồ sơ phản ánh đầy đủ mục lục ngân sách, không tẩy xóa, không nhàu, không mất góc, quan trọng hơn cả xác nhận hồ sơ của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân qua hệ thống xác nhận chứng từ. Để làm tốt khâu này, cơ quan tài chính cấp huyện phải hướng dẫn cho cơ quan, tổ chức, cá nhân về sự hợp lệ của chứng từ. Kiểm soát hồ sơ quyết toán chặt chẽ là công tác quan trọng giảm sự chi sai, lãng phí nguồn NS nhà nước và địa phương.

Bảng 3.6: Kết quả khảo sát về công tác quyết toán dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mường Khương

Tiêu chí Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Tổng số phiếu trả lời Điểm TB Mức ý nghĩa điểm BQ Ý kiến của cán bộ thực hiện NS cấp huyện, cấp xã

Quy trình quyết toán được xây dựng hoàn thiện hợp lý với điều kiện áp dụng tại đơn vị

2 3 7 6 6 24 3,61 Khá

Quy trình phù hợp với cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước địa phương

0 4 7 9 3 23 3,48 Khá

Trình tự thực hiện công

việc chặt chẽ, hợp lý 0 5 6 6 6 23 3,57 Khá

Các cán bộ thực hiện quyết toán NSNN đều tuân thủ đầy đủ các bước trong quy trình

2 4 5 7 5 23 3,39 Khá

Ý kiến của Ban lãnh đạo cấp huyện, cấp xã

Quy trình quyết toán được xây dựng hoàn thiện hợp lý với điều kiện áp dụng tại đơn vị

0 2 3 5 2 12 3,58 Khá

Quy trình phù hợp với cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước địa phương

0 2 3 3 4 12 3,75 Khá

Trình tự thực hiện công

việc chặt chẽ, hợp lý 1 1 1 5 4 12 3,83 Khá

Các cán bộ thực hiện quyết toán NSNN đều tuân thủ đầy đủ các bước trong quy trình

1 1 4 4 2 12 3,42 Khá

Điểm trung bình chung 3,58 Khá

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của tác giả)

Qua bảng khảo sát có thể cho thấy công tác quyết toán ngân sách được phản ánh ở mức xếp loại khá, điểm trung bình chung đạt 3,58 điểm. Nhóm ý kiến của Ban lãnh đạo đánh giá tiêu chí “Trình tự thực hiện công việc chặt chẽ, hợp lý” đạt

3,83 điểm, xếp loại khá, tiêu chí “Các cán bộ thực hiện quyết toán NSNN đều tuân thủ đầy đủ các bước trong quy trình” chỉ đạt 3,42 điểm xếp điểm thấp nhất, kết quả này cũng đồng thuận với nhóm ý kiến của cán bộ trực tiếp làm công tác ngân sách nhà nước,với điểm trung bình đạt 3,39 điểm. Hiện nay các kế toán kiêm các công việc như quỹ, thu chi ngân sách,…khối lượng công việc nhiều nên các quy trình quyết toán được rút ngắn như thay vì nộp trực tiếp các loại giấy tờ của cá nhân, tổ chức đơn vị cho lãnh đạo phê duyệt, các nhân viên này sẽ tập hợp và hẹn ngày trả kết quả sau 1-2 hôm về thủ tục chứng từ có duyệt chi hoặc thu hay không. Đây là cách giải quyết khoa học và giảm thiểu tình trạng làm ẩu, làm sai, …tuy nhiên có những hồ sơ thanh quyết toán phức tạp (như hồ sơ cho chi đầu tư phát triển) làm cho tiến độ chi chậm, dự án, công trình triển khai ở huyện nghiệm thu chậm hơn so với tiến độ cam kết. Nhìn chung, công tác quyết toán của huyện được đánh giá ở mức khá, cho thấy cơ bản đã tuân thủ quy trình theo quy định.

3.2.4. Quyết toán Ngân sách Nhà nước huyện Mường Khương

Quyết toán NSNN là khâu cuối cùng của quy trình NSNN, là việc tổng kết đánh giá lại tình hình thực hiện thu ngân sách năm trước. Số liệu quyết toán, các nội dung thu trong báo cáo quyết toán là cơ sở quan trọng để chính quyền địa phương các cấp đánh giá lại công tác quản lý thu trên địa bàn.

Các căn cứ mà KBNN huyện thực hiện công tác quyết toán là: - Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015;

- Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

- Thông tư 146/2011/TT-BTC ngày 26/10/2011 của Bộ Tài chính V/v hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã ban hành kèm theo QĐ 94/2005/QĐ-BTC;

- Thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính V/v Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của NĐ 163/2016/NĐ-CP;

- Thông tư 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính V/v Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn;

- Thông tư số 328/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN.

Việc lập tổng quyết toán Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện do phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thực hiện trên cơ sở báo cáo quyết toán của các phòng, ban, các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Sau đó lên báo cáo tổng quyết toán tham mưu Ủy ban nhân dân huyện để trình Hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn và gửi Sở Tài chính tỉnh để tổng hợp quyết toán Ngân sách tỉnh.

Thời gian lập báo cáo quyết toán ngân sách cụ thể như sau: - Thời gian chỉnh lý quyết toán đến hết ngày 31/01 năm sau.

- Thời hạn báo cáo quyết toán năm của Ngân sách cấp dưới gửi lên cấp trên chậm nhất là ngày 31/03 năm sau (đối với quyết toán Ngân sách xã); chậm nhất là 30/06 năm sau (đối với quyết toán ngân sách Huyện).

Bảng 3.7. Kết quả quyết toán thu - chi của NSNN huyện Mường Khương giai đoạn 2017 - 2019

TT Nội dung ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối Về thu NS 1 Số thực hiện Tr.đồng 284,63 306,05 357,9 21 107,53 52 116,94 2 Số quyết toán Tr.đồng 271,64 301,47 356,02 30 110,98 55 118,09 3 Tỷ lệ quyết toán/thực hiện % 95,44 98,50 99,47 3,07 103,21 0,97 100,99 Về chi NS 1 Số thực hiện Tr.đồng 272,81 277,32 324 5 101,65 47 116,83 2 Số quyết toán Tr.đồng 272,81 277,32 324 5 101,65 47 116,83 3 Tỷ lệ quyết toán/thực hiện % 100,00 100,00 100,00 0,00 100,00 0,00 100,00

Công tác quyết toán thu tại KBNN huyện đạt tỷ lệ cao, đạt năm 2017 đạt 95,44%, năm 2018 đạt 98,5% và năm 2019 đạt 99,47%. Đối với công tác chi NS, tỷ lệ chi quyết toán so với thực hiện đạt 100% hàng năm. Qua đó cho thấy, huyện Mường Khương đã thực hiện tốt các biện pháp chấn chỉnh hồ sơ khi thực hiện quyết toán thu chi. Đây là tín hiệu tích cực phản ánh quá trình quản lý NSNN diễn ra trên địa bàn là phù hợp.

3.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách nhà nước

Quy trình thực hiện thanh tra, kiểm tra ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mường Khương được thể hiện như sau:

- Hội đồng nhân dân huyện giám sát việc thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước. - Cơ quan tài chính cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn công tác quản lý ngân sách nhà nước;

- Giám sát ngân sách của cộng đồng thực hiện theo quy định tại Điều 52 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước.

- Công khai tài chính - ngân sách nhà nước và các hoạt động tài chính khác của huyện thực hiện theo quy định tại các thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện công khai ngân sách nhà nước.

Bảng 3.8: Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mường Khương

ĐVT: Tỷ đồng

Các tiêu chí Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1. Số vụ thanh tra, kiểm tra 3 5 5

2.Số kiến nghị của: Thanh tra 77 83,3 139 Kiểm toán 98,18 80,53 63,03 Kiểm tra 1,8 1,8 1,7 3. Số xử lý Thanh tra 50,2 47,6 54,4 Kiểm toán 21,67 27,55 20,8 Kiểm tra 1,2 1,5 1,3 4. Số tồn tại chưa xử lý Thanh tra 26,8 35,7 84,6 Kiểm toán 76,51 52,98 42,23 Kiểm tra 0,6 0,3 0,4

Đối với công tác thanh tra, tăng cường hàng năm: số kiến nghị năm 2017 đạt 77 tỷ đồng, trong đó đã xử lý là 50,2 tỷ đồng, số tồn tại chưa xử lý là 26,8 tỷ đồng; số kiến nghị năm 2018 đạt 83,3 tỷ đồng, trong đó đã xử lý là 47,6 tỷ đồng, số tồn tại chưa xử lý là 35,7 tỷ đồng; số kiến nghị năm 2019 đạt 139 tỷ đồng, trong đó đã xử lý là 54,4 tỷ đồng, số tồn tại chưa xử lý là 84,6 tỷ đồng.

Đối với kiểm tra, số kiến nghị năm 2017 đạt 1,8 tỷ đồng, trong đó đã xử lý là 1,2 tỷ đồng, số tồn tại chưa xử lý là 0,6 tỷ đồng; số kiến nghị năm 2018 đạt 1,8 tỷ đồng, trong đó đã xử lý là 1,5 tỷ đồng, số tồn tại chưa xử lý là 0,3 tỷ đồng; số kiến nghị năm 2019 đạt 1,7 tỷ đồng, trong đó đã xử lý là 1,3 tỷ đồng, số tồn tại chưa xử lý là 0,4 tỷ đồng.

Đối với kiểm toán, số kiến nghị năm 2017 đạt 98,18 tỷ đồng, trong đó đã xử lý là 21,67 tỷ đồng, số tồn tại chưa xử lý là 76,51 tỷ đồng; số kiến nghị năm 2018 đạt 80,53 tỷ đồng, trong đó đã xử lý là 27,55 tỷ đồng, số tồn tại chưa xử lý là 52,98 tỷ đồng; số kiến nghị năm 2017 đạt 63,03 tỷ đồng, trong đó đã xử lý là 20,8 tỷ đồng, số tồn tại chưa xử lý là 42,23 tỷ đồng.

Qua đây có thể thấy sai phạm còn tồn tại khá nhiều khi thực hiện thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mường Khương, chủ yếu là sai ở các khâu như ghi mục lục ngân sách, hóa đơn, chứng từ không khớp, hồ sơ bị thiếu giấy tờ hợp lệ. Đây là thách thức cho công tác quản lý ngân sách nhà nước cho ban lãnh đạo huyện Mường Khương.

Bảng 3.9: Kết quả đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mường Khương

Tiêu chí Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Tổng số phiếu trả lời Điểm TB Mức ý nghĩa của điểm BQ Ý kiến của cán bộ thực hiện NS cấp huyện, cấp xã

Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện định kỳ hàng năm

3 4 5 6 5 23 3,26 Khá

Cán bộ làm công tác thanh

tra vô tư, liêm khiết 3 3 5 8 4 23 3,3 Khá

Trình tự thanh tra tuân thủ theo quy định của pháp luật và nhà nước

0 5 6 6 6 23 3,57 Khá

Ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh tra, kiểm tra và xử lý sai phạm

3 4 5 6 5 23 3,26 Khá

Ý kiến của Ban lãnh đạo các cấp huyện, cấp xã

Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện định kỳ hàng năm

0 2 3 5 2 12 3,58 Khá

Cán bộ làm công tác thanh

tra vô tư, liêm khiết 0 2 4 4 2 12 3,5 Khá

Trình tự thanh tra tuân thủ theo quy định của pháp luật và nhà nước

0 0 3 5 4 12 4,08 Khá

Ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh tra, kiểm tra và xử lý sai phạm

1 1 4 5 1 12 3,33 Khá

Điểm trung bình chung 3,49 Khá

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của tác giả)

Qua bảng kết quả khảo sát cho thấy điểm trung bình đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách nhà nước đạt 3,49 điểm xếp loại khá. Trong đó, ý kiến của các cán bộ thực hiện NS cho biết tiêu chí “Trình tự thanh tra tuân thủ theo quy

định của pháp luật và nhà nước” đạt 3,57 điểm, tiêu chí “Ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh tra, kiểm tra và xử lý sai phạm” chỉ đạt 3,26 điểm. Nhóm ý kiến của Ban lãnh đạo cho thấy, tiêu chí “Trình tự thanh tra tuân thủ theo quy định của pháp luật và nhà nước” đạt 4,08 điểm và tiêu chí “Ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh tra, kiểm tra và xử lý sai phạm” đạt 3,33 điểm. Như vậy có sự đồng thuận giữa các tiêu chí lựa chọn cho thấy công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế nhất là ứng dụng CNTT như sử sụng mạng WAN, LAN trong thanh tra, kiểm tra chưa triển khai cụ thể. Như vậy, công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mường Khương cần đẩy mạnh hơn trong thời gian tới.

3.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách Nhà nước huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai

3.3.1. Nhóm nhân tố khách quan

a. Điều kiện kinh tế - xã hội

Cơ cấu kinh tế huyện Mường Khương chưa có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng Công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng chủ yếu mà vẫn là cơ cấu nông lâm thủy sản chiếm đa số. Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện thể hiện hình sau đây:

ĐVT: %

Hình 3.5: Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Mường Khương giai đoạn 2017 - 2019

Tốc độ phát triển kinh tế năm 2017 đạt 6,47%, năm 2018 đạt 7,14% và năm 2019 đạt 7,54%, với tốc độ tăng hàng năm cho thấy huyện đã chú trọng trong chính sách thu hút mở rộng đầu tư nhưng tốc độ này chưa có sự đột phá lớn, huyện vẫn thực hiện các khoản chi cho an sinh xã hội, cơ sở hạ tầng, vật chất về giáo dục, đào tạo, y tế, thủy lợi, …Có thể thấy trong quá trình phát triển huyện đã tăng cường chi cho hoạt động thường xuyên như giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng, văn hóa thông tin, thể dục thể thao,…. kinh tế huyện đã phát triển làm cho quy mô chi tăng tương ứng, phù hợp với lộ trình phát triển kinh tế - xã hội huyện. Với quy mô thu chi tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý ngân sách nhà nước tại huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 72)