5. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Thái
Nguyên; Thành phố Sông Công, Thị xã Phổ Yên và 6 huyện: Phú Bình, Đồng
Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.
Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên – Hà Nội - Lạng Sơn. Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao. Ngoài ra, Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 6 Trường Đại học, 11 trường Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo được khoảng gần 100.000 lao động. Là một trung tâm y tế của vùng Đông Bắc với 01 Bệnh viện Đa khoa TW, 9 Bệnh viện cấp
tỉnh và 14 Trung tâm y tế cấp huyện; Là một nơi có những địa danh du lịch lịch sử, sinh thái – danh thắng, có nhiều danh thắng tầm cỡ chưa được đầu tư khai thác xứng tầm như: Hồ Núi Cốc, Hang Thần Sa – Thác Mưa bay và Hồ thuỷ lợi Văn Lăng và Khu đô thị hai bờ Sông Cầu...
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần... song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh; kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn miền núi tuy đã cải thiện nhưng vẫn thiếu và xuống cấp; lĩnh vực xã hội còn nhiều bức xúc, tai nạn giao thông tuy có nhiều biện pháp nhằm kiềm chế nhưng vẫn chưa có xu hướng giảm... Song với sự chỉ đạo quyết tâm và nỗ lực cố gắng các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh nên tình hình kinh tế xã hội đã thu được kết quả đáng kể, kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực ...
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn 12,46%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra và là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay. Đóng góp vào mức tăng trưởng chung 12,46% thì khu vực công nghiệp và xây dựng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất với mức đóng góp lớn nhất là 6,81%, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp đạt 7.095 tỷ đồng, mức sản xuất của các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là khu vực ngoài quốc doanh; tiếp đến là khu vực dịch vụ, mức đóng góp 4,11% vào tốc độ tăng chung, trong đó nhóm ngành dịch vụ kinh tế tăng 13,8%, riêng ngành thương nghiệp tăng 16%, vận tải, bưu điện tăng 17,89%, các ngành dịch vụ xã hội tăng 10,15% và khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
có mức đóng góp là 1,24%, riêng ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất và có vai trò quyết định đến tốc độ tăng trưởng chung của khu vực này, mức đóng góp của ngành nông nghiệp tăng khoảng 4,75% so với năm 2006.
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, GDP bình quân đầu người cũng có sự tăng đáng kể, đạt 8,6 triệu đồng/người/năm, tăng 1,5 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng khu vực Công nghiệp – Xây dựng tăng nhanh và cao hơn nhiều so với mức bình quân chung , khu vực Dịch vụ tăng xấp xỉ mức bình quân chung toàn tỉnh, trong khi đó khu vục Nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng chậm nên cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng khu vực Nông lâm thuỷ sản và tăng tỷ trọng khu vực Công nghiệp – Xây dựng.
Đánh giá chung, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh những năm gần đây, tiếp tục phát triển theo hướng tích cực, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh đều hoàn thành so với kế hoạch và tăng khá so với cùng kỳ. Một số lĩnh vực xã hội cũng có sự cải thiện đáng kể. Với định hướng xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế (công nghiệp, thương mại, du lịch), văn hoá, giáo dục, y tế của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hiện đại và đồng bộ; có nền văn hoá lành mạnh và đậm đà bản sắc dân tộc; quốc phòng – an ninh vững mạnh; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao.
Trong những năm gần đây, các Chỉ số PCI, PAPI, PAR INDEX của tỉnh Thái Nguyên luôn được xếp thứ hạng cao trong toàn quốc, tính năng động của chính quyền, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh luôn được các cấp ủy Đảng và chính quyền quan tâm hàng đầu.
mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, giảm thiểu tối đa thời gian thực hiện các thủ tục so với quy định…; chủ động tổ chức các cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp với chính quyền các cấp, doanh nghiệp với ngân hàng để tháo gỡ khó khăn về thủ tục, về thuế; cắt giảm ít nhất 40% thời gian thực hiện thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, thực hiện công khai, minh bạch, bình đẳng. Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn luôn được đảm bảo, giữ vững và ổn định.
3.2. Tình hình tổ chức của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên
Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên gồm có Văn phòng Cục và 5 Chi cục thuế khu vực. Hiện nay toàn ngành Thuế Thái Nguyên có trên 523 trong đó 467 cán
bộ công chức trong biên chế và 56 cán bộ hợp đồng cán bộ công chức. Văn
phòng Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên thực hiện quản lý thuế đối với các đơn vị thuộc loại hình doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh quy mô lớn (có số vốn điều lệ trên 5 tỷ đồng). Các đơn vị còn lại, được phân cấp quản lý thuế cho các Chi cục Thuế theo địa bàn đóng trụ sở chính.
Văn phòng Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên gồm 12 phòng chức năng, trong đó có các phòng chức năng chính thực hiện công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý thuế tài nguyên nói riêng:
Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế: thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi quản lý của Cục Thuế.
Phòng Kê khai và kế toán thuế: thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế trong phạm vi quản lý của Cục Thuế.
Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền nợ thuế và cưỡng chế thu tiền nợ thuế, tiền phạt trong phạm vi quản lý của Cục Thuế.
nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý, cụ thể: khối doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Phòng Kiểm tra thuế số 2: kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý, cụ thể: khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Phòng Thanh tra thuế: thực hiện công tác thanh tra người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến người nộp thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.
Phòng Kiểm tra nội bộ: triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.
Phòng Quản lý thuế TNCN: tổ chức triển khai thực hiện thống nhất chính sách thuế thu nhập cá nhân; kiểm tra, giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân; tổ chức thực hiện dự toán thu thuế thu nhập cá nhân đối với người nộp thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.
Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán: chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế; xây dựng và thực hiện dự toán thu Ngân sách Nhà nước thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.
Phòng Tin học: Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai công tác ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý thuế của Cục Thuế.
Phòng Tổ chức cán bộ: triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền lương, đào tạo cán bộ và thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ Cục Thuế.
công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản trị, quản lý ấn chỉ thuế trong toàn Cục Thuế.
Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức của văn phòng Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên
Thực hiện Nghị quyết số 18 của BCH TW Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả, hiệu lực và Nghị quyết số 04 của Bộ Tài chính, Thái Nguyên là một trong số 9 tỉnh, thành phố đầu tiên của cả nước thực hiện sáp nhập các chi cục Thuế huyện, thành phố, thị xã thành chi cục Thuế khu vực. Theo Quyết định của Bộ Tài chính, 8 chi cục Thuế được sáp nhập để thành lập 4 chi cục Thuế khu vực gồm Chi cục Thuế khu vực Đồng Hỷ - Võ Nhai, Chi cục Thuế khu
Cục trưởng và các phó cục trưởng Phòng Tuyên truyền – Hỗ trợ người nộp thuế Phòng Tuyên truyền – Hỗ trợ người nộp thuế Phòng Tuyên truyền – Hỗ trợ người nộp thuế Phòng Tuyên truyền – Hỗ trợ người nộp thuế Phòng Tuyên truyền – Hỗ trợ người nộp thuế Phòng Tuyên truyền – Hỗ trợ người nộp thuế Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân Phòng Tổng hợp nghiệp vụ dự toán Phòng Kiểm tra nội bộ Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Hành chính – Quản trị - Ấn chỉ Phòng Tin học
vực Sông Công - Đại Từ, Chi cục Thuế khu vực Phổ Yên - Phú Bình, Chi cục Thuế khu vực Phú Lương - Định Hóa. Riêng Chi cục Thuế thành phố Thái Nguyên không thực hiện sáp nhập nhưng cũng tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy. Sau khi hoàn thành việc sắp xếp, sáp nhập, từ 9 chi cục sẽ thành 5 chi cục khu vực; từ 68 đội thuế thành 35 đội thuế. Việc sắp xếp được thực hiện trên cơ sở phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ quản lý thuế trên địa bàn.
3.3. Thực trạng quản lý thu thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
3.3.1. Công tác hoạch định, lập dự toán thu thuế tài nguyên
Hàng năm, UBND tỉnh Thái Nguyên giao cho Cục thuế tỉnh và các đơn vị liên quan thực hiện công tác lập dự toán thu thuế tài nguyên. Cục thuế tỉnh Thái Nguyên căn cứ vào các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Tổng cục thuế, trên cơ sở dữ liệu về tình hình kê khai nộp thuế, nợ thuế của từng NNT, tổng hợp kết quả thu nộp theo khu vực kinh tế, khoản thu các kỳ trước, kỳ hiện tại và tình hình thực hiện các chức năng quản lý thuế được khai thác từ hệ thống báo cáo, hệ thống sổ trên các ứng dụng quản lý thuế của ngành để lập dự toán. Bên cạnh đó, Cục thuế tỉnh tập trung rà soát, đánh giá lại các nguồn thu, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu trên địa bàn, đặc biệt là các nguồn thu còn tiềm năng, các khoản nợ đọng thuế để triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thu, chống thất thu và thu hồi nợ thuế.
Trên cơ sở những phân tích đánh giá, Cục thuế tỉnh tham mưu giúp HĐND tỉnh Thái Nguyên giao chỉ tiêu kế hoạch thu ngân sách cho các đơn vị theo chi tiết từng khoản thu.
Từ Bảng 3.1 ta thấy, nhìn chung trong giai đoạn 2017- 2019, số tiền thuế thu được vượt mức dự toán thu thuế, cụ thể năm 2017 số thuế tài nguyên thu được là 3.274,427 tỷ đồng đạt 303,6% so với dự toán; năm 2018 số thuế tài nguyên thu được là 3.298,056 tỷ đồng, đạt 179,12% so với dự toán tăng 23,63 tỷ đồng so với năm 2017; năm 2019 số thuế tài nguyên thu được là 2.401 tỷ đồng, đạt 114,7% so với dự toán, giảm 897 tỷ đồng so với năm 2018. Số thuế thu được ở 2 năm 2017, 2018 vượt rất lớn so với dự toán.
Bảng 3.1. Tình hình thực hiện thu thuế tài nguyên so với dự toán tại Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2019
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Stt Chỉ tiêu Năm
2017 2018 2019
1 Dự toán 1.078,6 1.841,2 2.093
2 Thực hiện 3.274,427 3.298,056 2.401
3 Thực hiện so với dự toán (%) 303,6 179,12 114,7
(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên)
Những số liệu trên cho thấy công tác hoạch định, lập dự toán thu thuế tài nguyên tại Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên được đưa ra chưa sát với thực tế của công tác này đặc biệt là năm 2017 (thực hiện đạt 300% so với dự toán), những năm tiếp theo công tác dự toán đã có sự cải thiện đáng kể, sự thay đổi của dự toán luôn bám sát với tình hình biến động của kinh tế xã hội và những thay đổi của chính sách Pháp luật thuế tài nguyên, số dự toán đưa ra đã gần với thực hiện hơn. Qua kết qảu thực hiện ta có thể thấy rằng công tác thu thuế tài nguyên của tỉnh đã đạt được những thành quả nhất định.
3.3.2. Công tác tổ chức thực hiện quản lý thu thuế tài nguyên
a. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động chung
Thuế tài nguyên là sắc thuế có số thu nằm trong số thu nội địa của tỉnh nên công tác quản lý thuế tài nguyên được các bộ phận chức năng theo dõi quản lý cùng các sắc thuế khác.
Thái Nguyên là tỉnh khá giàu về tài nguyên khoáng sản, trong đó khoáng sản có trữ lượng đáng kể có thể tổ chức khai thác quy mô công nghiệp là than đá, sắt, wolfram, thiếc, đá vôi xi măng, ilmenit gốc. Ngoài ra, có thể khai thác vàng sa khoáng ở quy mô nhỏ và có khả năng khai thác đá ốp lát. Do đó, tỉnh Thái Nguyên có thể phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.
Bảng 3.2. Số lượng đơn vị khai thác tài nguyên được quản lý tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2019
TT Chỉ tiêu Năm