5. Kết cấu của luận văn
4.3.2. Đối với UBND tỉnhThái Nguyên
UBND tỉnh cần tăng cường công tác quản lý và cấp phép khai thác, kinh doanh tài nguyên, khi lựa chọn nhà đầu tư thì phải lựa chọn nhà để đầu tư có tiềm lực, đủ điều kiện để khai thác, bảo vệ môi trường, tránh hiện tượng dự án treo. Kịp thời thông báo cho cơ quan thuế những đơn vị được cấp phép khai thác để theo dõi quản lý. Có chính sách khuyến khích đầu tư chế biến để nâng cao giá trị tài nguyên. Thông qua đó, nguồn tài nguyên được quản lý chặt hơn, sử dụng tiết kiệm hiệu quả bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường
KẾT LUẬN
Thuế tài nguyên là loại hình thuế trực thu quan trọng trong hệ thống thuế của một quốc gia, góp phần đáng kể trong nguồn thu NSNN, là tiền đề cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng và cải tạo môi trường nơi khai thác, đảm bảo an sinh xã hội địa phương. Để đảm bảo vai trò đó, việc hoàn thiện công tác quản lý thu thuế tài nguyên là thực sự cần thiết. Trong thời gian qua công tác quản lý thu thuế tài nguyên tại Cục thuế tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những kết quả nhất định: công tác tổ chức thu thuế đã được cải cách, số cán bộ thuế có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng tăng, tỷ lệ số thuế thu được có sự gia tăng qua các năm,… Tuy nhiên, công tác quản lý thu thuế tài nguyên tại Cục thuế tỉnh Thái Nguyên còn tồn tại một số hạn chế do yếu kém trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản; công tác phối hợp quản lý thuế tài nguyên với các cơ quan hữu quan còn nhiều bất cập. Thái Nguyên là địa phương có dự trữ tài nguyên phong phú, trữ lượng dồi dào, việc huy động nguồn thu thuế từ tài nguyên đã và đang thể hiện vai trò chủ lực đóng góp vào ngân sách của địa phương và của đất nước. Tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Công tác quản lý thu thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn thạc sĩ của mình với kỳ vọng có thể đề xuất các giải pháp thiết thực để cải thiện thực trạng công tác quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn nghiên cứu.
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu thuế tài nguyên đã phân tích, đánh giá được thực trạng quản lý thu thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý thu thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn tới. Cụ thể:
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về thu thuế tài nguyên từ góc độ lý luận và thực tiễn. Nội dung lý luận bao gồm: phân tích được đặc điểm vai trò của quản lý thuế tài nguyên, hệ thống nội dung của quản lý thuế tài nguyên cùng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế tài
nguyên. Đồng thời luận văn đã đưa ra được kinh nghiệm quản lý thuế tài nguyên của một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên.
Thứ hai, luận văn đã phân tích, đánh giá được thực trạng thu thuế tài nguyên đối với hoạt động khai thác tài nguyên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trên cơ sở số liệu thứ cấp từ Cục thuế tỉnh Thái Nguyên và số liệu sơ cấp do tác giả thu thập từ việc khảo sát doanh nghiệp có phát sinh nộp thuế tài nguyên và cán bộ quản lý thuế. Xuất phát từ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn đã chỉ rõ thực trạng công tác thu thuế tài nguyên; đánh giá được những yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu thuế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; chỉ rõ được những kết quả đạt được cũng như hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác thu thuế tài nguyên của địa phương.
Thứ ba, luận văn đã đề xuất được các giải pháp tăng cường công tác thu thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Qua phân tích và đánh giá, đề tài đã đề xuất các giải pháp cụ thể và bám sát với thực tế công tác quản lý thu thuế tài nguyên tại Cục thuế tỉnh Thái Nguyên như: cần hoàn thiện, nâng cao trình độ đội ngũ nhân sự; tăng cường hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của NNT; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên của các cơ sở khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ; tăng cường sự phối hợp với các cơ quan chức năng trong tỉnh nhằm đạt hiệu quả cao trong quản lý thu thuế tài nguyên; đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm phục vụ công tác quản lý thu thuế.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, đề tài mới chỉ tập trung nghiên cứu đối với công tác quản lý thu thuế tại Cục thuế tỉnh Thái Nguyên mà chưa đề cập đến công tác quản lý thu thuế tài nguyên tại các Chi cục thuế trên địa bàn tỉnh. Do vậy, việc quản lý thu thuế tài nguyên đối với các đơn vi khai thác tài nguyên nhỏ lẻ chưa được đề cập đến. Đây sẽ là nội dung mà bản thân tác giả tiếp tục nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng để đưa ra
các giải pháp bổ sung nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong những năm tiếp theo.
Với tinh thần nghiên cứu nghiêm túc, sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu những ý kiến góp ý của giảng viên hướng dẫn, tác giả đã hoàn thành luận văn của mình. Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, song đề tài vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Do đó, tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy, Cô giáo cũng như bạn bè, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện và đạt được kết quả tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (2011), Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
2. Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên (2017), Tổng kết công tác thuế năm 2017, Thái Nguyên
3. Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên (2018), Tổng kết công tác thuế năm 2018, Thái Nguyên.
4. Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên (2019), Tổng kết công tác thuế năm 2019, Thái Nguyên.
5. Cục thuế tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Thừa Thiên Huế, Tổng kết công tác thuế, giai đoạn 2015-2019.
6. Luật quản lý thuế số 03/VBHN - VPQH/, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 28 tháng 4 năm 2016.
7. Luật thuế tài nguyên số 45/2009/QH12, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2009.
8. Nghị định số 12/2015/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều các nghị định về thuế, Chính phủ ban hành ngày 12/02/2015.
9. Nghị định số 50/2010/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế tài nguyên, Chính phủ ban hành ngày 14/5/2010.
10. Nghị định số 83/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, Chính Phủ ban hành ngày 22 tháng 07 năm 2013.
11. Nghị quyết số 535/NQ-UBTVQH13 về kết quả giám sát và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với
bảo vệ môi trường, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 12/10/2012.
12. Quyết định số 502/QĐ-TCT quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục Thuế, Bộ tài chính ban hành ngày 29/3/2010.
13. Quyết định số 688/QĐ/TCT về việc ban hành hệ thống chỉ số đánh giá hoạt động quản lý thuế, Bộ tài chính ban hành ngày 22/4/2013.
14. Quyết định số 732/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 17/5/2011.
15. Quyết định số 60/2016/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2016 về bảng giá tính thuế tài nguyên tạm tính năm 2017 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 16. Quyết định số 42/2017/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2017 về bảng
giá tính thuế tài nguyên tạm tính năm 2018 trên địa bàn tỉnhThái Nguyên. 17. Quyết định số 34/2018/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2018 về bảng
giá tính thuế tài nguyên tạm tính năm 2019 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
18. Một số trang web - http://thainguyen.gov.vn/ - https://www.thiennhien.net/2019/01/16/vuong-mac-trong-luat-thue-tai- nguyen-va-quan-ly-tai-nguyen/ - https://nature.org.vn/vn/2019/09/luat-thue-tai-nguyen-va-cong-tac-quan- ly-thue-tai-nguyen/
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NNT ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TẠI VĂN PHÒNG CỤC THUẾ
TỈNH THÁI NGUYÊN (Phiếu điều tra doanh nghiệp)
Tên Doanh nghiệp: .....
Địa chỉ: ...
Người trả lời phỏng vấn: ………...
Chức vụ: ....
Để nâng cao chất lượng công tác quản lý thuế đối với sắc thuế tài nguyên và tìm ra các giải pháp thực hiện hỗ trợ, giải quyết các vướng mắc cho NNT nộp thuế trong thời gian tới. Chúng tôi xin gửi đến quý đơn vị phiếu điều tra về mức độ hài lòng của NNT đối với công tác quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Rất mong quý đơn vị nhận xét đánh giá trung thực các nội dung trong phiếu điều tra để chúng tôi có cơ sở phân tích đánh giá chính xác các số liệu qua điều tra. Kết quả số liệu điều tra này sẽ làm cơ sở để Cục Thuế Thái Nguyên nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiệp vụ chuyên môn trong thời gian tới phục vụ tốt hơn cho NNT.
STT Chỉ tiêu đánh giá Mức độ đánh giá Không hài lòng Hài lòng ít Bình thường Hài lòng Rất hài lòng 1 Cơ chế chính sách thuế tài nguyên
2 Quy trình kê khai và thủ tục nộp thuế 3 Giải đáp chính sách,
STT Chỉ tiêu đánh giá Mức độ đánh giá Không hài lòng Hài lòng ít Bình thường Hài lòng Rất hài lòng thủ tục hành chính thuế qua điện thoại, email, văn bản
4 Công tác tiếp nhận và xử lý tờ khai thuế tài nguyên
5 Công tác kiểm tra hồ sơ thuế tài nguyên tại trụ sở người nộp thuế 6 Công tác hướng dẫn
kê khai các chỉ tiêu khai thuế trên tờ khai thuế
7 Tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ thuế tại bộ phận tuyên truyền hỗ trợ NNT
8 Tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ thuế tại bộ phận kê khai và kế toán thuế
9 Tinh thần thái độ làm việc của cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế
PHỤ LỤC 2
PHIẾU KHẢO SÁT THÔNG TIN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ TÀI NGUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TÌNH THÁI NGUYÊN
(Dành cho đối tượng là cán bộ thuế)
Họ và tên………
Giới tính:………Trình độ chuyên môn:………
Đơn vị công tác:……….
Số năm công tác:……… Đề nghị đánh dấu (x) vào cột điểm số mà Ông/ Bà lựa chọn theo các mức được đưa ra dưới đây:
I. Thực trạng quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
STT Chỉ tiêu Kém Trung
bình Khá Tốt
Rất tốt
1 Quản lý các đối tượng nộp thuế 2 Quản lý kê khai nộp thuế
3 Quản lý quyết toán thuế, hoàn thuế
4 Quản lý thanh tra, kiểm tra thuế 5 Tuyên truyền hỗ trợ người nộp
thuế
II. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Stt Chỉ tiêu Ảnh hưởng rất ít Ảnh hưởng ít Ảnh hưởng trung bình Ảnh hưởng mạnh Ảnh hưởng rất mạnh 1 Chính sách pháp luật về thuế 2 Nhận thức của người nộp thuế 3 Trách nhiệm của cán bộ thuế 4 Bộ máy cơ quan quản lý thuế
PHỤ LỤC 3
Biểu thuế suất thuế tài nguyên đối với một số loại tài nguyên
STT Nhóm, loại tài nguyên Thuế suất
(%) I Khoáng sản kim loại
1 Sắt 14 2 Măng-gan 14 3 Ti-tan (titan) 18 4 Vàng 17 5 Đất hiếm 18 6 Bạch kim, bạc, thiếc 12 7 Vôn-phờ-ram (wolfram), ăng-ti-moan (antimoan) 20
8 Chì, kẽm 15
9 Nhôm, Bô-xít (bouxite) 12
10 Đồng 15
11 Ni-ken (niken) 10
12 Cô-ban (coban), mô-lip-đen (molipden), thủy ngân, ma-nhê
(magie), va-na-đi (vanadi) 15 13 Khoáng sản kim loại khác 15
II Khoáng sản không kim loại
1 Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình 7
2 Đá, sỏi 10
3 Đá nung vôi và sản xuất xi măng 10
4 Đá hoa trắng 15 5 Cát 15 6 Cát làm thủy tinh 15 7 Đất làm gạch 15 8 Gờ-ra-nít (granite) 15 9 Sét chịu lửa 13
STT Nhóm, loại tài nguyên Thuế suất (%)
10 Đô-lô-mít (dolomite), quắc-zít (quartzite) 15
11 Cao lanh 13
12 Mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật 13 13 Pi-rít (pirite), phốt-pho-rít (phosphorite) 10
14 A-pa-tít (apatit) 8
15 Séc-păng-tin (secpentin) 6 16 Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò 10 17 Than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên 12
18 Than nâu, than mỡ 12
19 Than khác 10
20 Kim cương, ru-bi (rubi), sa-phia (sapphire) 27
21 E-mô-rốt (emerald), a-lếch-xan-đờ-rít (alexandrite), ô-pan
(opan) quý màu đen 25
22 A-dít, rô-đô-lít (rodolite), py-rốp (pyrope), bê-rin (berin), sờ-
pi-nen (spinen), tô-paz (topaz) 18
23
Thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da cam; cờ-ri-ô-lít (cryolite); ô-pan (opan) quý màu trắng, đỏ lửa; phen-sờ-phát (fenspat); birusa; nê-phờ-rít (nefrite)
18
24 Khoáng sản không kim loại khác 10
III Sản phẩm của rừng tự nhiên
1 Gỗ nhóm I 35
2 Gỗ nhóm II 30
3 Gỗ nhóm III 20
4 Gỗ nhóm IV 18
5 Gỗ nhóm V, VI, VII, VIII và các loại gỗ khác 12
6 Cành, ngọn, gốc, rễ 10
STT Nhóm, loại tài nguyên Thuế suất (%)
8 Tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô 10
9 Trầm hương, kỳ nam 25
10 Hồi, quế, sa nhân, thảo quả 10 11 Sản phẩm khác của rừng tự nhiên 5
IV Hải sản tự nhiên
1 Ngọc trai, bào ngư, hải sâm 10 2 Hải sản tự nhiên khác 2
V Nước thiên nhiên
1 Nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên
nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp 10 2 Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện 5 3 Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất, kinh doanh, trừ nước quy
định tại Điểm 1 và Điểm 2 Nhóm này 3.1 Sử dụng nước mặt
a Dùng cho sản xuất nước sạch 1 b Dùng cho Mục đích khác 3 3.2 Sử dụng nước dưới đất
a Dùng cho sản xuất nước sạch 5 b Dùng cho Mục đích khác 8
VI Yến sào thiên nhiên 20
PHỤ LỤC 4
Biểu thuế suất thuế tài nguyên đối với dầu thô và khí thiên nhiên, khí than
STT Sản lượng khai thác Thuế suất (%) Dự án khuyến khích đầu tư Dự án khác
I Đối với dầu thô
1 Đến 20.000 thùng/ngày 7 10 2 Trên 20.000 thùng đến 50.000 thùng/ngày 9 12 3 Trên 50.000 thùng đến 75.000 thùng/ngày 11 14 4 Trên 75.000 thùng đến 100.000 thùng/ngày 13 19 5 Trên 100.000 thùng đến 150.000 thùng/ngày 18 24 6 Trên 150.000 thùng/ngày 23 29
II Đối với khí thiên nhiên, khí than
1 Đến 5 triệu m3/ngày 1 2 2 Trên 5 triệu m3 đến 10 triệu m3/ngày 3 5 3 Trên 10 triệu m3/ngày 6 10
PHỤ LỤC 5
Tổng hợp kết quả đánh giá các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý thu thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
STT Tiêu chí Mức độ ảnh hưởng Rất ít Ít Trung bình Mạnh Rất mạnh SL % SL % SL % SL % SL % 1 Chính sách pháp luật về thuế 0 0 0 0 44 39.6 54 48.7 13 11.7 2 Nhận thức của người nộp thuế 0 0 0 0 9 8.1 43 38.7 59 53.2
PHỤ LỤC 6
Tổng hợp kết quả đánh giá các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý