Công tác tổ chức thực hiện quản lý thu thuế tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế công tác quản lý thu thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 63 - 74)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Công tác tổ chức thực hiện quản lý thu thuế tài nguyên

a. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động chung

Thuế tài nguyên là sắc thuế có số thu nằm trong số thu nội địa của tỉnh nên công tác quản lý thuế tài nguyên được các bộ phận chức năng theo dõi quản lý cùng các sắc thuế khác.

Thái Nguyên là tỉnh khá giàu về tài nguyên khoáng sản, trong đó khoáng sản có trữ lượng đáng kể có thể tổ chức khai thác quy mô công nghiệp là than đá, sắt, wolfram, thiếc, đá vôi xi măng, ilmenit gốc. Ngoài ra, có thể khai thác vàng sa khoáng ở quy mô nhỏ và có khả năng khai thác đá ốp lát. Do đó, tỉnh Thái Nguyên có thể phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.

Bảng 3.2. Số lượng đơn vị khai thác tài nguyên được quản lý tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2019

TT Chỉ tiêu Năm

2017 2018 2019

1 Tổng số đơn vị quản lý 1.821 1.933 2.138 2 Số đơn vị khai thác tài nguyên 45 50 54 3 Số cán bộ làm việc tại Văn phòng Cục thuế 159 162 153

4 Số NNT khai thác tài nguyên bình quân

trên một cán bộ thuế 0,28 0,3 0,35

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên)

Từ bảng 3.2 cho thấy tổng số đơn vị quản lý và số đơn vị khai thác tài nguyên tăng dần theo từng năm và số NNT khai thác tài nguyên bình quân trên một cán bộ thuế trong giai đoạn 2017- 2019 là 0,31. Nếu tính riêng tỷ lệ số đơn vị khai thác tài nguyên trên số cán bộ làm việc tại Văn phòng Cục thuế là rất cao, tuy nhiên, do thuế tài nguyên được quản lý chung cùng với các sắc thuế khác nên tỷ lệ quản lý thuế tài nguyên chỉ phản ánh một cách tương đối chỉ tiêu nguồn lực quản lý. Tuy nhiên, đây cũng được coi là một điểm thuận lợi về nguồn lực cho công tác quản lý thuế tài nguyên.

Bảng 3.3. Số thu thuế tài nguyên trên tổng số cán bộ tại Văn phòng Cục Thuế giai đoạn 2017 - 2019

ĐVT: tỷ đồng

TT Chỉ tiêu Năm

2017 2018 2019

1 Số thu từ thuế tài nguyên 3.274,427 3.298,056 2.401 2 Số cán bộ làm việc tại Văn phòng Cục thuế 159 162 153 3 Số thu thuế tài nguyên trên số cán bộ quản lý 20,59 20,36 15,69

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên)

Căn cứ vào bảng số liệu 3.3, có thể thấy rằng số thu thuế tài nguyên của Cục thuế tỉnh có sự tăng giảm qua các năm. Bên cạnh đó, số lượng cán bộ làm

việc tại Văn phòng Cục thuế cũng tăng giảm do cơ cấu lại bộ máy tổ chức, nghỉ hưu và chuyển công tác nên số thu thuế tài nguyên trên số cán bộ quản lý thuế cũng tăng giảm . Năm 2017, là 20,59 tỷ đồng trên 1 cán bộ thuế quản lý, năm 2018, là 20,36 tỷ đồng trên 1 cán bộ thuế quản lý tuy nhiên đến năm 2019 là 15,69 tỷ đồng trên 1 cán bộ thuế quản lý. Nhìn vào tốc độ tăng trưởng số thu NSNN từ thuế tài nguyên, ta có thể thấy được công tác quản lý thuế tài nguyên cũng đã có được những hiệu quả nhất định.

Để có cái nhìn rõ hơn về thực trạng công tác quản lý thuế tài nguyên tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên, cần xem xét tới công tác quản lý thuế tài nguyên theo bốn chức năng cơ bản, tương ứng với các quy trình thực hiện đó là: Tuyên truyền hỗ trợ NNT; Kê khai và kế toán thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế và Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.

Đánh giá về công tác quản lý chung qua phiếu khảo sát

Thông qua mẫu phiếu điều tra khảo sát được lấy ý kiến từ NNT đã cho các kết quả như sau:

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ biểu hiện mức độ hài lòng của NNT đối với cơ chế chính sách thuế tài nguyên của Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên

(Nguồn: Tổng hợp từ 27 phiếu điều tra khảo sát)

nghiệp cảm thấy rất hài lòng với công tác cơ chế chính sách thuế tài nguyên là 3,7%%, số NNT hài lòng chiếm tỷ trọng 22%. Đáng chú ý ở đây là số doanh nghiệp cảm thấy ít hài lòng với cơ chế chính sách chiếm tỷ trọng cao nhất là 37%. Điều này cho thấy vấn đề cơ chế chính sách thuế tài nguyên còn bộc lộ nhiều tồn tại cần được chỉnh sửa bổ sung trong thời gian tới.

b. Công tác tuyên truyền và hỗ trợ Người nộp thuế

Xác định vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT trong mô hình quản lý thuế bốn chức năng, Cục thuế tỉnh Thái Nguyên đã tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật cho người nộp thuế nhằm hiểu rõ chính sách thuế để thực hiện đúng nghĩa vụ, tuân thủ tự nguyện một cách cao nhất giúp cho công tác quản lý thu thuế được tốt hơn và hạn chế tình trạng thất thu NSNN.

Tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo, các văn bản chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, UBND tỉnh về thực hiện các giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo, đài như: Thời báo tài chính, Tạp chí thuế, Báo Thái Nguyên, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Cổng Thông tin điện tử của tỉnh, Đài Phát thanh truyền hình, Sở Thông tin và Truyền thông để tuyên truyền chế độ chính sách thuế mới, nội dung chính sách pháp luật thuế sửa đổi bổ sung.

Đẩy mạnh công tác hỗ trợ người nộp thuế bằng nhiều hình thức như: trao đổi thảo luận trực tiếp, trả lời trực tiếp qua điện thoại, bằng văn bản hướng dẫn chính sách thuế và tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn áp dụng chính sách thuế mới. Tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, nhằm giải đáp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện các chính sách về thuế của NNT trên địa bàn. Hỗ thời kịp thời NNT với mục tiêu tạo điều kiện tốt nhất để người

nộp thuế thực hiện tốt chính sách pháp luật thuế trên hệ thống thuế điện tử nơi cung cấp toàn bộ các dịch vụ về giao dịch thuế điện tử cho doanh nghiệp, cá nhân NNT dễ dàng, thuận tiện với các phân hệ khai thuế, nộp thuế.

Bảng 3.4. Số bài viết tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng giai đoạn 2017 – 2019

TT Chỉ tiêu Năm Tỷ lệ (%)

2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018

1 Bảng điện tử Văn

phòng Cục Thuế 28 35 32 125 91,4

2 Đài truyền hình Thái

Nguyên 15 25 30 166,7 120

3 Đài phát thanh Thái

Nguyên 87 111 120 127,5 108,1 4 Báo, tạp chí 30 65 50 216,7 76,9

5 Trang thông tin điện

tử ngành thuế 100 170 150 170 88,2 6 Hội nghị đối thoại 5 8 10 160 125

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên)

Theo số liệu Bảng 3.4 nhìn chung số lượng Bài viết tuyên truyền về chính sách thuế tài nguyên trên các phương tiện thông tin đại chúng qua các năm khá tốt , đa dạng về hình thức tuy nhiên sự tăng giảm qua các năm không đều nhau. Các bài viết đăng trên trang thông tin điện tử ngành thuế Thái Nguyên chiếm tỷ trọng cao, trong khi đó hội nghị đối thoại trực tiếp với NNT chưa nhiều. Đây cũng là một sự hạn chế nhất định để NNT có khả năng nắm bắt kịp thời, chính xác chính sách thuế tài nguyên.

Bảng 3.5. Số lượt NNT được giải đáp vướng mắc tại cơ quan thuế, qua điện thoại trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ

giai đoạn 2017 - 2019 T

T Chỉ tiêu

Năm

2017 2018 2019

1 Số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ 7 9 8 2 Số lượt NNT được giải đáp vướng mắc tại cơ

quan thuế 12 18 15

3 Số lượt NNT được giải đáp vướng mắc qua điện

thoại 47 65 50

4 Số lượt NNT được giải đáp vướng mắc tại

CQT/Số cán bộ của bộ phận TTHT 1,7 2,0 1,9

5 Số lượt NNT được giải đáp vướng mắc qua điện

thoại/Số cán bộ của bộ phận TTHT 6,7 7,2 6,3

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên)

Mặc dù thuế tài nguyên là sắc thuế nhỏ so với các sắc thuế còn lại nhưng qua số liệu bảng 3.5 cho thấy số lượt NNT thắc mắc về chính sách thuế tài nguyên còn chưa nhiều chủ yếu là thắc mắc qua điện thoại. Một phần do nhận thức của NNT chưa quan tâm đến bộ phận TTHT NNT, một phần NNT thường trao đổi, thắc mắc qua các bộ phận Thanh, kiểm tra, kê khai kế toán thuế vì hàng ngày NNT chủ yếu làm việc với hai bộ phận này.

Bảng 3.6. Tỷ lệ văn bản trả lời NNT đúng hạn, số cuộc đối thoại, lớp tập huấn đã tổ chức trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ

giai đoạn 2017 - 2019 T T Chỉ tiêu Năm 2017 2018 2019 1 Số văn bản trả lời NNT đúng hạn 5 3 5

2 Số văn bản phải trả lời NNT 5 3 5

3 Tỷ lệ văn bản trả lời NNT đúng hạn (%) 100 100 100 4 Số buổi đối thoại, lớp tập huấn đã tổ chức 10 24 14 5 Số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ 7 9 8

6

Số buổi đối thoại, lớp tập huấn đã tổ chức trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ

1,42 2,67 1,75

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên)

Số lượng văn bản NNT hỏi đáp về chính sách thuế tài nguyên qua các năm là không nhiều, nội dung vướng mắc chủ yếu là về căn cứ để xác định giá tính thuế tài nguyên. Những vướng mắc đó là cơ sở để bộ phận TTHT NNT tổng hợp, đề xuất, kiến nghị lên cơ quan cấp trên để sửa đổi, bổ sung quy định về thuế tài nguyên cho phù hợp. Số buổi trao đổi trực tiếp và tập huấn về thuế tài nguyên đã được chú ý hơn tuy nhiên đến năm 2019 lại bị giảm đi còn 14 buổi.

Đánh giá công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế qua khảo sát thực tế tại Thái nguyên

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ biểu hiện mức độ hài lòng của NNT đối với giải đáp chính sách, thủ tục hành chính thuế qua điện thoại, email, văn bản của

Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên

(Nguồn: Tổng hợp từ 27 phiếu điều tra khảo sát)

Việc giải đáp các thắc mắc về chính sách thủ tục hành chính thuế là công việc được diễn ra thường xuyên và liên tục của Văn phòng Cục thuế tỉnh, tuy nhiên với số liệu biểu đồ trên ta thấy tỷ lệ hài lòng ít chiếm tỷ lệ cao nhất là 55,6%. Điều này cho thấy rằng Cục thuế cần quan tâm hơn nữa đến việc giải đáp các thắc mắc của NNT, bổ sung thêm các buổi hội nghị đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp để tháo gỡ những vấn đề tồn tại.

Trong tất cả các tiêu chí khảo sát có thể thấy rằng tiêu chí về công tác hướng dẫn kê khai chỉ tiêu khai thuế trên tờ khai thuế có tỷ lệ rất hài lòng và hài lòng rất cao tương ứng là 48,1% và 33,3%. Điều này chứng tỏ Cục thuế tỉnh đã rất chú trọng trong việc hướng dẫn kê khai thuế nhằm tránh sai sót dẫn đến nộp thuế sai.

Biểu đồ 3.3: Biểu đồ biểu hiện mức độ hài lòng của NNT đối với tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ thuế tại bộ phận TTHT NNT của Cục Thuế

tỉnh Thái Nguyên

(Nguồn: Tổng hợp từ 27 phiếu điều tra khảo sát)

Qua số liệu trên Biểu đồ 3.3 cho thấy số chỉ có một bộ rất nhỏ doanh nghiệp cảm thấy rất hài lòng với công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT của Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên đạt 3,7%, NNT hài lòng là 7,4%, tỷ lệ bình thường là 63%. Điều này cho thấy công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT vẫn chưa đạt hiệu quả như yêu cầu. Bởi theo kết quả điều tra, công tác tuyên truyền chưa lựa chọn được kênh thông tin phù hợp để truyền tải nội dung tuyên truyền tới NNT; công tác hỗ trợ NNT phát sinh chủ yếu qua điện thoại và tiếp xúc trực tiếp chưa giải đáp thỏa đáng những vướng mắc phát sinh của NNT.

c. Công tác phát triển nguồn nhân lực

Cục Thuế Thái Nguyên hiện có số lượng công chức trong biên chế của Văn phòng Cục Thuế tỉnh là 153 trong đó 145 cán bộ công chức trong biên chế và 8 cán bộ hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP. Ban Lãnh đạo Cục Thuế gồm 4 đồng chí, tổ chức bộ máy gồm 12 phòng chức năng và 9 Chi cục Thuế huyện, thành phố, thị xã. Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-BTC của Bộ Tài

chính và các văn bản hướng dẫn của Tổng cục Thuế về việc sáp nhập Chi cục Thuế khu vực, Đảng ủy, Ban Thường vụ, Lãnh đạo Cục Thuế đã tổ chức họp thống nhất phương án sáp nhập các Chi cục Thuế khu vực và làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ công chức an tâm công tác, ổn định tổ chức, sẵn sàng chờ chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế để triển khai thực hiện.

Bảng 3.7. Tỷ lệ cán bộ làm việc tại 4 chức năng quản lý thu thuế tài nguyên giai đoạn 2017 - 2019

TT Chỉ tiêu Năm

2017 2018 2019

1 Số cán bộ làm việc tại 4 chức năng

quản lý thuế tài nguyên 76 78 80

2 Tổng số cán bộ của cơ quan thuế 159 162 153 3 Tỷ lệ cán bộ làm việc tại 04 chức năng

quản lý thuế (%) 47,8 48,1 52,3

(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ cán bộ làm việc tại 4 chức năng quản lý thuế tài nguyên trong giai đoạn 2017 – 2019 trung bình là 49,4. Nhìn chung thì tỷ lệ này hơi thấp so với tổng số cán bộ của cơ quan thuế.

Bảng 3.8. Tỷ lệ cán bộ thuộc 4 chức năng quản lý thu thuế tài nguyên có trình độ đại học trở lên giai đoạn 2017 – 2019

ĐVT: Người

TT Chỉ tiêu Năm

2017 2018 2019

1 Số cán bộ làm việc tại 4 chức năng quản

lý thuế tài nguyên 76 78 80

2 Số cán bộ có trình độ đại học trở lên 58 62 74 3 Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học trở lên

(%) 76,3 79,5 92,5

Dựa vào số liệu bảng trên có thể thấy trình độ các cán bộ Văn phòng Cục thuế tỉnh đã có bước phát triển vượt bậc cụ thể năm 2017 tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học trở lên chiếm 76,3% nhưng đến năm 2019 con số này đã tăng lên là 92,5% từ đó góp phần nâng cao trình độ, hiệu quả cho ngành thuế tỉnh Thái Nguyên.

Bảng 3.9. Cơ cấu về độ tuổi của cán bộ thuộc 4 chức năng quản lý thu thuế tài nguyên giai đoạn 2017 - 2019

TT Chỉ tiêu Năm

2017 2018 2019

1 Tổng số cán bộ làm việc tại 4 chức năng quản lý

thuế tài nguyên 76 78 80

2 Dưới 30 7 6 8 3 Từ 30 đến 40 15 16 9 4 Từ 41 đến 50 30 33 38 5 Từ 51 đến 60 24 23 25 6 Tỷ lệ số cán bộ có độ tuổi dưới 30/Tổng số cán bộ làm việc tại 4 chức năng quản lý thuế tài nguyên (%)

9,2 7,7 10

7

Tỷ lệ số cán bộ có độ tuổi từ 30 đến 40/Tổng số cán bộ làm việc tại 4 chức năng quản lý thuế tài nguyên (%)

19,7 20,5 11,3

8

Tỷ lệ số cán bộ có độ tuổi từ 41 đến 50/Tổng số cán bộ làm việc tại 4 chức năng quản lý thuế tài nguyên (%)

39,5 42,3 47,5

9

Tỷ lệ số cán bộ có độ tuổi từ 51 đến 60/Tổng số cán bộ làm việc tại 4 chức năng quản lý thuế tài nguyên (%)

31,6 29,5 31,3

Dựa vào số liệu bảng trên cho thấy độ tuổi của các cán bộ công chức của Văn phòng Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên trải rộng từ 24 tuổi đến 59 tuổi trong đó tỷ lệ cán bộ có độ tuổi từ 41 đến 50 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất từ năm 2017 đến năm 2019. Điều này cho thấy đội ngũ cán bộ công chức Văn phòng Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên phân bổ chưa đồng đều, tỷ lệ cán bộ trẻ tuổi còn ít.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế công tác quản lý thu thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 63 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)