5. Kết cấu của luận văn
3.4.2. Cơ chế quản lý thu BHXH bắt buộc
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
Người sử dụng lao động
41.67
55.56
2.77
Hình 3.1: Tỷ lệ các nguồn tìm hiểu thông tin về chế độ, chính sách BHXH của người lao động và người sử dụng lao động
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra
Về tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc của cá nhân người lao động, qua điều tra cho thấy chỉ có 87% người lao động biết chính xác tỷ lệ phải đóng, 13% không biết chính xác tỷ lệ phải đóng.
Về các chế độ BHXH, qua điều tra người sử dụng lao động cho thấy có 72,22% biết chính xác về các chế độ BHXH và 27,78% không biết chính xác về các chế độ BHXH hiện nay.
Chính vì một bộ phận chủ sử dụng lao động, người lao động tham gia BHXH chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng, quyền lợi và trách nhiệm của họ về chính sách, chế độ BHXH đã dẫn đến tình trạng trốn đóng BHXH, nợ đọng BHXH ngày càng tăng lên, gây khó khăn rất lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch của cơ quan BHXH đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động.
3.4.2. Cơ chế quản lý thu BHXH bắt buộc
Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực thực hiện từ 1/1/2007, thực tế trong nội dung Luật Bảo hiểm xã hội đã có rất nhiều điểm mới so với Điều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lệ Bảo hiểm xã hội. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách BHXH luôn được công bố công khai cho tất cả đối tượng nộp, cơ quan thực hiện chính sách BHXH được biết để thực hiện. Trong Luật BHXH đã xác định rõ các hành vi trốn đóng, vi phạm chính sách BHXH; công khai thủ tục giải quyết các chế độ BHXH. Khi có vướng mắc hoặc cần thông tin hướng dẫn, các đối tượng nộp BHXH có thể nhận được các thông tin cần thiết chủ yếu từ giải đáp của cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Về hạn chế khi nhìn nhận cơ chế quản lý thu BHXH thể hiện trong quá trình tổ chức thực hiện: Doanh nghiệp hoặc NLĐ khi tham gia BHXH hầu như không nhận được sự tư vấn, hướng dẫn công khai của cơ quan BHXH. Trong thực tế, người tham gia BHXH gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các thông tin, tài liệu của tổ chức BHXH, những tài liệu mà đáng lẽ ra cơ quan BHXH phải có trách nhiệm cung cấp miễn phí và đầy đủ cho người lao động như: Hồ sơ, thủ tục, quy trình tham gia, hệ thống biểu mẫu đăng ký tham gia…
Qua điều tra cho thấy tỷ lệ người lao động tiếp cận, tìm hiểu thông tin về chế độ, chính sách BHXH từ cơ quan BHXH là 16,92%, từ nguồn báo chí, internet...là 6,98% và từ nguồn khác (đơn vị làm việc....) là 76,1%. Tỷ lệ người sử dụng lao động tiếp cận, tìm hiểu thông tin về chế độ, chính sách BHXH từ cơ quan BHXH là 61,11%, từ nguồn báo chí, internet là 36,11% và từ nguồn khác là 2,78%. Tỷ lệ của NLĐ 76,1 16.92 6,98 Tỷ lệ của NSDLĐ 2,78 36,11 61,11 Cơ quan BHXH Báo, internet Nguồn khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hình 3.2: Tỷ lệ các nguồn tìm hiểu thông tin về chế độ, chính sách BHXH của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra