Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của BHXH tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội khối ngoài quốc doanh ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 61 - 63)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của BHXH tỉnh Bắc Ninh

3.2.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Bảo hiểm xã hội tỉnh do một Giám đốc quản lý và điều hành theo chế độ thủ trưởng. Giám đốc chịu trách hiện điều hành toàn diện và quản lý mọi hoạt động của BHXH tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH tỉnh theo quy định Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 21/10/2008 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về những nhiệm vụ được giao.

Giúp việc cho Giám đốc BHXH tỉnh có 03 Phó giám đốc. Các phó Giám đốc được Giám đốc phân công chỉ đạo một số lĩnh vực công tác và chỉ đạo một số Phòng trực thuộc được phân công. Phó Giám đốc thay mặt và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật Nhà nước giải quyết các công việc thuộc phạm vi công việc được phân công.

Các phòng trực thuộc BHXH tỉnh có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức quản lý quỹ BHXH, quỹ BHYT và thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT theo từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng. Phòng chịu sự quản lý và điều hành của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc BHXH tỉnh theo lĩnh vực phụ trách và sự chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ của các Ban trực thuộc BHXH Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.2.3.2. Công tác tổ chức

Đến 31/12/2012, BHXH tỉnh Bắc Ninh có 231 CB,CC,VC trong đó 95 cán bộ thuộc văn phòng BHXH tỉnh, 136 cán bộ thuộc BHXH huyện. Có 124 người có tuổi đời từ 30 đến 50 tuổi chiếm 53,7%. Đây là độ tuổi năng động, nhanh nhạy nhưng lại chín chắn trong xử lý công việc. Các cán bộ BHXH đều đã được qua đào tạo bài bản. Số lượng người đã tốt nghiệp Đại học chiếm 77,1%; Có 9 cán bộ có trình độ cử nhân, cao cấp lý luận chính trị, 20 cán bộ có trình độ trung cấp chính trị. Hầu hết các cán bộ đều có trình độ cơ bản về công nghệ thông tin.

3.3. Tình hình thực hiện chính sách thu BHXH ở khu vực KTNQD tỉnh Bắc Ninh

Năm 1995, sau khi bộ luật lao động được thông qua và Nghị định 12/CP được ban hành, đối tượng tham gia BHXH được mở rộng thêm. Việc thực hiện BHXH cho lao động khu vực KTNQD có thể chia làm hai thời kỳ: thời kỳ từ năm 1995 đến năm 2006 (trước khi có Luật BHXH) và thời kỳ từ 2007 đến nay (sau khi có Luật BHXH).

Thời kỳ từ năm 1995 đến năm 2006: từ khi Nhà nước ban hành chính sách đối với các thành phần kinh tế NQD thì công tác quản lý thu BHXH khu vực NQD tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đạt được kết quả rất thấp, cụ thể như sau:

- Thành phố Bắc Ninh : 126 đơn vị và 1.985 lao động

- Thị xã Từ Sơn : 58 đơn vị và 1.286 lao động

- Huyện Tiên Du : 42 đơn vị và 2.921 lao động

- Huyện Quế Võ : 21 đơn vị và 1.248 lao động

- Huyện Yên Phong :18 đơn vị và 297lao động

- Huyện Thuận Thành : 25 đơn vị và 574 lao động

- Huyện Gia Bình :4 đơn vị và 47 lao động

- Huyện Lương Tài :2 đơn vị và 109 lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chính sách BHXH đối với lao động NQD được triển khai trong hoàn cảnh các đơn vị kinh tế gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, do đó làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai và kết quả thực hiện điều lệ BHXH khu vực KTNQD. Tuy nhiên, việc triển khai vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ. Song bên cạnh đó vẫn còn có những vấn đề còn tồn tại như: ở một số huyện, thị quỹ không đảm bảo đủ chi, NLĐ chưa thực sự yên tâm, tin tưởng vào chủ trương này.

Thời kỳ từ 2007 đến nay: Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/06/2006 và Bộ luật Lao động mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2003, chính sách BHXH đã được áp dụng đối với lao động làm việc ở mọi thành phần kinh tế. Sự phát triển của khu vực KTNQD thời gian qua là kết quả thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về chính sách kinh tế - xã hội trong đó có chính sách BHXH, qua đó khơi dậy, huy động và khai thác tiềm năng to lớn về tiền vốn, sức lao động, tài nguyên, trí tuệ, kinh nghiệm, khả năng kinh doanh, quan hệ xã hội, thông tin và các nguồn lực khác vào phát triển kinh tế, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị xã hội.

Đánh giá tình hình thực hiện quản lý thu BHXH ở khu vực KTNQD tỉnh Bắc Ninh qua các chỉ tiêu sau:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội khối ngoài quốc doanh ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 61 - 63)