Hệ thống các chế độ, bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội khối ngoài quốc doanh ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 26 - 28)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.4.Hệ thống các chế độ, bảo hiểm xã hội

1.2.4.1. Hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội

Chế độ BHXH là sự cụ thể hóa chính sách BHXH, là hệ thống các quy định cụ thể và chi tiết được pháp luật hóa về đối tượng hưởng, điều kiện hưởng, mức hưởng, thời hạn hưởng BHXH, nghĩa vụ và mức đóng góp cho từng trường hợp cụ thể phù hợp với quy luật khách quan của xã hội và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của quốc gia.

Năm 1952, Nghị viện tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã thông qua công ước 102 về an toàn xã hội (những tiêu chuẩn tối thiểu). Có thể nói đây là công ước quốc tế có những nội dung đầy đủ nhất, phát triển hóa những tiêu chuẩn quốc tế đã có đến thời điểm đó, mở ra một cơ cấu thống nhất và có sự phối hợp trong lĩnh vực BHXH giữa các thành viên của ILO. Công ước 102 có hiệu lực từ ngày 27/04/1952 đã đưa ra 9 chế độ BHXH bao gồm: Chăm sóc y tế; trợ cấp ốm đau; trợ cấp thất nghiệp; trợ cấp tuổi già (chế độ hưu); trợ cấp trong các trường hợp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN); trợ cấp gia đình; trợ cấp thai sản; trợ cấp tàn tật; trợ cấp tiền tuất (trợ cấp vì mất người trụ cột gia đình).

Tổ chức Lao động quốc tế cũng quy định các thành viên tham gia công ước quốc tế có thể tùy theo điều kiện của mỗi nước mà thực hiện một số hoặc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mở rộng thêm các chế độ BHXH nhưng ít nhất phải thực hiện được ba trong chín chế độ nêu trên mới là hệ thống BHXH, nhưng nhất thiết phải có năm chế độ sau đây: Trợ cấp thất nghiệp; Trợ cấp tuổi già (chế độ hưu); Trợ cấp trong các trường hợp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; Trợ cấp tàn tật; Trợ cấp tiền tuất (trợ cấp vì mất người trụ cột gia đình).

Theo Luật BHXH số 71/2006 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 29 tháng 06 năm 2006 quy định các chế độ BHXH của Việt Nam bao gồm:

- Bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử tuất.

- Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế độ Hưu trí; Tử tuất. - Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các chế độ : trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ học nghề; Hỗ trợ tìm việc làm.

1.2.4.2. Quỹ bảo hiểm xã hội

Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ tập trung, được hình thành từ đóng góp của các bên tham gia BHXH, sử dụng để bù đắp hoặc thay thế thu nhập cho NLĐ tham gia BHXH khi họ gặp phải những biến cố rủi ro làm suy giảm sức khoẻ, mất khả năng lao động, mất việc làm, chết....nhằm ổn định đời sống cho họ và gia đình họ, góp phần đảm bảo an toàn xã hội và phát triển kinh tế đất nước.

Quỹ BHXH được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần của BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện.

Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ lớn, có thời gian tạm thời nhàn rỗi dài, vì vậy khi dùng quỹ BHXH để đầu tư, hoạt động kinh doanh tức là cung ứng vốn vào nền kinh tế sẽ tạo ra những biến đổi về cung và cầu vốn trong nền kinh tế. Theo đó sẽ có tác động đến hướng vận động, chuyển dịch các nguồn tài chính trong nền kinh tế, tất yếu sẽ làm thay đổi các quỹ tiền tệ của các chủ thể khác theo quy luật của thị trường. Góp phần kích thích, thúc đẩy nền kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tế, xã hội phát triển tạo ra của cải vật chất và tinh thần nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu về đời sống và sinh hoạt hàng ngày của người dân trong xã hội.

* Nguồn hình thành quỹ BHXH gồm: - Người sử dụng lao động đóng góp - Người tham gia BHXH đóng góp - Hỗ trợ của nhà nước

- Lãi đầu tư tăng trưởng và các nguồn thu hợp pháp khác.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội khối ngoài quốc doanh ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 26 - 28)