Bắt đầu từ 1965 tổ chức y tế thế giới (TCYTTG) đưa ra hướng dẫn chẩn đoán và phân loại ĐTĐ. Năm 1998 hướng dẫn này đã được bổ sung và xuất bản hướng dẫn chẩn đoán, phân loại ĐTĐ và các biến chứng. Tháng 11 năm 2005 có sự phối hợp giữa các chuyên gia của TCYTTG và Liên đoàn ĐTĐ thế giới đã xem xét, cập nhật hướng dẫn của TCYTTG. Đáng chú ý các chuyên gia vẫn khuyến cáo điểm cắt glucose máu để xác định rối loạn glucose máu lúc đói vẫn là 6,1-6,9 mmol/l. Không có đủ bằng chứng về tỷ lệ xuất hiện ĐTĐ khi hạ điểm cắt xuống 5,6mmol/l, xét nghiệm HbA1c không phải là bắt buộc để xác định chẩn đoán ĐTĐ hoặc tăng glucose máu [128].
Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn glucose máu lúc đói <6,1mmol/l là người không ĐTĐ để làm nhóm chứng là phù hợp với khuyến cáo của TCYTTG. Tiêu chuẩn của ADA lấy điểm cắt là 5,6-6,9 mmol/l, HbA1c từ 5,7-6,4% để xác định rối loạn glucose máu lúc đói hay tiền ĐTĐ. Nhưng cả tiêu chuẩn WHO và ADA dùng để chẩn đoán tiền ĐTĐ đếu dùng giới hạn trên là glucose máu lúc đói <6,9 mmol/l. Năm 2010 ADA đưa thêm HbA1c từ 5,7-6,4% vào tiêu chuẩn xác định tiền ĐTĐ nhưng WHO vẫn chưa chấp thuận. Đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về giới hạn của chỉ số glucose máu để chẩn đoán tiền ĐTĐ giữa các tổ chức như WHO, ADA, IDF, hội ĐTĐ Anh, AACE, ICSI, ADS/ADEA. Trong 6 tiêu chuẩn theo các tổ chức khác nhau có 3/6 dùng tiêu chuẩn glucose máu lúc đói từ 6,1-6,9 mmol/l, còn lại dùng tiêu chuẩn 5,5-6,9 mmol/l và HbA1c từ 5,5; 5,7-6,4%. Các tiêu chuẩn này thuộc tổ chức ADA, AACE, ICSI của Mỹ [145].Nếu giảm giới hạn nồng độ glucose máu lúc đói theo các tổ chức và hiệp hội ĐTĐ Mỹ <5,6 mmol/l sẽ
tăng tỷ lệ người cần đưa vào diện theo dõi dự phòng diễn biến thành ĐTĐ trong tương lai .nhưng chưa thấy có các nghiên cứu đánh giá nào về hiệu quả kinh tế ,xã hội giữa mức glucose máu lúc đói <6,1 và <5,6 .Nhưng WHO vẫn dùng mức <6,1mmol/l có vẻ phù hợp hơn cho phần lớn các quốc gia khác trên thế giới .
Năm 2015 Hollander kết luận cần có những thảo luận để xác định tiền ĐTĐ và các biện pháp can thiệp dự phòng về tính hiệu quả cả về lâm sàng và kinh tế [145].
Mặc dù các tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ, tiền ĐTĐ do các tổ chức khác nhau đề xuất nhưng mốc glucose máu lúc đói ≥7,0mmol/l đều thống nhất. Tiêu chuẩn về nghiệm pháp tăng glucose máu đều thống nhất, nhưng nhấn mạnh chỉ áp dụng trong các nghiên cứu, ít khi áp dụng trong lâm sàng nhất là ở các quốc gia nghèo. Tiêu chuẩn HbA1c cần có các labo đạt chuẩn và phải kết hợp với các xét nghiệm khác có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm của HbA1c như tình trạng thiếu máu, thiếu sắt [42].
Kết quả bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ bệnh được chẩn đoán lần đầu chiếm 28,01% và 50,58% bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh <5 năm.
Raj. R 2018 cho thấy 28% bệnh nhân khô ng được chẩn đoán, 64% có thời gian phát hiện bệnh <5 năm tuổi phát hiện bệnh trẻ và chỉ có 2% số bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh >20 năm [146]. Tại Bắc Mỹ thấy bệnh nhân được chẩn đoán lần đầu chiếm tỷ lệ khoảng 30% trong tổng số bệnh nhân ĐTĐ týp 2, phần lớn trong số này là bệnh nhân béo phì [147]. Thời gian phát hiện bệnh, việc tuân thủ điều trị, khả năng kiểm soát các yếu tố ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có ảnh hưởng đến diễn biến của bệnh, tỷ lệ và mức độ các biến chứng sẽ tăng.