nguy cơ tim mạch - chuyển hóa ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2.
Trong nghiên cứu này chúng tôi dùng các yếu tố nguy cơ tim mạch chuyển hóa gồm Glucose máu lúc đói, insulin, các chỉ số kháng insulin, chỉ số lipid máu, các chỉ số sinh vữa xơ động mạch
Atherogenic Index of Plasma (AIP) = log (TG/HDL) Atherogenic Co-efficient (AC) = (TC – HDL) / HDL Castelli Risk Index I (CRI-I) = TC / HDL
Castelli Risk Index II (CRI-II) =LDL / HDL
NonHDL-C = TC – HDL, kết quả được trình bày trong các bảng khi phân tích mối liên quan của nồng độ resistin, visfatin ở phần 3.3 của kết quả nghiên cứu.
Rối loạn lipid máu được xác định là yếu tố nguy cơ quan trọng liên quan đến các biến chứng tim mạch. Mặc dù vậy nhiều nghiên cứu không thấy được mối liên quan giữa bệnh tim mạch với sự rối loạn các chỉ số lipid riêng rẽ tính theo giá trị tuyệt đối. Chỉ sô AIP, CRI-I, CRI-II và một số chỉ số khác được tính toán dựa trên tỷ lệ các thành phần cholesterol toàn phần, triglyceride, HDL, LDL là các chỉ số lipid xét nghiệm thường quy. Các chỉ số sinh vữa xơ (artherogenic) được chứng minh là các yếu tố có giá trị bổ sung để đánh giá nguy cơ tim mạch và kết quả của các biện pháp điều trị [134]. Theo Fernandez. M. J 2019 AIP khuyến cáo AIP là một Biomarker có giá trị chẩn đoán sớm các biến cố tim mạch [169].
Mối liên quan giữa thừa cân béo phì ở người trẻ và nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở trẻ em TCBP, các chất được tiết ra từ mô mỡ và vai trò của chúng trong phản ứng viêm, stress oxy hóa được nghiên cứu nhiều. Những hiểu biết mới có thể làm thay đổi chiến lược trong dự phòng và điều trị các bệnh tim mạch ngay từ khi còn trẻ. Đến nay dường như chưa có đủ các bằng chứng để đưa ra các quy định về các xét nghiệm thường quy để đánh giá các nguy cơ
tim mạch không truyền thống. Tuy nhiên các chỉ số, các yếu tố nguy cơ có thể quy ước linh hoạt tùy từng mục tiêu [49].
4.3. Vai trò mô mỡ, các adepokin và nồng độ resistin, visfatin ở bệnhnhân ĐTĐ týp 2