Phân tích sự biến động và mối quan hệ của tài sản và nguồn vốn

Một phần của tài liệu 156 HOÀN THIỆN CÔNG tác PHÂN TÍCH tài CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) – CHI NHÁNH NGỌC KHÁNH, hà nội (Trang 28 - 31)

5. Kết cấu khóa luận

1.4.2 Phân tích sự biến động và mối quan hệ của tài sản và nguồn vốn

Cán bộ tín dụng xem xét số liệu trong bảng cân đối kế toán để so sánh sự tăng giảm về số tuyệt đối, tương đối giữa các năm, chủ yếu phân tích tập trung vào các yếu tố sau:

Thứ nhất, với danh mục tài sản cần chú ý đến: Loại tài sản mà doanh nghiệp sở

hữu và giá trị của chúng; sự luân chuyển tài sản của doanh nghiệp, chú ý đến sự thay đổi của các khoản mục, cụ thể:

- Dự trữ tiền mặt và các khoản có thể chuyển đổi thành tiền

- Trên cơ sở bảng kê chi tiết các khoản phải thu do KH cung cấp, phân tích tình

trạng các khoản phải thu, đánh giá các khoản phải thu có giá trị lớn, khoản phải thu khó đòi, dự phòng các khoản phải thu khó đòi, vòng quay các khoản phải thu. Đây là

chỉ tiêu quan trọng cần được phân tích cẩn thận vì chúng có thể là nguồn trả nợ chủ yếu chi trả các khoản vay ngắn hạn của KH.

- Trên cơ sở bảng kê chi tiết các hàng tồn kho: phân tích tình trạng hàng tồn kho, hàng tồn kho kém phẩm chất, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, vòng quay hàng tồn kho. Có nhiều phương pháp định giá hàng tồn kho nhưng loại tài sản này nên định

giá ở mức thấp nhất giữ giá trị nguyên giá và giá trị thị trường.

- Đối với tài sản cố định, thông thường ngân hàng không quan tâm đến việc bán

tài sản cố định để tài trợ cho các khoản vay nhưng nếu tài sản cố định được dung làm

tài sản đảm bảo cho những khoản vay thì giá trị của tài sản cố định là một chỉ tiêu đáng quan tâm. Giá trị này thường phụ thuộc vào phương pháp khấu hao và cán bộ tín dụng cần đi kiểm tra trực tiếp để có sự tham khảo giá thị trường.

Thứ hai, với danh mục nguồn vốn, cán bộ tín dụng chú ý đến các vấn đề sau:

về tình trạng nguồn vốn của doanh nghiệp: Khi xem xét nợ phải trả của KH, vấn đề ngân hàng đặt ra là kiểm tra số tiền và kỳ hạn trả nợ. Nợ phải trả được chia làm hai loại: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

Nợ ngắn hạn là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong thời gian ngắn sắp tới thường là 1 năm hay một chu kì kinh doanh. Nợ ngắn hạn bao gồm cá khoản vay và nợ ngắn hạn, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, chi phí chưa thanh toán, khoản phải trả, nợ dài hạn đến hạn trả.

Các khoản vay ngắn hạn phản ánh tổng số tiền mà doanh nghiệp vay ngắn hạn của ngân hàng, của các tổ chức tín dụng khác. Cán bộ tín dụng cần có một danh sách về các giấy nợ ghi rõ số tiền vay và tài sản đảm bảo cho khoản vay đó để tránh tình trạng doanh nghiệp sử dụng một tài sản đảm bảo cho nhiều khoản vay ở nhiều ngân hàng khác nhau.

Đối với nợ dài hạn: cán bộ tín dụng chú ý đến số tiền vay và thời hạn các khoản

nợ dài hạn. Tuy nhiên, cán bộ tín dụng thường không quan tâm nhiều như nợ ngắn hạn nhất là đối với mục đích cho doanh nghiệp vay ngắn hạn.

Ngoài ra, ngân hàng còn quan tâm đến vị trí của mình trong danh sách các chủ nợ của KH. Nếu ngân hàng giữ vị trí quan trọng nhất thì khả năng thu hồi nợ khi doanh nghiệp bị phá sản sẽ được ưu tiên.

Đối với vốn chủ sở hữu: đây là một khoản mục được chủ các ngân hàng quan tâm. Việc tăng vốn chủ ở là một biểu hiện của sự tiến bộ về tài chính của doanh nghiệp. Số vốn chủ cần thiết để cho vay an toàn sẽ biến đổi phụ thuộc vào đặc điểm và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, sự đầy đủ của luồng tiền, tài sản đảm bảo và các nhân tố khác. Một số ngân hàng cho rằng doanh nghiệp cần có vốn chủ sở hữu

trên tổng nguồn vốn lớn hơn nợ vay. Tuy nhiên trong một số ngành đặc biệt mang tính thời vụ, quy tắc này có thể không phù hơp.

Thứ ba, nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn. Cán bộ tín dụng nhận xét xem cơ cấu của nguồn vốn và tài sản hợp lý, phù hợp với loại hình doanh nghiệp hay không?

Để tiến hành phân tích nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn, cán bộ tín dụng có thể sử dụng bảng kê nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn. Để lập được bảng kê nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn, cán bộ tín dụng cần tổng hợp sự thay đổi của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán giữa hai thời điểm là đầu kỳ và cuối kỳ. Mỗi một sự thay đổi của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán đều được xếp vào một cột diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn theo cách thức sau:

- Tăng các khoản nợ phải trả, tăng vốn chủ sở hữu cũng như giảm tài sản của doanh nghiệp, chỉ ra sự diễn biến của nguồn vốn và được sắp xếp vào cột diễn biến nguồn vốn.

- Tăng tài sản của doanh nghiệp, giảm các khoản nợ và vốn chủ sở hữu được sắp xếp vào cột diễn biến nguồn vốn.

Ngoài ra, cán bộ tín dụng cần xem xét các mối quan hệ trên bảng CĐKT. Các mối quan hệ trên bảng CĐKT được thể hiện qua 3 chỉ tiêu: Vốn lưu động thường xuyên, nhu cầu vốn lưu động và vốn bằng tiền.

Vốn lưu động thường xuyên = Nguốn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn

Hoặc = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn

- Vốn lưu động thường xuyên > 0 thể hiện đây là phần nguồn vốn dài hạn trong

doanh nghiệp đang được tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Đây là điều cần thiết nhằm duy trì sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Vốn lưu động thường xuyên < 0 chứng tỏ trong doanh nghiệp có một phần tài

sản dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn, thông thường việc DN dùng nguồn

vốn ngắn hạn đầu tư vào tài sản dài hạn sẽ tạo nên một cơ cấu vốn rất mạo hiểm.

Nhu cầu vốn lưu động = Tài sản kinh doanh - nợ kinh doanh

- Khi tài sản kinh doanh lớn hơn nợ kinh doanh, nhu cầu vốn lưu động > 0 thể hiện DN phát sinh nhu cầu vốn do có một phần tài sản kinh doanh chưa được tài trợ bởi bên thứ ba.

- Khi tài sản kinh doanh nhỏ hơn nợ kinh doanh, nhu cầu vốn lưu động < 0 thể

hiện phần vốn chiếm dụng được từ bên thứ ba của DN nhiều hơn toàn bộ nhu cầu vốn

ngắn hạn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Vốn bằng tiền = Vốn lưu động thường xuyên - Nhu cầu vốn lưu động

- Khi vốn bằng tiền > 0, nhu cầu vốn lưu động > 0, chứng tỏ ngoài việc tài trợ cho tài sản dài hạn, nguồn vốn dài hạn trong doanh nghiệp chưa sử dụng còn để trên khoản mục tiền hoặc đang dùng cho đầu tư chứng khoán ngắn hạn. Ngược lại, vốn bằng tiền > 0, nhu cầu vốn lưu động < 0, thể hiện DN dư thừa ngân quỹ một phần do thừa nguồn vốn dài hạn chưa sử dụng vào sản xuất, một phần do chiếm dụng được vốn của bên thứ ba.

- Khi vốn bằng tiền < 0 chứng tỏ vốn lưu động thường xuyên chỉ tài trợ một phần nhu cầu vốn lưu động, phần còn lại dựa vào tín dụng ngắn hạn ngân hàng.

Một phần của tài liệu 156 HOÀN THIỆN CÔNG tác PHÂN TÍCH tài CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) – CHI NHÁNH NGỌC KHÁNH, hà nội (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w