Xuất một số giải hoàn thiện công tác PTTC doanh nghiệp trong hoạt

Một phần của tài liệu 156 HOÀN THIỆN CÔNG tác PHÂN TÍCH tài CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) – CHI NHÁNH NGỌC KHÁNH, hà nội (Trang 71 - 82)

5. Kết cấu khóa luận

3.2 xuất một số giải hoàn thiện công tác PTTC doanh nghiệp trong hoạt

hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) - Chi nhánh Ngọc Khánh, Hà Nội

Công tác phân tích TCDN phục vụ hoạt động cho vay tại NH là công tác vô cùng quan trọng, giúp đưa ra các quyết định chính xác, đề phòng những rủi ro có thể gặp phải và giảm thiểu khả năng gánh chịu các khoản nợ quá hạn, nợ xấu. Vì vậy, đề

xuất một số giải pháp nhằm mục đích hoàn thiện hơn công tác phân tích tại CN Ngọc

Khánh là một việc làm cần thiết và quan trọng.

Hoàn thiện nguồn thông tin mà CN sử dụng để phân tích

Thông tin là yếu tố tiên quyết của quá trình phân tích. Vì vậy, sự chính xác và minh bạch của thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng để quyết định hiệu quả và chất lượng của báo cáo phân tích. Nếu thông tin đầy đủ, chính xác, khách quan, các CBTD

sẽ đưa ra được các đánh giá, nhận xét đúng đắn về tình hình tài chính của DN và đưa

ra quyết định cấp tín dụng hợp lý. Ngược lại, nếu thông tin không minh bạch và trung

thực, báo cáo phân tích cũng sai lệch theo dẫn đến những quyết định không chính xác

từ phía NH, để lại những hệ quả không mong muốn.

Đầu tiên, CN cần khắt khe hơn trong việc thu thập thông tin từ DN. Các thông tin DN cung cấp đều cần phải được kiểm tra, đối soát chặt chẽ. Người đại diện hợp pháp của DN phải là người ký xác nhận lên tất cả các tài liệu liên quan, cụ thể: giấy đề nghị vay vốn, phương án vay vốn, biên bản hội đồng quản trị... Các tài liệu phải nộp kèm bản gốc để các CBTD trực tiếp đối chiếu.

Tiếp theo, BCTC mà DN cung cấp phải được yêu cầu là báo cáo đã thông qua kiểm toán để đảm bảo tính khách quan và xác thực. Mặc dù trong thực tế, chỉ có các DN lớn mới có báo cáo đã qua kiểm toán còn các DN nhỏ thì không có. Vì vậy, nếu CN nhận KH là các DN nhỏ và báo cáo DN cung cấp chưa thông qua kiểm toán, các CBTD cần tìm hiểu kĩ càng về bản thân DN. CBTD có thể gặp gỡ trực tiếp KH, nhà cung ứng, các đối tác của DN; trực tiếp đến nơi làm việc để xem xét về đội ngũ nhân viên, cách thức vận hành để kịp thời phát hiện những sai sót trọng yếu nếu có của DN

mà BCTC được cung cấp chưa phản ánh chi tiết.

Đồng thời, trong quá trình phân tích, CBTD cần bổ sung thêm các nguồn thông

tin vĩ mô, cụ thể như thông tin về ngành nghề mà DN đang kinh doanh để có thể so sánh, đánh giá toàn diện tình hình tài chính cũng như phương hướng phát triển của DN trong tương lai.

Hoàn thiện phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích CN Ngọc Khánh đang sử dụng là phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ. Đây là 2 phương pháp cơ bản khi tiến hành phân tích một DN. Tuy nhiên, để có thể nhìn nhận rõ hơn vấn đề của DN và hoàn thiện báo cáo đề xuất tín dụng, CN nên bổ sung sử dụng thêm phương pháp Dupont để phân tích. Phương pháp này cho thấy được mối liên hệ giữa các chỉ số, phản ảnh tác động của nhân tố, giúp nhìn nhận rõ ưu nhược điểm của DN. Bên cạnh đó, CN cũng nên hoàn thiện thêm phương pháp so sánh, không chỉ so sánh số liệu của DN qua các năm mà nên bổ sung so sánh một số chỉ tiêu quan trọng với các DN khác cùng ngành hoặc so sánh

với chỉ số của ngành để các nhận xét có thêm tính khách quan.

Để so sánh với CTCP Tân Phú Hà Nội, CN có thể tìm hiểu một số DN cùng ngành nghề kinh doanh nguyên liệu nhựa để đối chiếu về khả năng thanh toán của công ty có ổn định và phù hợp hay không.

CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong 1,27 0,70

Chỉ tiêu Viết tắt 2018 2019

ROS ROS 0.16% 0.37%

ROA ROA 0,18% 0,31%

ROE ROE 0,74% 1,15%

Hiệu suất sử dụng tổng tài

sản AU 1,14 0,84

Tổng tài sản/VCSH EM 4,12 3,68

Nguồn: Vietstock Finance

CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong và CTCP Nhựa An Phát Xanh là hai DN đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất các sản phẩm Tiền Phong. Qua đó, có thể thấy rõ, khả năng thanh toán của CTCP Tân Phú Hà Nội đang giữ ở mức ổn định, tương đối tốt, không có quá nhiều chênh lệch so với các DN

khác cùng ngành.

Để hoàn thiện thêm về phương pháp phân tích, CN Ngọc Khánh có thể cân nhắc

đưa phương pháp Dupont vào trong báo cáo để làm rõ các nguyên nhân đến sự thay đổi của ROE, ROA.

Doanh thu

Tổng tài sản Tổng tài sản

Vỗn chủ sở hữu

Nguồn: Báo cáo đề xuất tín dụngBIDVNgọc Khánh Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế Doanh thu

ROA = ——“ Z---= --^-P2CK----x ■ o/ t “ = ROS x AU

Tổng TS Doanh thu Tổng TS

φ Năm 2018: ROA = 0,16% x 1,14 = 0.18% φ Năm 2019: ROA = 0,37% x 0,84 = 0.31%

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm 2019 tăng 0.13% so với năm 2018. Trong năm 2019, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của CTCP Tân Phú Hà Nội tăng từ

0,16% lên 0,37%, đây chính là nguyên nhân khiến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm 2019 tăng lên. Thêm vào đó, hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2019 giảm nhẹ so với năm 2018, cụ thể giảm từ 1,14 xuống 0,84. Tuy hiệu suất sử dụng tổng tài sản trong năm 2019 có sự suy giảm so với năm 2018, nhưng tốc độ tăng trưởng của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của DN vẫn nhanh hơn, vì vậy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của DN vẫn tăng lên so với năm 2018. Từ đó, có thể thấy, trong năm 2019, việc sử dụng tài sản của CTCP Tân Phú Hà Nội chưa có hiệu quả bằng năm trước, nhưng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng lên chứng tỏ DN đã làm tốt hơn công tác quản lý chi phí, gia tăng được lợi nhuận trong kỳ. Do đó, DN cần có những giải pháp cụ thể để quản lý tốt việc sử dụng tài sản, tiếp tục kiểm soát chi phí để hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, đem lại doanh thu và lợi nhuận như kỳ vọng.

ROE =Lợi nhuận sauthuẽVỗn của sở Hữu

_____Lợi nhuận sau thuế

ROE = ---x

Thời điểm Vốn lưu động thường xuyên 31/12/2017 4.231 31/12/2018 (3.714) = ROS x AU x EM x ROE = ROA x EM φ Năm 2018: ROE = 0,16% x 1,14 x 4,12 = 0,74% φ Năm 2019: ROE = 0,37% x 0,84 x 3,68 = 1,15%

Năm 2019, tỷ suất lợi nhuận trên VCSH đạt 1,15%, tăng lên 0.41% so với năm 2018. Nguyên nhân chính dẫn đến việc chỉ số này tăng lên là do trong năm 2019, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của DN tăng từ 0,16% lên 0,37%. Bên cạnh đó, hiệu suất sử dụng tổng tài sản và hệ số tổng tài sản trên VCSH của DN đều giảm xuống so

với năm 2018. Cụ thể, hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm từ 1,14 xuống 0,84; hệ số tổng tài sản trên VCSH của DN giảm từ 4,12 xuống còn 3,68. Tuy nhiên, tốc độ giảm

của hiệu suất sử dụng tổng tài sản và tỷ lệ tổng tài sản trên VCSH vẫn chậm hơn tốc độ tăng trưởng của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, vậy nên tỷ suất lợi nhuận trên VCSH trong năm 2019 vẫn có sự tăng lên rõ rệt. Điều này cho thấy, trong năm 2019,

công tác quản lý tài sản của CTCP Tân Phú Hà Nội chưa hiệu quả, nhưng DN đã kiểm soát tốt hơn chi phí để gia tăng lợi nhuận. Thêm vào đó, hệ số tổng tài sản trên VCSH năm 2019 giảm đi cho thấy DN đã có sự tác động lên cấu trúc tài chính, điều chỉnh tăng VCSH, DN đã cân đối hơn giữa 2 khoản nợ vay và vốn chủ, dần dần kiểm

soát được khả năng tự chủ tài chính.

Qua đó, có thể thấy rõ, việc sử dụng phương pháp Dupont một cách có hiệu thêm phương pháp này vào trong quá trình phân tích DN để báo cáo đề xuất tín dụng

thêm phần chặt chẽ và hoàn thiện hơn.

Hoàn thiện nội dung phân tích

Về cơ bản, nội dung phân tích TCDN của CN Ngọc Khánh tương đối đầy đủ, tuy nhiên vẫn tồn tại một vài hạn chế cần sửa đổi và khắc phục trong nội dung phân tích để đảm bảo tính hoàn thiện và chặt chẽ của báo cáo đề xuất cấp tín dụng cho DN.

Vì vậy, CN nên bổ sung và xem xét kỹ lưỡng những điểm còn thiếu sót trong nội dung phân tích để kết quả đánh giá được chính xác hơn. Cụ thể, trong trường hợp của

CTCP Tân Phú Hà Nội, CN nên có yêu cầu chặt chẽ hơn về việc DN cung cấp thông tin liên quan đến báo cáo LCTT để có thể xem xét đưa ra thêm nhận xét về dòng tiền của DN thông qua báo cáo này, xem xét dòng tiền của DN có ổn định hay không, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của DN có đủ để trang trải cho hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính không, nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của dòng tiền qua các

năm là từ đâu. Theo đó, CN có thể kết hợp cùng các chỉ số đã phân tích để đưa ra kết

luận chặt chẽ và đầy đủ hơn về hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN.

Bên cạnh đó, khi phân tích bảng CĐKT của DN, CN nên tính toán và đưa ra đánh giá về vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động của DN.

Vốn lưu động thường xuyên = Nguốn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn

Hoặc = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn

Cụ thể, chi tiết về vốn lưu động thường xuyên của Công ty qua các năm được tính toán theo như bảng dưới đây:

Bảng 3.3: Vốn lưu động thường xuyên của CTCP Tân Phú Hà Nội

31/12/2019 322

Thời điểm Nhu cầu vốn lưu động

31/12/2017 2.289

31/12/2018 (5.943)

31/12/2019 (8.735)

Vốn lưu động thường xuyên của CTCP Tân Phú Hà Nội đều lớn hơn 0 trong các năm 2017 và 2019. Điều này phản ánh tài sản ngắn hạn của DN đang lớn hơn khoản mục nợ ngắn hạn, hay khoản mục tài sản ngắn hạn đang được nguồn vốn dài hạn của DN tài trợ. Qua đó, có thể thấy rõ, CTCP Tân Phú Hà Nội đang duy trì được sự ổn định trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, tại thời điểm cuối năm 2018, vốn lưu động thường xuyên của DN lại nhỏ hơn 0. Nguyễn nhân của sự thay đổi này là bởi, trong năm 2018, DN đã tiến hành đầu tư thêm máy móc thiết bị để phục vụ mục đích mở rộng sản xuất, kinh doanh. Nhưng DN không để tình trạng này kéo dài lâu, đến cuối năm 2019, DN đã cân đối để điều chỉnh vốn lưu động ròng, đảm bảo chỉ số này lớn hơn 0, tiếp tục duy trì được sự ổn định trong hoạt động kinh doanh trong kì.

Nhu cầu vốn lưu động = Tài sản kinh doanh - Nợ kinh doanh

= (Phải thu ngắn hạn + Hàng tồn kho + TS ngắn hạn khác) - Nợ ngắn hạn

Cụ thể, chi tiết về nhu cầu vốn lưu động của Công ty qua các năm được tính toán theo như bảng dưới đây:

Bảng 3.4: Nhu cầu vốn lưu động của CTCP Tân Phú Hà Nội

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019

Vòng quay vốn lưu động 2,87 1,51

Vòng quay hàng tồn kho 12,67 5,94

Vòng quay các khoản phải thu 12,44 7,35

từ bên thứ ba và phần vốn này nhiều hơn nhu cầu về nguồn vốn ngắn hạn phát sinh trong quá trình sản xuất và kinh doanh của DN.

Thêm vào đó, các chỉ số tài chính của DN là một trong những nội dung rất quan

trọng cần chú ý khi đưa ra những kết luận về tình hình hoạt động của DN đó. Tuy nhiên, trong báo cáo đề xuất tín dụng, CN Ngọc Khánh chưa thực sự đi sâu phân tích

về các chỉ số này mà mới chỉ đề cập đến số liệu qua từng năm. CN cần xem xét chú trọng hơn vào việc khai thác, đánh giá các chỉ số tài chính để đưa ra kết luận đầy đủ hơn về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của DN. Cụ thể, trong trường hợp

của CTCP Tân Phú Hà Nội, CN có thể tiến hành phân tích kĩ hơn về nhóm chỉ tiêu hoạt động và nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời của DN như sau:

Chỉ tiêu 2018 2019

Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần 10,26% 15,9%

ROE 0,74% 1,15%

ROA 0,18% 0,31%

Nguồn: Báo cáo đề xuất tín dụngBIDVNgọc Khánh

Số vòng quay vốn lưu động càng lớn, DN sử dụng vốn lưu động càng có hiệu quả. Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động của DN khá tốt, mặc dù có sự giảm đi trong năm 2019 nhưng vẫn đạt mức 1.51. Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho của DN năm 2019 giảm từ 12.67 xuống còn 5.94 cho thấy DN đã kiểm soát tốt hàng tồn kho, lượng

tiêu thụ nhanh hơn làm cho vòng quay hàng tồn kho được rút ngắn lại. Vòng quay các khoản phải thu giảm từ 12.44 xuống 7.35 trong năm 2019 cho thấy DN thu hồi các khoản phải thu có hiệu quả hơn. Về cơ bản, các chỉ số phản ánh năng lực hoạt động của Công ty khá ổn định, có sự thay đổi tương đối tích cực.

Nguồn: Báo cáo đề xuất tín dụngBIDVNgọc Khánh

Nhìn chung, khả năng sinh lời của DN có sự tăng trưởng trong giai đoạn 2018 - 2019, cụ thể: Chỉ tiêu lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần tăng từ 10.26% lên 15.9%,

ROE tăng từ 0.74% lên 1.44% và ROA tăng từ 0.29% lên 0.37%. Tuy các chỉ số không quá cao nhưng sự gia tăng của các chỉ số cho thấy dấu hiệu tích cực trong hoạt

động kinh doanh của DN. Do DN mới thành lập và vẫn đang trong quá trình mở rộng

quy mô, lợi nhuận thu về của DN chưa thực sự cao nhưng trong tương lai, DN vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển.

Ngoài ra, việc xếp hạng tín dụng cho DN cũng cần được hoàn thiện và đưa ra căn cứ để đảm bảo sự minh bạch, chặt chẽ cho báo cáo đề xuất tín dụng. CN Ngọc Khánh có thể dựa vào quy định xếp hạng tín dụng của BIDV để chấm điểm tín dụng cho từng chỉ tiêu của DN và đưa vào báo cáo đề xuất. Công tác xếp hạng tín dụng cần

được làm rạch ròi, cụ thể để đảm bảo đánh giá đúng về tình hình tín dụng của DN, đề

phòng những xảy ra những rủi ro không mong muốn sau khi CN quyết định cấp tín dụng.

Nâng cao trình độ của cán bộ tại CN

Đội ngũ cán bộ nhân viên tại DN là một trong những nhân tố vô cùng trọng yếu

có tác động đến việc CN có hoạt động và vận hành trơn tru hay không. Hơn nữa, công

những người nắm chắc quy định chuẩn mực, luôn giữ vững đạo đức làm nghề trong quá trình làm việc.

Để có thể phát triển một đội ngũ cán bộ toàn diện như vậy, CN cần tiến hành sàng lọc, chú trọng vào kiến thức cũng như kinh nghiệm của nhân viên ngay từ khâu tuyển dụng và tiến hành rà soát, kiểm tra kỹ năng nghiệp vụ thường xuyên để đảm bảo chất lượng cán bộ tại CN.

Đầu tiên, trong quá trình tuyển dụng, CN có thể tiến hành phỏng vấn và kiểm tra trình độ ứng viên thông qua các vòng đánh giá sâu về năng lực chuyên môn để ứng viên có thể thể hiện được năng lực của bản thân và cũng để CN nhìn nhận mức

Một phần của tài liệu 156 HOÀN THIỆN CÔNG tác PHÂN TÍCH tài CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) – CHI NHÁNH NGỌC KHÁNH, hà nội (Trang 71 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w