Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngọc Khánh

Một phần của tài liệu 156 HOÀN THIỆN CÔNG tác PHÂN TÍCH tài CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) – CHI NHÁNH NGỌC KHÁNH, hà nội (Trang 41 - 46)

5. Kết cấu khóa luận

2.1.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngọc Khánh

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017 - 2019 CNNgọc Khánh Đơn vị: Tỷ đồng

2 Lợi nhuận trước thuế 13,75 59,52 129,62 3

Thu dịch vụ ròng (gồm bảo lãnh)

4 Thu ròng kinh doanh ngoại tệ

và phái sinh

1,95 2,66 5,53

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Giá trị Giá trị Tăng trưởng Giá trị Tăng trưởng

Nợ quá hạn 70 82 +17,04% 79 - 2,98%

Tổng dư nợ 3.582 4.104 +14,56% 4.644 +13,14%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017 - 2019 CNNgọc Khánh

Nhìn chung, trong giai đoạn 2017 - 2019, kết quả kinh doanh của CN Ngọc Khánh tương đối khả quan. Các chỉ tiêu quy mô và chỉ tiêu hoạt động đều có sự tăng trưởng ổn định trong giai đoạn này. Huy động vốn cuối kỳ tại năm 2019 đạt 8.286 tỷ đồng, tăng 3.697 tỷ đồng, tương đương tăng 80,6% so với năm 2017. Dư nợ cuối kỳ tại năm 2019 đạt 5.197 tỷ đồng, tăng 2.733 tỷ đồng tương đương tăng 110,9% so với năm 2017. Theo đó, lợi nhuận trước thuế của CN cũng tăng mạnh trong giai đoạn 2017 - 2019, từ 13,75 tỷ đồng (năm 2017) lên đến 129,62 tỷ đồng (năm 2019). Qua đó, có thể thấy rõ từ sau khi thành lập CN vào tháng 8/2016, kết quả hoạt động kinh doanh của CN khá tốt, lợi nhuận năm 2019 đã có sự tăng trưởng tích cực so với thời điểm mới thành lập CN. Ngoài ra, các chỉ tiêu về dư nợ và huy động vốn cũng tăng mạnh mẽ trong giai đoạn này cho thấy CN đang hoạt động khá hiệu quả, hoạt động kinh doanh phát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên, hiệu quả công tác tín dụng của CN Ngọc Khánh vẫn cần được cải thiện, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu đang vẫn còn chưa tốt. Vì vậy, việc đẩy mạnh hoàn thiện các công tác về quy trình cấp tín dụng, đặc biệt là công tác PTTC KH là một việc làm quan trọng, cần phải đặt lên hàng đầu để giảm tỷ lệ này, nâng cao chất lượng tín dụng tại CN Ngọc Khánh.

Bảng 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn của CNNgọc Khánh giai đoạn 2017 - 2019

Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ

1,95% 2% + 0,05% 1,71% - 0,29%

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Giá trị Giá trị Tăng trưởng Giá trị Tăng trưởng

Nợ xấu 36 39 + 8,33% 43 + 10,26%

Tổng dư nợ 3.582 4.104 + 14,56% 4.643 + 13,14%

Nợ xấu /

Tổng dư nợ 1,01% 0,95% - 0,06% 0,93% - 0,02%

Tỷ lệ nợ quá hạn của CN Ngọc Khánh vẫn luôn dao động tại mức 2% trong giai đoạn 2017 - 2019. Tuy nhiên, trong năm 2018, tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao hơn so với 2017 là 12 tỷ đồng, tương đương 17,04%, khiến cho tỷ trọng nợ quá hạn/tổng dư nợ tăng 0,05%. Tuy CN vẫn duy trì được tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ xoay quanh mức 2% nhưng tỷ lệ này vẫn đang ở mức cảnh báo. Do đó, CN cần kiểm soát tốt các khoản

vay và đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp khi cấp tín dụng. Năm 2019, CN đã kiểm soát chất lượng tín dụng tốt hơn, duy trì được tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ là 1,71%, giảm 0,29% so với năm 2018. Đây là dấu hiệu tích cực của CN Ngọc Khánh trong việc nâng cao chất lượng tín dụng và vẫn tiếp tục duy trì được sự tăng trưởng ổn định của vốn huy động và vốn tín dụng. Kết quả tích cực đó có được nhờ việc CN đã đẩy mạnh bộ máy thẩm định, kiểm soát, chủ động trong việc quản lý nợ và có các biện pháp quản lý khoản vay tốt hơn.

Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ xấu của CNNgọc Khánh giai đoạn 2017 - 2019

Trong giai đoạn 2017 - 2019, tỷ lệ nợ xấu tại CN ở mức 1%. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tương đối lớn, dao động quanh mức 1%, cụ thể: 1,01%, 0,95%, 0,93%. Năm 2018, nợ xấu tăng 8,33%, tăng 3 tỷ đồng so với 2017. Tuy giá trị nợ xấu tăng lên so với năm 2017, nhưng tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ trong năm 2018 đã giảm nhẹ xuống

0,06%, bởi tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ nhanh hơn nợ xấu trong năm. Năm 2019, tuy CN đã kiểm soát tốt hơn nợ quá hạn nhưng các khoản nợ xấu vẫn chưa có sự chuyển biến khả quan. Nợ xấu chiếm 0,93% tổng dư nợ tín dụng, giảm 0,02% so với năm 2018 nhưng vẫn có sự kiểm soát tốt hơn.

Trong năm 2019, CN đã cải thiện và kiểm soát được nợ quá hạn theo chiều hướng tích cực hơn, nhưng tỷ lệ nợ xấu lại chưa đạt được kết quả như kỳ vọng. Có thể thấy rõ, tỷ lệ nợ xấu của CN đang khá cao, CN cần quán triệt triệt để hơn nữa việc thu hồi vốn từ những khoản nợ xấu và kiểm soát chất lượng nợ. CN cần chú trọng từ việc bồi dưỡng trình độ chuyên môn của các cán bộ đến công tác kiểm tra, giám sát, quản lý rủi ro và đặc biệt là công tác thẩm định, phân tích tình hình tài chính của KH trước khi ra quyết định cấp tín dụng để có thể tạo ra hiệu quả hơn nữa.

2.2 Thực trạng công tác phân tích TCDN tại NH TMCP Đầu tư và Phát

Một phần của tài liệu 156 HOÀN THIỆN CÔNG tác PHÂN TÍCH tài CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) – CHI NHÁNH NGỌC KHÁNH, hà nội (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w