5. Kết cấu khóa luận
1.4.3 Phân tích các tỷ số tài chính
Đánh giá khái quát tình hình tài chính nhằm xác định thực trạng và sức mạnh tài chính của DN, biết được mức độ độc lập về mặt tài chính cũng như những khó khăn về tài chính mà DN đang phải đương đầu, nhất là khả năng thanh toán qua đó giúp các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định cần thiết về đầu tư, hợp tác, liên doanh, liên kết, mua bán, cho vay...
Để đánh giá tình hình tài chính của DN thì người phân tích chú trọng các nhóm tỷ số tài chính sau:
• Nhóm tỷ số về cơ cấu tài chính
Các chỉ số này dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu DN so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với Doanh nghiệp và có ý nghĩa quan trọng trong thẩm
định tài chính. Ngân hàng nhìn vào số vốn của các chủ sở hữu DN để thể hiện mức độ tin tưởng và sự đảm bảo an toàn cho các món nợ. Nhóm tỷ số về cơ cấu tài chính bao gồm:
X Nợ phải trả
Hệ sô nợ = ;——
Tong nguồn von
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc về vốn của DN đối với các chủ nợ. Hệ
số này càng nhỏ thì giá trị của vốn chủ sở hữu tham gia càng lớn, vốn chủ chính công
ty càng tốt. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao, DN sẽ gặp rủi ro lớn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn. Trong trường hợp thanh lý giải thể DN, hệ số này cho biết mức độ được bảo vệ của các chủ nợ. Các chủ nợ được hưởng quyền ưu tiên đòi lại phần của mình trong tài sản công ty.
X ,. vốn chủ sở hữu
Tỷ suât tự tài trợ tài sản dài hạn = ——-——
Tài sản dài hạn
Tỷ suất này lớn hơn 1, thể hiện khả năng tài chính vững vàng. Nếu nhỏ hơn 1 có nghĩa là có một phần tài sản dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn vay. Nếu nguồn vốn đó là vốn ngắn hạn thể hiện doanh nghiệp đang kinh doanh trong cơ cấu vốn mạo
hiểm.
Nợ dài hạn
Nợ dài hạn trên vôn chủ sở hữu = ————
Vốn chủ sở hữu
Hệ số này cũng phản ánh mức độ phụ thuộc của DN đối với chủ nợ. Một hệ số càng cao thì rủi ro tài chính của DN càng tăng do DN phụ thuộc nhiều vào chủ nợ hoặc mức độ hoàn trả vốn cho các chủ nợ càng khó khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng kinh doanh thua lỗ. Hệ số này cao hay thấp phụ thuộc vào từng ngành hoạt động.
X , v r X Lới nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay
Hệ sô khả năng thanh toán lãi tiên vay = —---'■- ————---
■ Chí phí lãi vay
Lợi nhuận
Tổng tài sản bình, quân
ro mất khả năng chi trả lãi tiền vay càng thấp và ngược lại. Thông thường này hệ số này được các ngân hàng chấp nhận ở mức hợp lý khi nó ≥ 2.
• Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của tài sản
Tỷ số hoạt động là những tỷ số tài chính được xác định dựa vào thông rút ra từ cả bảng cân đối tài sản và báo cáo kết quả kinh doanh. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm:
,,.X , , ,, , , Doanh thu thuần
Hệ sô quay vòng các khoản phải thu = ————; , ■- -—
■ Cac khoản phải thu bình quần
Chỉ tiêu này cho biết: hệ số quay vòng nhanh thì tốc độ thu hồi các khoản nợ nhanh. Nhưng cần lưu ý rằng chỉ tiêu này có thể không phản ánh được thời hạn tín dụng bình thường trong năm của doanh nghiệp nếu bảng cân đối được lập ra ở một thời điểm đặc biệt:
..~ A ` , . .X ,, Gia vỗn hàng bán
Hệ sô vòng quay hàng tôn kho = —--- ———-7—--—
' Hàng ton kho bình, quần
Chỉ tiêu này cho cán bộ tín dụng biết doanh nghiệp có quản lý hàng tồn kho hiệu
quả hay không. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp
bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa
là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong BCTC, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột
ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất KH và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần.
Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể
khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Ẵ , Z .. , Doanh thu và thu nhập khác của DN trong kỳ
Hiệu suât sử dụng tông tài sản =---—----,. ---
■ ■ Tong tài sản bình quần
Hệ số này càng cao thường được đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN càng lớn, điều đó có ý nghĩa là cầu ít tài sản hơn để duy trì mức độ hoạt ddoaongj
kinh doanh mà DN đã đặt ra.
r r Ẵ-Ị-. t DTT về bán hàng hóa và cung cẵp dịch vụ
Hiệu suât sử dụng tài sản cố định =---——;—————---~----:
■ ■ ■ Tài san co định bình quân
Hệ số này cho biết một đồng tài sản cố định đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
• Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời
X. , . , . , , ., Lợi nhuận sαu thuế
ιnnny
Tỷ suât lợi nhuận doanh thu (ROS) ---— —- ---x 100%
’ Doanh thu
Tỷ số trên cho biết trong một trăm đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận
x 100%
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản phản ánh cứ một trăm đồng tài sản hiện có trong doanh nghiệp mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tùy theo mục đích của nhà phân tích lợi nhuận trước thuế có thể chỉ là lợi nhuận danh cho chủ sở hữu, cũng có thể là tổng lợi nhuận trước thuế mà tài sản tạo ra trong một kỳ kinh doanh, bao gồm cả phần lợi nhuận tao ra cho người đi vay. Trong trường hợp này, tử số được tính là lọi nhuận điều chỉnh gồm lợi nhuậ trước hoặc sau thuế cộng với chi phí trả tiền lãi
vay.
__ ỉ...„ „ _____Lợi nhuận sau thuế ___________________
Tỷ suât lợi nhuận trên VCSH (ROE) = ʌ— X 100%
VCSH bình quân
Chỉ số này nói lên với một trăm đồng VCSH đem đầu tư mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
• Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán ngắn hạn
Các chỉ tiêu phản ánh là tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của
Hệ số này cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn sẽ có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển hóa nhanh thành tiền để trả các khoán nợ đến hạn. Trong các tài sản ngắn hạn trên, khả năng chuyển hóa thành tiền của hàng tồn kho thường được coi là kém nhất. Do vậy, để đánh giá khả năng thanh toán một cách khắt
khe hơn, có thể sử dụng hệ số khả năng thanh toán nhanh.
X,, , ., ,. Λ , , Tiền+ĐTTC ngằn hạn + Phải thu ngằn hạn
Hệ sô khả năng thanh toán nhanh =--- ^,'---—
• ° Nợ ngăn hạn
Hệ số này đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng việc chuyển đổi các tài sản ngắn hạn (không kể hàng tồn kho) thành tiền.
Tỷ lệ này nên ở mức bằng 1.
X „ , Tiền+ĐTTC ngằn hem
Hệ sô khả năng thanh toán hiện hành ---—7---'■—
■ ■ Nợ ngăn hạn
Hệ số này cho biết KH có đủ tài sản ngắn hạn để đảm bảo trả nợ ngắn hạn. Một
doanh nghiệp không thể đáp ứng được nhu cầu thanh toán ngắn hạn thì doanh nghiệp
đó dù có các số liệu tài chính bên ngoài lành mạnh và có lãi cũng có thể bị buộc phải dừng mọi hoạt động kinh doanh vì mất khả năng thanh toán.
Các ngân hàng thường yêu cầu chỉ tiêu này của doanh nghiệp nên ở mức 0,5 là hợp lý nhưng lớn hơn bao nhiêu thì tốt còn phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp
ở từng ngành nghề khác nhau.
Tóm lại, nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhằm xác định khả năng sẵn sàng trả nợ của doanh nghiệp, điều này rất quan trọng đối với ngân hàng khi ra quyết định cho vay KH và đảm bảo chất lượng tín dụng của khoản vay.