5. Kết cấu khóa luận
2.3 Đánh giá thực trạng công tác phân tích TCDN trong hoạt động tín dụng
dụng
tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) - CN Ngọc Khánh, Hà Nội
2.3.1 Kết quả đạt được
Trong quá trình gần 5 năm thành lập, kể từ năm 2016, NH TMCP Đầu tư và Phát triển VN (BIDV) - CN Ngọc Khánh, Hà Nội đã ngày một phát triển và khẳng định được vị trí của CN trên địa bàn phụ trách. Các hoạt động của NH đã được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định. Nhìn chung, công tác PTTC KHDN đang được CN Ngọc Khánh thực hiện tương đối hoàn chỉnh và vẫn tiếp tục được hoàn thiện trong thời gian tới. Những kết quả mà CN Ngọc Khánh đã đạt được trong công tác phân tích TCDN cụ thể:
Ve nguồn thông tin: Nguồn thông tin mà CN Ngọc Khánh sử dụng để phục vụ quá trình phân tích TCDN đều đến từ những nguồn tin cậy, cụ thể: Cổng thông tin CIC của NH Nhà nước, BCTC đã qua kiểm toán của KH cung cấp, thông tin từ các đối tác của KH, bảng sao kê tài khoản. Nguồn tài liệu và thông tin này tuy cơ bản nhưng khá đầy đủ, giúp NH xem xét đưa ra quyết định cấp tín dụng và lên kế hoạch đề phòng rủi ro mà NH có thể phải đối diện khi cấp tín dụng cho DN đó.
về phương pháp phân tích: Công tác phân tích đã áp dụng đúng theo quy định hiện hành của toàn hệ thống BIDV. CN Ngọc Khánh đã sử dụng các phương pháp phân tích phổ biến, cụ thể: Phương pháp so sánh, phương pháp tỷ số. Những phương
pháp này đã giúp CN đánh giá một cách rõ ràng và khá chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh của KHDN thông qua các năm.
về nội dung phân tích: Việc PTTC đã đề cập tương đối đầy đủ các mặt của hoạt động tài chính của KHDN: Các chỉ tiêu phân tích về quy mô, cơ cấu nguồn vốn, tình hình dự trữ, thanh khoản, chất lượng tín dụng và các chỉ tiêu phân tích mức độ sinh lời của DN. Việc phân tích các chỉ số này không chỉ dừng lại ở mặt quy mô mà đã đi sâu vào việc phân tích cả về mặt chất lượng. Từ đó, các CBTD có thể thấy được xu hướng cũng như đánh giá xu hướng đó tích cực hoặc tiêu cực trong từng khoản mục tài sản, nguồn vốn của DN.
về quy trình phân tích: Bắt đầu từ việc lập kế hoạch phân tích để phân chia rõ nhiệm vụ cho các cán bộ, thu thập, xử lý thông tin, số liệu để kiểm tra, đối chiếu và phân tích TCDN của KH, cuối cùng đưa ra kết quả phân tích. Quy trình phân tích của
CN Ngọc Khánh đã bám sát quy trình chung của hệ thống BIDV cũng như quy trình phân tích một DN trên cơ sở lý thuyết. Quy trình phân tích có sự chuyên môn hóa rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể được phân chia cho từng phòng ban và các CBTD để đảm bảo tiến độ và năng suất công việc.
Ngoài ra, CN Ngọc Khánh đã đưa ra được chi tiết các khoản nợ tại các tổ chức tín dụng khác mà DN đang vay vốn, các khoản nợ có tài sản đảm bảo, các khoản vay
tín chấp đều được liệt kê cụ thể. Điều này giúp CN đánh giá KH một cách toàn diện hơn. Các kết luận đưa ra trong quá trình PTTC có tính khoa học và khá sát với thực tiễn.
Theo dõi tình hình tài chính của KH sau khi vay: CBTD luôn phải chủ động giám sát các khoản vay, NH yêu cầu KH cung cấp BCTC theo từng quý, các hợp đồng phát sinh theo quý và giám sát theo dõi DN có thực hiện đúng mục đích vay vốn hay không. Việc này giúp NH kiểm soát chặt chẽ tình hình tài chính của KHDN để kịp thời đưa ra các quyết định đúng đắn, phòng ngừa rủi ro không đáng có
2.3.2 Những mặt hạn chế cần khắc phục
Bên cạnh những kết quả đã đạt được mang tính tích cực theo như nghiên cứu và
phân tích ở trên, có thể thấy, công tác PTTC KHDN của CN Ngọc Khánh hiện vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế cần sửa đổi, khắc phục và hoàn thiện. Cụ thể:
Thứ nhất, về nguồn thông tin: Trong bản “Báo cáo đề xuất tín dụng” của CTCP
Tân Phú Hà Nội, NH đã thu thập và nghiên cứu các dữ liệu, thông tin về tình hình tài
chính của công ty đó trong năm 2019 và 9 tháng đầu năm 2020. Tuy nhiên, trong quá
trình thực hiện phân tích, CBTD chỉ sử dụng thông tin của cả năm 2017 và 2018 mà không đánh giá những dữ liệu ghi nhận được trong 9 tháng đầu năm 2020. Từ thực tế
trên, có thể thấy hạn chế lớn nhất trong báo cáo của CN trên đó là chưa có sự nhất quán, trùng khớp và tương xứng giữa các thông tin đưa ra và việc phân tích, đánh giá
liệu và chỉ tiêu phân tích còn chưa được đảm bảo, nguyên nhân bởi NH không có yêu
cầu về việc DN bắt buộc phải cung cấp BCTC đã thông qua kiểm toán. Các số liệu phân tích chủ yếu do DN cung cấp cho NH, do đó DN hoàn toàn có khả năng thực hiện các hành vi gian lận trong việc làm hồ sơ chứng từ, cung cấp những thông tin tài
chính chưa thông qua kiểm toán hoặc chưa có độ tin cậy để đạt được mục đích vay vốn của mình. Thêm vào đó, toàn bộ các thông tin được NH sử dụng đều chỉ mang tính thời điểm, cụ thể là DN xin cấp tín dụng vào tháng 1 năm 2021, tuy nhiên các thông tin mà NH thu thập lại chỉ là những thông tin đến hết quý III năm 2020; đồng thời NH chỉ tập trung phân tích giai đoạn 2017 - 2019 mà chưa đề cập và khai thác sâu vào phần thông tin số liệu được báo cáo trong năm 2020. Vì vậy có thể kết luận, sự chính xác của các thông tin có thể không còn được đảm bảo tại thời điểm cấp tín dụng cho DN.
Thứ hai, về phương pháp phân tích: CN Ngọc Khánh hiện đang sử dụng hai phương pháp phân tích chủ yếu, bao gồm phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ. Hai phương pháp trên đã phần nào đánh giá được cụ thể về tình hình tài chính của
DN. Tuy nhiên, CN hiện chưa sử dụng đến phương pháp Dupont để mở rộng quy mô
phân tích và đưa ra các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi về ROA, ROE qua các năm.
Sự thiếu sót trong việc sử dụng phương pháp phân tích này đã khiến báo cáo phân tích của CN chưa làm rõ được các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó là nguyên nhân tích cực hay nguyên nhân tiêu cực trong từng hoạt động kinh doanh cụ thể. Từ đó, CN chưa đưa ra được cơ sở cho việc phân tích các điểm mạnh cũng như điểm yếu
về tình hình tài chính của CTCP Tân Phú Hà Nội. Bởi lý do trên, có thể thấy kết quả của công tác PTTC KH vẫn còn khiêm tốn và chưa đưa ra được các đánh giá, tổng hợp về tình hình tài chính của DN một cách chặt chẽ và toàn diện. Ngoài ra, xét trên cơ sở lý thuyết về PTTC DN, hiện tại CN Ngọc Khánh còn chưa sử dụng đến phương
pháp xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh tế, phương pháp phân tổ cũng như các phương pháp hồi quy, dùng bảng biểu, sơ đồ để phân tích DN. Việc sử dụng thêm các phương pháp phân tích này sẽ giúp CN có được cái nhìn tổng
thể và đầy đủ hơn về tình hình hoạt động của CTCP Tân Phú nói riêng và những doanh nghiệp có nhu cầu cấp tín dụng khác nói chung.
Thứ ba, về nội dung phân tích: Mặc dù CN có đưa ra yêu cầu về việc công ty cung cấp báo cáo LCTT và thuyết minh BCTC của DN, tuy nhiên trên thực tế, CN lại không khắt khe trong việc DN phải cung cấp thông tin của hai báo cáo này. Vì vậy, thông tin mà NH sử dụng để phân tích chỉ bao gồm bảng CĐKT và báo cáo KQHĐKD của DN. Báo cáo LCTT sẽ giúp báo cáo phân tích đưa ra được cái nhìn tổng quát về việc sử dụng dòng tiền của DN, xem xét xem dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của DN có ổn định và đủ để trang trải cho hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính hay không. Nếu kết quả kinh doanh của DN tốt mà dòng tiền lại không đảm
bảo thì cũng chưa thể kết luận DN đang hoạt động có hiệu quả. Đồng thời, CN cũng chưa tính toán và đưa ra nhận xét các chỉ tiêu về vốn lưu động thường xuyên cũng như nhu cầu vốn lưu động của DN. Nhìn chung, nội dung phân tích của CN Ngọc Khánh tuy đã bám khá sát nội dung phân tích trên lý thuyết, nhưng vẫn chưa đi sâu khai thác về dòng lưu chuyển tiền tệ của DN.
Các số liệu do CN thu thập cho việc phân tích bao gồm cả 9 tháng đầu năm 2020, tuy nhiên trong nội dung báo cáo đề xuất cấp tín dụng lại không đưa ra các thông tin và phân tích số liệu trong giai đoạn đó, mà CN chỉ phân tích thông tin số liệu qua các năm 2017, 2018, 2019. Trong phần báo cáo về phân tích các chỉ số tài chính, CN chỉ đi vào phân tích các chỉ số của năm 2018, 2019 và cũng không đề cập đến chỉ số của năm 2017 và 2020. Mặc dù thu thập đầy đủ thông tin của DN, nhưng CN đã không khai thác triệt để các số liệu, điều này có thể dẫn đến kết quả phân tích thiếu đi sự tổng quát và chính xác, ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng và không loại trừ khả năng xảy ra các rủi ro ngoài mong muốn sau đó.
Bên cạnh đó, việc phân tích các chỉ số tài chính của DN cũng được thực hiện một cách chưa được chi tiết. Báo cáo đề xuất tín dụng gần như chỉ nêu lại số liệu về các chỉ số tài chính chứ không đưa ra những nhận xét, đánh giá cụ thể về các chỉ số đó. Kết luận của phần phân tích các chỉ số tài chính vẫn còn ngắn gọn, chung chung, thiếu sự chuyên sâu và cặn kẽ, đồng thời chưa đánh giá được khái quát về tình hình tài chính của DN thông qua các chỉ số.
Ngoài ra, trong báo cáo đề xuất cấp tín dụng, CN mới chỉ đề cập đến xếp hạng tín dụng của CTCP Tân Phú Hà Nội là hạng BBB mà chưa chấm điểm tín dụng cho
từng chỉ tiêu của DN để làm căn cứ đi đến kết luận xếp hạng tín dụng. Điều này khiến
cho báo cáo phân tích chưa thực sự đầy đủ, khoa học và chặt chẽ; có khả năng sẽ xảy
ra rủi ro về việc thu hồi nợ sau khi quyết định cấp tín dụng cho DN.
Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân khách quan: Sự trung thực của DN khi cung cấp thông tin cho NH
khi có nhu cầu xin cấp tín dụng. DN có thể muốn đạt được mục đích vay vốn mà gian
lận kết quả và các số liệu trong BCTC, đưa ra các thông tin không có độ tin cậy, chưa
qua kiểm toán. Do đó, việc xác minh thực tế về hoạt động của DN là vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng không nhỏ đến sự chính xác của báo cáo phân tích. Thêm vào đó, việc thu thập và xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu về các chỉ số ngành nghề và các chỉ số vĩ mô là tương đối khó khăn bởi thông tin có thể được bảo mật kĩ, không dễ để có thể thu thập được.
Nguyên nhân chủ quan: Một trong những nguyên nhân chủ quan phải kể đến chính là trình độ và kinh nghiệm phân tích của các cán bộ chưa đồng đều. Quá trình thực hiện phân tích một DN để trình cấp tín dụng tương đối phức tạp và thực tế sẽ phát sinh nhiều điểm không có trong quy trình phân tích của NH. Điều này đòi hỏi các CBTD phải có trình độ tốt, kinh nghiệm và hiểu biết thực tế sâu rộng. Tuy nhiên,
các cán bộ phân tích có trình độ nghiệp vụ tốt như vậy vẫn còn khá ít, phần lớn các cán bộ của CN Ngọc Khánh hiện tại đều còn non trẻ, cần được đào tạo và trải nghiệm
thực tế nhiều hơn.
Thêm vào đó, một nguyên nhân chủ quan khác chính là về công nghệ kỹ thuật và các máy móc thiết bị của NH. Mặc dù CN đã đầu tư để nâng cao công nghệ kỹ thuật nhưng khối lượng công việc vẫn vô cùng lớn mà các máy móc thiết bị chưa đủ để đáp ứng khối lượng công việc này. Điều này khiến cho quá trình phân tích của các
cán bộ còn gặp khó khăn, thời gian phân tích cũng bị kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân cho KH.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PTTC DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIỆT NAM (BIDV)
- CHI NHÁNH NGỌC KHÁNH, HÀ NỘI