5. Kết cấu khóa luận
2.1.1 Tổng quanvề Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
• Tên đầy đủ: NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
• Tên quốc tế: Joint stock commercial bank Investment and Development of Vietnam
• Tên viết tắt: BIDV
• Mã số thuế: 0100150619202
• Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
• Người đại diện: Ông Phan Đức Tú - Chức vụ: Chủ tịch HĐQT
• Tháng 1/2014, niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM
• Mã Chứng khoán: BID
BIDV được thành ngày 26/04/1957. Trong từng thời kỳ hoạt động và phát triển,
NH mang các tên gọi khác nhau bao gồm: NH Kiến thiết VN (giai đoạn 1957 - 1981),
NH Đầu tư và Xây dựng VN (giai đoạn 1981 - 1990), NH Đầu tư và Phát triển VN (giai đoạn 1990 - 2012) và chính thức lấy tên NH TMCP Đầu tư và Phát triển VN từ năm 2012.
Sau 64 năm xây dựng và trưởng thành, mạng lưới đã phát triển mạnh mẽ trong cả nước và quốc tế. Tổng số lượng cán bộ và nhân viên gồm 25.000 thành viên, 190 CN trong nước, 01 CN tại nước ngoài (Myanmar) và 871 phòng giao dịch, hàng nghìn
ATM và POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc. Mạng lưới các công ty con và công ty liên doanh, liên kết rộng rãi. Trong quá trình đó, BIDV tự hào xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện và sẻ chia với cộng đồng với tầm nhìn và sứ mệnh, cụ thể:
Tầm nhìn: BIDV phấn đấu trở thành 1 trong 20 NH hiện đại có chất lượng, uy tín và hiệu quả hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á.
Sứ mệnh: BIDV sẽ chia sẻ, đồng hành, cung cấp dịch vụ hiện đại và tốt nhất cho KH, cam kết có thể tối đa hóa lợi ích cho các cổ đông, đồng thời xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp cùng cơ hội thăng tiến, phát triển, đem lại lợi ích xứng đáng cho toàn thể nhân viên.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của NH TMCP Đầu tư và Phát triển VN bao gồm: Dịch vụ huy động vốn; cấp tín dụng; dịch vụ thanh toán, ngân quỹ; dịch vụ tài khoản và thẻ NH; các hoạt động kinh doanh và dịch vụ NHTM khác; hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động khác được NHNN chấp nhận và theo quy định Pháp
luật.
Với những đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước
Việt Nam đã trao tặng BIDV nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập; Huân chương Lao động các hạng...
Trong hoạt động chuyên môn, BIDV cũng được nhiều tổ chức trong nước và quốc tế uy tín ghi nhận bằng nhiều danh hiệu, giải thưởng trong các lĩnh vực nổi bật như: phát triển thương hiệu, công nghệ thông tin, phát triển NH bán lẻ, kinh doanh vốn và tiền tệ, thanh toán quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế, an sinh xã hội.
2.1.2 Tổng quan về CN Ngọc Khánh — Hà Nội
• Tên đầy đủ: NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN Ngọc Khánh Hà Nội
• Tên tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Investment & Development of Vietnam - branch Ngoc Khanh Ha Noi
• Tên viết tắt: BIDV Ngọc Khánh Hà Nội
• Trụ sở CN: Tòa UDIC - 27 Huỳnh Thúc Kháng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
STT Chỉ tiêu 2017 2018 2019 I Chỉ tiêu quy mô
1 Huy động cuối kỳ 4.589 5.729 8.286
Huy động vốn dân cư cuối kỳ
3.073 4.223 5.637
2 Dư nợ cuối kỳ 2.464 3.630 5.197
Dư nợ cuối kỳ bán lẻ cuối kỳ
(gồm cho vay cầm cố, thấu chi cầm cố, dư nợ Thẻ tín dụng)
898 1.513 2.126
II Chỉ tiêu hiệu quả
CN Ngọc Khánh Hà Nội được thành lập mới và đi vào hoạt động từ 01/08/2016,
tổng số cán bộ đến thời điểm hiện tại 95 người.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của CN Ngọc Khánh — Hà Nội
Cơ cấu của CN gồm Ban Giám đốc, hiện tại gồm 3 thành viên cùng 10 Phòng/Tổ
được chia thành 4 khối như Sơ đồ tổ chức dưới hình vẽ.
01 Giám đốc phụ trách chung các hoạt động của CN cũng hoạt động liên quan đến tài chính kế toán, tổ chức nhân sự, quản lý rủi ro; 01 Phó giám đốc phụ trách khối
NH bán lẻ và hoạt động tác nghiệp; 01 Phó giám đốc phụ trách khối NH bán buôn.
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức BIDV CNNgọc Khánh Hà Nội
Chức năng và nhiệm vụ của từng khối bộ phận:
• Khối KH gồm: Phòng KHDN cung cấp các dịch vụ NH cho nhóm KH bán buôn (KHDN, tổ chức); Phòng KHCN cung cấp toàn bộ các dịch vụ cho nhóm KHCN.
• Khối tác nghiệp gồm: các PGD KH thực hiện những giao dịch tác nghiệp có liên quan đến chuyển tiền, gửi tiết kiệm, mở thẻ ATM hoặc thẻ tín dụng; Phòng Quản trị tín dụng tiến hành các hoạt động về việc điều chỉnh lãi suất, xét duyệt hồ sơ giải ngân,
thu nợ và lưu trữ lại những hồ sơ gốc của mọi hoạt động trong CN; Tổ Dịch vụ Kho quỹ thực hiện các nhiệm vụ thu, chi và lưu kho tiền mặt theo quy định do Trụ sở chính ban hành.
29
• Khối nội bộ gồm: Phòng Quản lý nội bộ quản lý về tổ chức hành chính, nhân sự cho cả CN; Phòng Quản lý rủi ro thực hiện công tác giám sát theo dõi rủi ro tác nghiệp, rủi ro tín dụng, thực hiện các quyết định tín dụng theo phân cấp thẩm quyền.
• Các PGD của CN: PGD Nguyễn Tuân, PGD Nguyễn Hoàng và PGD Vương Thừa Vũ là đơn vị kinh doanh trực tiếp, đảm nhận nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ: NH bán
lẻ, bán buôn cho KH theo quy định về phân cấp thẩm quyền của CN.
2.1.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngọc Khánh
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017 - 2019 CNNgọc Khánh Đơn vị: Tỷ đồng
2 Lợi nhuận trước thuế 13,75 59,52 129,62 3
Thu dịch vụ ròng (gồm bảo lãnh)
4 Thu ròng kinh doanh ngoại tệ
và phái sinh
1,95 2,66 5,53
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Giá trị Giá trị Tăng trưởng Giá trị Tăng trưởng
Nợ quá hạn 70 82 +17,04% 79 - 2,98%
Tổng dư nợ 3.582 4.104 +14,56% 4.644 +13,14%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017 - 2019 CNNgọc Khánh
Nhìn chung, trong giai đoạn 2017 - 2019, kết quả kinh doanh của CN Ngọc Khánh tương đối khả quan. Các chỉ tiêu quy mô và chỉ tiêu hoạt động đều có sự tăng trưởng ổn định trong giai đoạn này. Huy động vốn cuối kỳ tại năm 2019 đạt 8.286 tỷ đồng, tăng 3.697 tỷ đồng, tương đương tăng 80,6% so với năm 2017. Dư nợ cuối kỳ tại năm 2019 đạt 5.197 tỷ đồng, tăng 2.733 tỷ đồng tương đương tăng 110,9% so với năm 2017. Theo đó, lợi nhuận trước thuế của CN cũng tăng mạnh trong giai đoạn 2017 - 2019, từ 13,75 tỷ đồng (năm 2017) lên đến 129,62 tỷ đồng (năm 2019). Qua đó, có thể thấy rõ từ sau khi thành lập CN vào tháng 8/2016, kết quả hoạt động kinh doanh của CN khá tốt, lợi nhuận năm 2019 đã có sự tăng trưởng tích cực so với thời điểm mới thành lập CN. Ngoài ra, các chỉ tiêu về dư nợ và huy động vốn cũng tăng mạnh mẽ trong giai đoạn này cho thấy CN đang hoạt động khá hiệu quả, hoạt động kinh doanh phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên, hiệu quả công tác tín dụng của CN Ngọc Khánh vẫn cần được cải thiện, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu đang vẫn còn chưa tốt. Vì vậy, việc đẩy mạnh hoàn thiện các công tác về quy trình cấp tín dụng, đặc biệt là công tác PTTC KH là một việc làm quan trọng, cần phải đặt lên hàng đầu để giảm tỷ lệ này, nâng cao chất lượng tín dụng tại CN Ngọc Khánh.
Bảng 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn của CNNgọc Khánh giai đoạn 2017 - 2019
Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ
1,95% 2% + 0,05% 1,71% - 0,29%
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Giá trị Giá trị Tăng trưởng Giá trị Tăng trưởng
Nợ xấu 36 39 + 8,33% 43 + 10,26%
Tổng dư nợ 3.582 4.104 + 14,56% 4.643 + 13,14%
Nợ xấu /
Tổng dư nợ 1,01% 0,95% - 0,06% 0,93% - 0,02%
Tỷ lệ nợ quá hạn của CN Ngọc Khánh vẫn luôn dao động tại mức 2% trong giai đoạn 2017 - 2019. Tuy nhiên, trong năm 2018, tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao hơn so với 2017 là 12 tỷ đồng, tương đương 17,04%, khiến cho tỷ trọng nợ quá hạn/tổng dư nợ tăng 0,05%. Tuy CN vẫn duy trì được tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ xoay quanh mức 2% nhưng tỷ lệ này vẫn đang ở mức cảnh báo. Do đó, CN cần kiểm soát tốt các khoản
vay và đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp khi cấp tín dụng. Năm 2019, CN đã kiểm soát chất lượng tín dụng tốt hơn, duy trì được tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ là 1,71%, giảm 0,29% so với năm 2018. Đây là dấu hiệu tích cực của CN Ngọc Khánh trong việc nâng cao chất lượng tín dụng và vẫn tiếp tục duy trì được sự tăng trưởng ổn định của vốn huy động và vốn tín dụng. Kết quả tích cực đó có được nhờ việc CN đã đẩy mạnh bộ máy thẩm định, kiểm soát, chủ động trong việc quản lý nợ và có các biện pháp quản lý khoản vay tốt hơn.
Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ xấu của CNNgọc Khánh giai đoạn 2017 - 2019
Trong giai đoạn 2017 - 2019, tỷ lệ nợ xấu tại CN ở mức 1%. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tương đối lớn, dao động quanh mức 1%, cụ thể: 1,01%, 0,95%, 0,93%. Năm 2018, nợ xấu tăng 8,33%, tăng 3 tỷ đồng so với 2017. Tuy giá trị nợ xấu tăng lên so với năm 2017, nhưng tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ trong năm 2018 đã giảm nhẹ xuống
0,06%, bởi tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ nhanh hơn nợ xấu trong năm. Năm 2019, tuy CN đã kiểm soát tốt hơn nợ quá hạn nhưng các khoản nợ xấu vẫn chưa có sự chuyển biến khả quan. Nợ xấu chiếm 0,93% tổng dư nợ tín dụng, giảm 0,02% so với năm 2018 nhưng vẫn có sự kiểm soát tốt hơn.
Trong năm 2019, CN đã cải thiện và kiểm soát được nợ quá hạn theo chiều hướng tích cực hơn, nhưng tỷ lệ nợ xấu lại chưa đạt được kết quả như kỳ vọng. Có thể thấy rõ, tỷ lệ nợ xấu của CN đang khá cao, CN cần quán triệt triệt để hơn nữa việc thu hồi vốn từ những khoản nợ xấu và kiểm soát chất lượng nợ. CN cần chú trọng từ việc bồi dưỡng trình độ chuyên môn của các cán bộ đến công tác kiểm tra, giám sát, quản lý rủi ro và đặc biệt là công tác thẩm định, phân tích tình hình tài chính của KH trước khi ra quyết định cấp tín dụng để có thể tạo ra hiệu quả hơn nữa.
2.2 Thực trạng công tác phân tích TCDN tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - CN Ngọc Khánh, Hà Nội
2.2.1 Quy trình phân tích TCDN tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam(BIDV) - CNNgọc Khánh, Hà Nội (BIDV) - CNNgọc Khánh, Hà Nội
Quy trình phân tích TCDN tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển VN (BIDV) - CN Ngọc Khánh được phụ trách trực tiếp bởi 2 bộ phận: Bộ phận KHDN và bộ phận tái thẩm định tín dụng.
Bộ phận KHDN: Đây là bộ phận thu nhận hồ sơ và tiến hành phân tích TCDN của KH có nhu cầu vay vốn, lập hồ sơ và soạn báo cáo thẩm định tín dụng, đánh giá theo bộ tiêu chí xếp hạng tín dụng rồi sau đó chuyển lên cấp trên chờ phê duyệt.
Bộ phận tái thẩm định: Đây là bộ phận rà soát, xem xét và thẩm định lại hồ sơ trước ra quyết định cấp thẩm quyền phê duyệt khoản vay.
Quy trình cấp tín dụng cho KHDN tại NH TMCP Đầu tư và phát triển VN (BIDV) - CN Ngọc Khánh, Hà Nội được chia thành 6 bước, cụ thể: Lập hồ sơ vay vốn; Phân tích TCDN của KH; Ra quyết định cho vay; Phê duyệt khoản vay và giải ngân; Giám sát quá trình vay vốn của KH; Thu hồi nợ và thanh lý hợp đồng
Tổng điểm xếp hạng
Trong đó, việc phân tích TCDN của KH là bước quan trọng để ra những quyết định sau đó. Quy trình phân tích TCDN của KH được chia thành 4 giai đoạn, cụ thể:
Giai đoạn 1: Lập kế hoạch phân tích
Trong giai đoạn này, bộ phận KHDN lập kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cá nhân phụ trách việc phân tích TCDN KH. Sau đó, các cán bộ được phân công cần xác định phạm vi, thời gian và nội dung phân tích một cách rõ ràng để công tác phân tích sau này được thực hiện theo hướng chính xác và hiệu quả nhất.
Giai đoạn 2: Thu thập, xử lý thông tin
Thông tin là một yếu tố vô cùng quan trọng trong phân tích TCDN bởi dựa trên các thông tin đó, các CBTD mới có thể tiến hành thực hiện phân tích. Thông tin cần đảm bảo sự tin cậy, trung thực và chính xác để đảm bảo hiệu quả phân tích, đem lại một báo cáo thẩm định đầy đủ và giúp đưa ra các quyết định chính xác ở các giai đoạn tiếp theo.
Một bộ hồ sơ vay vốn đầy đủ của KH tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển VN (BIDV) bao gồm 5 mục chính (chi tiết đính đính kèm phụ lục I): Hồ sơ pháp lý; hồ sơ mở tài khoản; hồ sơ tài chính; hồ sơ dự án (nếu có) và hồ sơ vay vốn.
DN bắt buộc phải cung cấp đầy đủ hồ sơ và giấy tờ cần thiết để xin cấp tín dụng.
Đặc biệt, đối với BCTC các khoản mục cần phải minh bạch, rõ ràng, sát với thực tế của DN để việc thẩm định của NH được thực hiện một cách chính xác nhất. Bên cạnh đó, các báo cáo đều phải là báo cáo được thông qua bởi các công ty kiểm toán độc lập hoặc báo cáo để nộp cơ quan thuế. Để thu thập được các thông tin này, các CBTD có thể yêu cầu DN cung cấp hoặc gặp trực tiếp để xác thực các thông tin.
Giai đoạn 3: Phân tích hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của DN
Đầu tiên, các cán bộ thẩm định cần đánh giá về hoạt động kinh doanh của DN. Đánh giá sơ bộ các nội dung chính của phương án sản xuất kinh doanh thông qua kế hoạch kinh doanh của DN. Thêm vào đó, cần xem xét đến quy mô sản xuất kinh doanh, quy mô và cơ cấu nguồn vốn để thực hiện kế hoạch và cách thức tiến hành phương án kinh doanh đó.
Đánh giá về tính khả thi của kế hoạch sản xuất thông qua việc đánh giá khả năng
cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào. Đồng thời, các các bộ tín dụng cần xem xét đánh giá về sản lượng và doanh thu của DN, đánh giá về mạng lưới phân phối cũng như phương thức tiêu thụ.
Tiếp theo, cán bộ thẩm định tiến hành phân tích tình hình TCDN có nhu cầu vay vốn. Đầu tiên, CBTD cần đánh giá chi tiết về một số khoản mục tài sản và nguồn vốn.
Cán bộ xem xét sự hợp lý của biến động về quy mô, cơ cấu nguồn vốn, tài sản dựa trên vào sự tăng lên hoặc giảm xuống qua các kì báo cáo. Đồng thời, phân tích khả năng đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn cũng như nhận xét cơ cấu nguồn vốn có phù hợp và an toàn hay không. Sau đó, CBTD cần phải xem xét tính toán các chỉ số tài chính để tìm ra mối liên hệ giữa các tỷ số nhằm đưa đến những kết luận chính xác về KH. Không có chuẩn mực nào để đánh giá các chỉ số tài chính, một hoặc một số chỉ số tốt cũng chưa thể kết luận tình hình tài chính của công ty khả quan.
Cuối cùng, CBTD sẽ tính toán điểm để xếp hạng tín dụng cho DN dựa theo bảng
xếp hạng tín dụng của NH TMCP Đầu tư và Phát triển VN.
95 - 100 AAA 85 - 94 AA 75 - 84 A 65 - 74 BBB 55 - 64 BB 45 - 54 B 35 - 44 CCC