7. Kết cấu của khoá luận
1.2. Khái quát vềphân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động
1.2.4. Phương pháp phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tá
tái thẩm định tín dụng tại Ngân hàng thương mại
Theo TS. Lê Thị Xuân và các cộng sự: “Phương pháp phân tích tài chính là một hệ thống bao gồm các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện
tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngồi, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh
nghiệp.”
Khi phân tích tình hình tài chính KHDN, cán bộ TTĐ thường kết hợp nhiều phương
pháp khác nhau, tùy vào mục đích phân tích, nguồn tài liệu thu thập được trong q trình
phân tích, để có thể đưa ra kết quả phân tích chính xác và khách quan nhất.
1.2.4.1. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến rộng rãi trong phân tích, thường được
thực hiện ở bước đầu của q trình phân tích. Mục đích của phương pháp này nhằm: - Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch mà doanh nghiệp đã đặt ra bằng cách so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kỳ thực tế với trị số của chỉ tiêu kỳ kế hoạch.
- Đánh giá tốc độ, xu hướng phát triển của hiện tượng và kết quả kinh tế thông qua
việc so sánh giữa kết quả kỳ này với kết quả kỳ trước.
- Đánh giá mức độ tiên tiến của đơn vị: so sánh kết quả của bộ phận với trung binh
tổng thể, so sánh giữa kết quả đơn vị này với đơn vị cùng qui mô, lĩnh vực hoạt động. Khi thực hiện phép so sánh, cần lưu ý các số liệu đưa ra so sánh phải bảo đảm các điều kiện so sánh được, các chỉ tiêu so sánh cùng nội dung kinh tế, thống nhất về phương
pháp tính, cùng một đơn vị đo lường và được thu thập trong cùng một độ dài thời gian, ngoài ra các chỉ tiêu cần được quy đổi về cùng một quy mô và điều kiện tương tự nhau.
về kỹ thuật so sánh:
- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của chỉ tiêu kỳ phân
tích so với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc. Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, quy mô biến
động của các hiện tượng kinh tế.
- So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế hoặc giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc đã được điều chỉnh theo tỷ lệ hồn thành kế hoạch của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mơ chung của chỉ tiêu phân tích.
- So sánh bằng số bình quân: Số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng nhằm phản ánh đặc điểm chung của một
đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng tinh chất.
1.2.4.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ
Khi dùng tỷ lệ trong PTTC doanh nghiệp, để thấy được xu hướng biến động của tỷ lệ thực sự phản ánh kết quả như thế nào, các nhà phân tích cần phải hiểu các yếu tố tham gia cấu thành tỷ lệ và những thay đổi của các yếu tố này đến số tỷ lệ. Ngoài ra, khi
so sánh một tỷ lệ với số liệu trước đây của doanh nghiệp, so sánh với cùng tỷ lệ của doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực hoạt động hoặc so sánh với trung bình ngành mà
doanh nghiệp đang hoạt động, sẽ có thể có được những sự kết luận quan trọng. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp phân tích tỷ lệ cịn một số hạn chế:
- Các số tỷ lệ phản ánh các điều kiện, hoạt động kinh doanh, các giao dịch, các sự
kiện và hoàn cảnh trong quá khứ.
- Việc tính số tỷ lệ chưa được tiêu chuẩn hố hồn toàn.
- Sự vận dụng các ngun tắc và chính sách kế tốn khác nhau giữa các công ty và
những thay đổi giữa các kỳ trong một cơng ty, mức độ đa dạng hố và đặc điểm rủi ro khác nhau giữa các công ty (ngay trong một ngành).
1.2.4.3. Phương pháp liên hệ, đối chiếu
Liên hệ, đối chiếu là phương pháp sử dụng để nghiên cứu, xem xét mối liên hệ kinh tế giữa các sự kiện và hiện tượng kinh tế, đồng thời xem xét tính cân đối của các chỉ tiêu kinh tế trong quá trình hoạt động. Sử dụng phương pháp này cần chú ý đến các mối liên hệ mang tính nội tại, ổn định và lặp đi lặp lại, các liên hệ ngược xi, tính cân đối tổng thể, từng phần... Vì vậy, cần thu thập thơng tin đầy đủ và thích hợp về các khía cạnh liên quan đến các luồng chuyển dịch giá trị, sự vận động của các nguồn lực trong doanh nghiệp và mối quan hệ kinh tế của doanh nghiệp với các bên có liên quan.
1.2.4.4. Phương pháp phân tổ
Một hiện tượng kinh tế do nhiều bộ phận cấu thành. Do vậy, cần có những chỉ tiêu
để nghiên cứu từng mặt cụ thể của hoạt động kinh doanh. Phân tổ là phân chia sự kiện nghiên cứu, kết quả kinh tế thành nhiều bộ phận, tổ theo những tiêu thức nhất định.
- Phân chia theo thời gian: tháng, q, năm. Trong mơi khoảng thời gian khác nhau,
sự kiện kinh tế chịu sự tác động của các nhân tố và nguyên nhân ảnh hưởng khác nhau. Do vậy, việc phân tích theo thời gian đánh giá chính xác kết quả kinh doanh, từ đó có thể đưa ra các biện pháp cụ thể trong từng khoảng thời gian cho phù hợp.
- Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh: Kết quả hoạt động kinh doanh do nhiều bộ phận theo phạm vi và địa điểm phát sinh khác nhau tạo nên. Việc phân tích chi
tiết này nhằm đánh giá kết quả của từng bộ phận, phạm vi, địa điểm khác nhau, từ đó khai thác điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của từng bộ phận và phạm vi khác nhau.
- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu phân tích: Các chỉ tiêu kinh tế thường được chi tiết thành các bộ phận cấu thành. Việc nghiên cứu chi tiết giúp ta đánh giá chính xác các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu phân tích.
1.2.4.5. Phương pháp Dupont
Bản chất của phương pháp này là tách một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp thành tích của
của các tỷ số thành phần đối với tỷ số tổng hợp. Với phương pháp này, nhà phân tích có thể tìm được những nhân tố, ngun nhân dẫn đến các hiện tượng trong mỗi hoạt động cụ thể, từ đó thấy được điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động của doanh nghiệp.
Chẳng hạn, theo Dupont, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu được viết như sau:
L i ợ
nhu nậ
ROE = 777
L i nhu n Doanh thu Tài s nợ ậ
ữữ-ì ,— × __________ Doanh thu Tài s nả VCSH 1
= ROS × AU × -------——----- 1 - H s nệ ố ợ
Ta thấy khả năng sinh lời của đồng VCSH doanh nghiệp đem đầu tư phụ thuộc vào khả năng sinh lời từ doanh thu, công tác quản lý tài sản của doanh nghiệp và hệ số nợ. Để ROE tăng, doanh nghiệp cần quản lý tốt chi phí, tăng hiệu quả sử dụng tài sản trong kinh doanh hoặc tăng mức độ sử dụng nợ để tận dụng địn bẩy tài chính.
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản theo phương pháp DuPont:
L i nhu n L i nhu n Doanh thuợ ậ ợ ậ
ROA= 7 7 = 7 7 × 77 = ROS × AU Tài s n Doanh thu Tài s nả ả
Với cách tính này, có thể thấy được khả năng sinh lời của đồng vốn doanh nghiệp bỏ ra chịu ảnh hưởng bởi khả năng sinh lời từ hoạt động bán hàng và công tác quản lý tài sản của doanh nghiệp. Để ROA tăng, doanh nghiệp cần quản lý tốt chi phí hoặc tăng hiệu quả sử dụng tài sản trong kinh doanh.
Trong đó:
• ROA: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản • ROE: Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH • ROS: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu • AU: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản