7. Kết cấu của khoá luận
2.3. Đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp
- Hội sở chính
Thông qua ví dụ minh họa về PTTC KHDN của cán bộ tái thẩm định tại phòng TTĐ của PG Bank đã giúp ta hình dung rõ quá trình PTTC doanh nghiệp tại Ngân hàng.
2.3.1. Kết quả đạt được
* về công tác tổ chức phân tích:
- Hoạt động tín dụng dễ đem lại rủi ro cho Ngân hàng, bởi vậy việc hồ sơ vay vốn KHDN được phân cấp thẩm định và phân tích tài chính ở cả Chi nhánh và phòng TTĐ ở Hội sở đã kiểm soát tốt chất lượng hồ sơ KHDN, giúp cho kết quả thẩm định khách hàng chính xác và khách quan, là tiền đề để Ngân hàng giảm thiểu được rủi ro tín dụng khi quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp.
- Ngoài ra, việc quản lý trạng thái hồ sơ trên hệ thống Issue Tracking giúp nhiều bộ phận liên quan như ĐVKD, phòng TTĐ và Cấp kiểm soát theo dõi tiến trình thực hiện hồ sơ dễ dàng hơn, qua đó đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ.
- Về thời gian phân tích, cán bộ TTĐ cơ bản tuân thủ quy định của Ngân hàng về thời
gan xử lý hồ sơ, đáp ứng kịp thời yêu cầu của doanh nghiệp và ĐVKD. Ước tính, thời gian xử lý bình quân đối với KHDN lớn từ 5-10 ngày tùy tính chất phức tạp, độ minh bạch của doanh nghiệp.
* về thông tin sử dụng khi phân tích:
Với các hồ sơ tài chính được cung cấp từ ĐVKD và thông tin từ hệ thống cơ sở dữ
liệu của PG Bank, các cán bộ TTĐ đã sử dụng một cách hiệu quả, kết hợp đa dạng nhiều
nguồn thông tin để đưa ra kết luận một cách chính xác và chi tiết, đi sâu vào những vấn đề quan trọng về tình hình tài chính khách hàng. Các thông tin hồ sơ tài chính đều phải qua bước đánh giá tính xác thực, tính pháp lý, tính hợp lý, các số liệu tài chính được tính
toán một cách khách quan và khoa học theo quy chuẩn, giúp cho chất lượng thông tin tài chính được cải thiện và đảm bảo tính chính xác cho việc PTTC KHDN.
* về phương pháp phân tích:
Hiện nay, các phương pháp PTTC thường được sử dụng tại Ngân hàng là các phương pháp phổ biến như phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp liên
hệ đối chiếu. Đây là những phương pháp thông dụng, dễ áp dụng, qua đó cán bộ TTĐ có thể nhanh chóng đánh giá năng lực tài chính KHDN mà vẫn có hiệu quả nhất định.
* về quy trình phân tích:
Các cán bộ tái thẩm tại PG Bank đều hiểu rõ sự cần thiết của việc tuân thủ các bước trong quy trình PTTC doanh nghiệp nói riêng và tái thẩm định nói chung do PG Bank đề ra, cũng như các văn bản quy định của Ngân hàng Nhà nước nhằm đảm bảo hiệu quả chất lượng công tác PTTC. Vì thế, hoạt động PTTC doanh nghiệp khách hàng vay vốn tại Phòng TTĐ luôn được tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ theo quy định Ngân hàng,
đảm bảo quy trình và nội dung phân tích theo đúng trình tự, dù là khách hàng đã có quan
hệ với PG Bank hay khách hàng lần đầu có quan hệ tín dụng với Ngân hàng.
* về nội dung phân tích:
- Nội dung phân tích đã thể hiện được năng lực tài chính của KHDN qua các kỳ, làm
rõ được các vấn đề lớn trong BCTC, giúp Ngân hàng thấy được nhiều mặt của tài chính khách hàng một cách rõ nét, từ đó dễ dàng đưa ra được đánh giá về uy tín và khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, là cơ sở để cán bộ TTĐ đưa ra ý kiến độc lập về khoản
tín dụng phù hợp với doanh nghiệp và các đề xuất giảm thiểu rủi ro khi cấp tín dụng. - Ngân hàng đã có sự phân hóa về các chỉ tiêu tài chính theo ngành nghề kinh doanh và quy mô, phục vụ công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Việc phân hóa này đã giúp cán bộ tái thẩm định đánh giá tình hình tài chính chính xác, phù hợp hơn với chỉ tiêu chung của lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động.
Nhìn chung, sự hiệu quả trong công tác PTTC KHDN tại phòng Tái thẩm định ở Hội sở PG Bank đã giúp Ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng KHDN, góp phần vào
sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng và giảm tỷ lệ nợ xấu, nợ khó đòi cho Ngân hàng.
2.3.2. Một số hạn chế
* về công tác tổ chức phân tích:
Thời gian thực hiện tái thẩm định và phân tích tài chính KHDN cơ bản tuân thủ quy định Ngân hàng về thời gian xử lý hồ sơ tín dụng, tuy nhiên nhiều trường hợp hồ sơ
KHDN vẫn có độ trễ nhất định so với quy định, ảnh hưởng đến thời gian hồ sơ khách hàng được phê duyệt và giải ngân.
Tuy đã có quy định của Phòng TTĐ về các trường hợp cần thiết phải tái thẩm định
trực tiếp khách hàng, quy định này vẫn chưa thực sự được áp dụng hiệu quả trong thực tế, không nhiều trường hợp KHDN tại PG Bank đủ điều kiện cần đi thẩm định trực tiếp.
Điều này có thể khiến cán bộ TTĐ bỏ qua những vấn đề tài chính chỉ khi thẩm định thực
tế mới có thể chỉ ra.
* về thông tin sử dụng khi phân tích:
- Thông tin lịch sử quan hệ tín dụng: Thông tin về dư nợ tín dụng của KHDN và nhóm
khách hàng liên quan bao gồm lịch sử quan hệ tín dụng với các TCTD khác và lịch sử các loại nợ xấu nợ quá hạn được lấy từ nguồn chính thống là CIC. Tuy nhiên, về nguyên
nhân phát sinh các khoản nợ vay của khách hàng, cán bộ TTĐ chỉ có thể lấy từ giải trình
của ĐVKD từ BCTĐ, không có nguồn thông tin chính thống khác để kiểm soát được tính chính xác và trung thực của những nguyên nhân này. Với thông tin các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày chưa được cập nhật trên CIC, cán bộ phải lấy thông tin từ hệ thống
dữ liệu nội bộ của PG Bank.
- Các tài liệu tài chính phục vụ PTTC doanh nghiệp cung cấp có rủi ro sai sót khá lớn, không đủ tin cậy, nhất là với những doanh nghiệp cung cấp thông tin BCTC nội bộ chưa kiểm toán.
- Báo cáo thẩm định của ĐVKD còn thiếu sót, một số thông tin chưa được làm rõ, hầu như không chỉ ra yếu tố không phù hợp trong BCTC. Trong ví dụ minh họa về Công
ty Cổ phần ABC, cán bộ TTĐ đã chỉ ra các khoản chiếm dụng có khả năng thu hồi thấp của Công ty sẽ dẫn đến mất cân đối vốn, ảnh hưởng xấu để năng lực tài chính khách hàng. Điều này trong BCTĐ cán bộ phân tích tại ĐVKD đã bỏ qua và chưa chỉ ra được.
* về phương pháp phân tích:
Việc áp dụng các phương pháp vào PTTC chưa thực sự đa dạng, khiến cho việc phân tích khả năng tài chính khách hàng chỉ dừng lại ở mức đánh giá được tình hình chung, chưa thực sự đi sâu chi tiết vào các khoản mục, trong nhiều trường hợp có thể xảy ra thiếu sót trong phân tích thông tài chính, ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định cấp tín dụng của Ngân hàng. Việc áp dụng đa dạng nhiều phương pháp, để phân tích ảnh hưởng của các chỉ tiêu, sẽ giúp Ngân hàng có cái nhìn cụ thể hơn về tình hình tài chính doanh nghiệp, thấy được những điểm mạnh điểm yếu trong hoạt động kinh doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả phân tích.
* về nội dung phân tích:
- Khi phân tích hệ thống BCTC của khách hàng, cán bộ phân tích thường bỏ qua phân
tích lưu chuyển tiền tệ đánh giá các dòng tiền của doanh nghiệp. Các chỉ số được tính toán từ báo cáo LCTT sẽ giúp cán bộ phân tích đánh giá nguồn tiền đang lưu thông trong
doanh nghiệp, qua đó dễ dàng hơn trong việc xếp hạng tín dụng khách hàng và đánh giá
khả năng trả nợ của khách hàng.
- Nội dung phân tích các chỉ số tài chính nói chung tuy có sự phân hóa theo ngành nghề và quy mô, tuy nhiên hệ thống phân loại chỉ tiêu này do Ngân hàng ban hành từ năm 2009, vì vậy không có tính cập nhật với tình hình thực tế.
- Việc phân hóa chỉ tiêu theo ngành nghề và quy mô chỉ dừng lại ở mục đích phục vụ
việc xếp hạng tín dụng khách hàng; nội dung phân tích không có sự so sánh, đánh giá các chỉ tiêu tài chính của khách hàng với đối thủ cùng ngành hoặc chỉ số trung bình ngành, chưa thể hiện vị thế doanh nghiệp trong ngành.
- Có sự khác biệt trong cách tính các chỉ tiêu tài chính giữa ĐVKD và phòng TTĐ, như khi tính các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, ĐVKD sẽ tính các chỉ số theo lợi nhuận sau thuế, TTĐ sẽ tính chỉ số theo lợi nhuận trước thuế. Điều này khiến cán bộ TTĐ mất thời gian tính toán và đánh giá lại các chỉ tiêu tài chính trong BCTĐ của ĐVKD.
2.3.3. Nguyên nhân
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
* Môi trường kinh tế - xã hội:
- Nguồn thông tin của các tổ chức tài chính tại Việt Nam chưa rõ ràng và hạn chế, gây khó khăn cho cán bộ phân tích khi xác thực thông tin dư nợ tín dụng khách hàng. Hiện nay nguồn thông tin chính thống ngoài doanh nghiệp duy nhất Ngân hàng sử dụng là Cổng thông tin tra cứu lịch sử dư nợ tín dụng CIC. Tuy nhiên, chất lượng của CIC cũng chưa thực sự tối ưu do vẫn còn những thiếu sót về thông tin: hệ thống chỉ tra cứu được lịch sử dư nợ tín dụng và bảo đảm tiền vay, chưa có thông tin cụ thể về lịch sử khoản dư nợ, thông tin thời gian quá hạn nợ không quá chi tiết, dữ liệu không thể hiện chất lượng tín dụng; chỉ cập nhật thông tin những khoản vay ở các tổ chức chính thống tại Việt Nam.
- Sự thiếu thống nhất của các đơn vị khi đưa ra các thông tin chung về thị trường, thông tin ngành cũng gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc cập nhật thông tin chỉ tiêu
để đánh giá doanh nghiệp với trung bình ngành và đối thủ cùng ngành. Hiện tại, có nhiều
tổ chức tài chính như các công ty chứng khoán định kỳ cung cấp các báo cáo phân tích theo ngành cũng đưa ra các thông tin chi số trung bình ngành khá tin cậy. Tuy nhiên các
nguồn thông tin này ít nhiều có sự chênh lệch, không thống nhất về các số liệu đưa ra.
* Môi trường pháp lý:
- Công tác quản lý chính sách về việc chấp hành chế độ kế toán, kiểm toán, hành lang
pháp lý chưa chặt chẽ, dẫn tới việc số liệu từ BCTC chưa thực sự chuẩn xác, hoặc có thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp muốn can thiệp vào số liệu báo cáo, làm sai lệch thông tin sử dụng khi PTTC, gây ảnh hưởng tới chất lượng kết quả phân tích.
- Các chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách tín dụng chung còn thiếu ổn địng, chưa đầy đủ, thường xuyên cập nhật thay đổi bổ sung, không có tính thống nhất, làm ảnh hưởng đến hiệu quả phân tích tài chính KHDN, dễ xảy ra thiếu sót.
- Nhìn chung, cơ chế quản lý, hệ thống văn bản pháp lý của Nhà nước chưa được đồng bộ, không chặt chẽ, thống nhất, thường xuyên sửa đổi, bổ sung. Nhà nước đã rất cố gắng trong việc xây dựng hệ thống cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp cũng như Ngân hàng, tuy nhiên, các chính sách, quy định về hoạt động tái thẩm định và PTTC còn nhiều
vướng mắc, bất cập, chưa đầy đủ, thiếu tính ổn định, khiến cho công tác PTTC doanh nghiệp của Ngân hàng gặp không ít khó khăn.
* Thông tin từ khách hàng doanh nghiệp và đơn vị kinh doanh: - về phía khách hàng doanh nghiệp:
+ Các thông tin từ phía KHDN cón nhiều rủi ro sai sót, do doanh nghiệp không đảm
bảo được tính xác thực và hợp lý trong thông tin hồ sơ, dễ có nguy cơ doanh nghiệp tác động vào số liệu nhằm tăng khả năng vay vốn. Sự trung thực và chi tiết trong các thông tin doanh nghiệp cung cấp cho Ngân hàng là rất quan trọng, nếu doanh nghiệp cung cấp thông tin trung thực và cụ thể cho Ngân hàng thì kết quả phân tích càng có tính chính xác, xác thực cao.
+ BCTC nội bộ của doanh nghiệp không có báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nguyên nhân
do báo cáo LCTT của doanh nghiệp thường tính chính xác không cao, các Ngân hàng thường có xu hướng bỏ qua. Tuy nhiên, điều này khiến cán bộ phân tích không có thông
nghiệp, phục vụ đánh giá xếp hạng tín dụng. Thông thường, các doanh nghiệp thường không cung cấp thông tin này, trừ các BCTC đã kiểm toán.
- về phía đơn vị kinh doanh:
+ ĐVKD còn chậm trễ trong quá trình bổ sung giải trình thông tin phục vụ phân tích, khiến thời gian thực hiện hồ sơ phải kéo dài, nhiều trường hợp do ĐVKD không thể giải trình làm rõ thông tin khiến hồ sơ cấp tín dụng phải tạm ngưng tái thẩm định.
+ ĐVKD chưa thực sự đảm bảo chất lượng hồ sơ trước khi trình bộ phận TTĐ. Điều
này do nhiều nguyên nhân: Khối lượng công việc của cán bộ quan hệ khách hàng khá nhiều nên chưa có sự đầu tư nhất cho việc phân tích và làm BCTĐ; có thể do cán bộ quan hệ khách hàng ở ĐVKD trình độ chuyên môn chưa cao, chưa có nhiều kinh nghiệm
thực tế; cũng có thể do ĐVKD muốn giữ chân khách hàng nên linh hoạt và không quá khắt khe với hồ sơ khách hàng, tạo điều kiện đẩy nhanh hồ sơ tín dụng.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
* Quy định của Ngân hàng về nghiệp vụ tái thẩm định và công tác phân tích tài chính doanh nghiệp:
Hiện tại Ngân hàng chưa có quy định chính thức về phương pháp, nội dung PTTC KHDN. PG Bank đã có quy định về nghiệp vụ tái thẩm định khá chi tiết và khoa học, trong đó có hướng dẫn về nội dung PTTC để đưa vào BC ĐGRRTD ĐL, tuy nhiên:
- Quy định giới hạn về tổng hạn mức tín dụng phục vụ tái thẩm định trực tiếp KHDN chưa phù hợp với tình hình khách hàng thực tế tại PG Bank, khiến công tác tái thẩm định và đánh giá tài chính thực tế khách hàng chưa được hiệu quả.
- Trong quy định không có hướng dẫn cụ thể về phương pháp PTTC khách hàng, vì vậy cán bộ TTĐ thường sử dụng những phương pháp phân tích thông dụng để tiết kiệm thời gian mà vẫn có hiệu quả nhất định.
- Những hướng dẫn nội dung phân tích bảng CĐKT và báo cáo KQHĐKD vẫn chỉ
mang tính chất định hướng, nội dung phân tích còn thiếu hướng dẫn phân tích cụ thể báo cáo lưu chuyển tiền tệ, không có phần đánh giá tương quan giữa doanh nghiệp với ngành nghề đang hoạt động.
- Do chưa có quy định chính thức về phân tích tài chính doanh nghiệp áp dụng chung cả toàn hệ thống Ngân hàng, nên vẫn tồn tại sự khác biệt trong cách tính toán phân tích BCTC giữa phòng TTĐ và ĐVKD.
Phân tích tình hình tài chính khách hàng chỉ là một bước trong quá trình tái thẩm định hồ sơ tín dụng, thời gian cho việc phân tích không nhiều. Với lượng thời gian cho phép, cán bộ phân tích cần phải cân đối giữa thời gian phân tích và hiệu quả phân tích, để có thể đưa ra kết quả phân tích một cách chi tiết và khách quan nhất.
* Nguồn nhân lực và trình độ, đạo đức cán bộ tái thẩm định và ban lãnh đạo:
Về chất lượng nguồn nhân lực, các cán bộ tại Phòng Tái thẩm định KHDN đều có kiến thức chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng
và tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, quy mô đội ngũ cán bộ TTĐ còn khá nhỏ, hiện tại Phòng chỉ có 04 Chuyên viên TTĐ KHDN. Với số lượng hồ sơ tín dụng khách hàng từ nhiều Chi nhánh ĐVKD trình lên Hội sở, các cán bộ phải đối mặt với khối lượng