Thực trạng cơng tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 162 HOÀN THIỆN CÔNG tác PHÂN TÍCH tài CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG tái THẨM ĐỊNH tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP XĂNG dầu PETROLIMEX (Trang 54)

7. Kết cấu của khoá luận

2.2. Thực trạng cơng tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp

chính

2.2.1. Cơng tác tổ chức phân tích tài chính doanh nghiệp

2.2.1.1. Quy trình thẩm định và phân tích tài chính tại PG Bank

Nhìn chung, quy trình thẩm định tín dụng KHDN tại PG Bank về cơ bản giống với

quy trình thẩm định tín dụng chung tại các NHTM, được sơ đồ hóa như sau:

Hin h 5: Quy trình thẩm định hồ sơ tín dụng KHDN tại PG Bank

Phịng KHDN - Chi nhánh Phịng Tái thẩm định KHDN - Khối TTĐ&PD Cấp Phê duyệt - Hội sở PG Bank Phịng Giám sát tín dụng - Khối Quản lý rủi ro Tiếp nhận hồ sơ vay vốn của KHDN Đánh giá lại hồ sơ tín dụng KHDN của ĐVKD Quyết định phê duyệt/ từ chối hồ sơ cấp tín dụng Giám sát khoản cấp tín dụng sau khi giải ngân

Việc phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại PG Bank được phân quyền thực hiện tại 02 cấp là Phòng Quan hệ KHDN thuộc Chi nhánh Ngân hàng và Phòng Tái thẩm định KHDN thuộc Khối TTĐ&PD tại Hội sở. Do tính chất của tái thẩm định, cơng tác phân tích tại Phịng TTĐ KHDN được u cầu ở mức độ chuyên sâu hơn, nhằm

chỉ ra tình hình thực tế và khách quan nhất về khả năng tài chính kinh doanh của khách hàng, từ đó tối thiểu hóa rủi ro cho Ngân hàng khi quyết định cấp tín dụng.

2.2.1.2. Hệ thống quản lý hồ sơ tín dụng khách hàng doanh nghiệp

Hoạt động tái thẩm định nói riêng và cấp tín dụng nói chung của PG Bank được quản lý qua hệ thống Issue Tracking của Ngân hàng. Tiến độ giải quyết, tình trạng hồ sơ được cập nhật và theo dõi trên Issue Tracking để các đơn vị và các cấp quản lý thường

xun nắm bắt và có chỉ đạo kịp thời.

Cơng tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại Hội sở Ngân hàng được quản lý đồng

bộ với hoạt động tái thẩm định thông qua Issue Tracking bởi các cán bộ TTĐ KHDN, từ khi tiếp nhận hồ sơ từ ĐVKD cho đến khi hồn thành tổng hợp kết quả phân tích vào Báo cáo đánh giá rủi ro tín dụng độc lập.

2.2.1.3. Thời gian tái thẩm định và phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp

Thời gian cán bộ TTĐ phân tích tài chính KHDN thuộc khoảng thời gian tái thẩm định hồ sơ khách hàng, tính từ khi Phịng Tái thẩm định nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định cho đến khi hoàn tất Báo cáo đánh giá rủi ro độc lập, khơng tính thời gian chờ ĐVKD bổ sung giải trình hồ sơ và thời gian Phịng TTĐ đi thẩm định thực tế:

- Đối với hồ sơ tín dụng KHDN thơng thường: khơng q 3 ngày làm việc; - Đối với dự án đầu tư, cấp tín dụng trung dài hạn: khơng q 7 ngày làm việc. Khi Phịng TTĐ có u cầu ĐVKD giải trình/bổ sung, thời gian chờ ĐVKD hoàn thiện các nội dung này không quá 02 ngày làm việc. Nếu quá thời hạn trên Phòng TTĐ sẽ tạm ngưng thực hiện hồ sơ, trả issue và thời gian sẽ được tính lại từ khi ĐVKD bổ sung đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu.

Căn cứ mức độ phức tạp của hồ sơ, trình độ cán bộ TTĐ, Trưởng phịng TTĐ có thể ấn định thời gian hoàn thành đối với từng bộ hồ sơ cụ thể đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Những trường hợp đặc biệt phải kéo dài thời gian so với quy định phải được sự chấp thuận của PGĐ Khối TTĐ&PD và được thông báo cho ĐVKD.

2.2.1.4. Các trường hợp cần tái thẩm định trực tiếp

- Phòng Tái thẩm định KHDN cần đi thẩm định thực tế khách hàng cùng với ĐVKD

đối với những trường hợp sau:

+ Đối với KHDN mới: Tổng hạn mức cấp tín dụng từ 30 tỷ đồng trở lên. + Đối với KHDN cũ: Tổng hạn mức cấp tín dụng từ 50 tỷ đồng trở lên.

+ Các khoản cấp tín dụng khác theo yêu cầu của Cấp Phê duyệt, hoặc theo phân loại

của Phòng Kiểm toán nội bộ từ mức độ rủi ro cao trở lên.

- Loại trừ không thẩm định trực tiếp với những khách hàng cũ có khoản cấp tín dụng

thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Khoản tái cấp tín dụng khơng tăng so với lần cấp gần nhất;

+ Tổng hạn mức tín dụng dưới 100 tỷ đồng và BCTC của khách hàng được kiểm tốn độc lập có ý kiến chấp nhận tồn phần;

+ Khách hàng khơng có nợ xấu trong 12 tháng gần nhất.

2.2.2. Thơng tin sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp

Do tính chất cơng việc tái thẩm định là đánh giá lại phương án cấp tín dụng, hồ sơ PTTC KHDN của Phòng TTĐ chủ yếu do ĐVKD cung cấp và dựa theo mục hồ sơ đã được Ngân hàng quy định từng thời kỳ. Ngoài ra, cán bộ TTĐ sẽ thu thập thêm các thông tin từ hệ thống cơ sở dữ liệu Report của PG Bank và thơng tin ngồi PG Bank.

* Thơng tin tài chính:

Các thơng tin tài chính về KHDN được sử dụng khi PTTC cụ thể như sau:

- Báo cáo/ tờ trình thẩm định tín dụng của ĐVKD: cán bộ TTĐ sẽ đánh giá lại BCTĐ và làm rõ những điểm chưa được giải trình trong báo cáo;

- BCTC khách hàng cung cấp: Báo cáo này có thể là BCTC đã được kiểm tốn, Báo cáo nộp thuế hoặc BCTC nội bộ doanh nghiệp;

- Tờ khai nộp thuế GTGT: Cán bộ sử dụng thông tin trong tờ khai thuế để so sánh

doanh thu đầu ra với doanh thu ghi nhận trên BCTC;

- Bảng theo dõi chi tiết phát sinh nợ có trong năm gần nhất của các tài khoản lớn trong BCTC: phải thu, phải trả, hàng tồn kho, TCSĐ, nợ vay, phải trả khác,...: Các thông

tin chi tiết tài khoản có sẽ giúp cán bộ TTĐ có cái nhìn chi tiết hơn về từng đối tượng của tài khoản, phát hiện những điểm bất hợp lý và đánh giá tính luân chuyển của các đối

- Các hợp đồng kinh tế kèm hóa đơn VAT, chứng minh hoạt động kinh doanh, chứng minh nhu cầu sử dụng vốn, chứng minh khả năng khả nợ: Các tài liệu này nhằm chứng thực hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp;

- Tài liệu chứng minh nguồn thu nhập khác từ hợp đồng tiền gửi, hợp đồng góp vốn, cổ phần, cho thuê TSCĐ, hợp đồng hợp tác kinh doanh,...;

- Sao kê tài khoản thanh toán của khách hàng tại các ngân hàng trong năm gần nhất: góp phần đánh giá doanh thu thực và dịng tiền của khách hàng;

* Thông tin phi tài chính:

Cán bộ tái thẩm định cần nắm được những thơng tin phi tài chính sau:

- Yếu tố chính trị - kinh tế - xã hội tác động đến lĩnh vực kinh doanh của KHDN; - Thông tin về tổ chức quản lý, thị trường đầu ra/đầu vào của doanh nghiệp; - Lịch sử tín dụng và bảo đảm tiền vay của KHDN và các đối tượng có liên quan.

2.2.3. Phương pháp phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này thường được sử dụng để phân tích bảng

CĐKT và báo cáo KQHĐKD, áp dụng cả 02 kỹ thuật so sánh ngang và so sánh dọc. Với bảng CĐKT, kỹ thuật so sánh ngang so sánh dữ liệu kỳ này với kỳ liền trước đó dưới dạng giá trị tuyệt đối hoặc phần trăm, dùng để đánh giá sự biến động tăng giảm của từng khoản mục qua các năm; kỹ thuật so sánh dọc lấy tổng tài sản/ tổng nguồn vốn

làm gốc so sánh tỷ trọng của các khoản mục so với gốc tại từng thời điểm, giúp phân tích ảnh hưởng của từng khoản mục lên sự biến động của tài sản/ nguồn vốn.

Với báo cáo KQHĐKD, so sánh ngang so sánh chênh lệch biến động giữa các năm của từng khoản mục, so sánh dọc đánh giá tỷ trọng của các khoản mục so với doanh thu

thay đổi qua các năm như thế nào.

- Phương pháp tỷ lệ: Cán bộ TTĐ sử dụng phương pháp này khi đánh giá các hệ

số

tài chính theo 05 nhóm chỉ tiêu, từ đó đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp. - Phương pháp liên hệ, đối chiếu: Sử dụng các hồ sơ tài chính khác để đối chiếu

với

dữ liệu trên BCTC, tìm ra điểm bất hợp lý. Phương pháp này có thể giúp cán bộ TTĐ đánh giá độ tin cậy của BCTC với tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp, chỉ ra những điểm cần chú ý về tài chính của khách hàng, giúp giảm thiểu rủi ro khi cấp tín dụng cho Khách hàng.

2.2.4. Quy trình phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp

Phân tích tài chính KHDN là một khâu trong q trình tái thẩm định hồ sơ tín dụng

KHDN. Nhìn chung, quy trình PTTC doanh nghiệp tại PG Bank bám sát quy trình chung

về PTTC doanh nghiệp, cụ thể như sau:

a. Kiểm tra hồ sơ từ đơn vị kinh doanh và xử lý thông tin hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ ĐVKD, cán bộ TTĐ có trách nhiệm kiểm tra nội dung và đánh giá mức độ hợp lý, đầy đủ của thông tin nêu trong hồ sơ đề xuất, bao gồm:

- Đánh giá mức độ đầy đủ của nội dung hồ sơ được cung cấp: cán bộ TTĐ dựa theo hồ sơ tài chính trong danh mục hồ sơ tái thẩm định KHDN do PG Bank quy định.

- Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ được cung cấp: các tài liệu trong hồ sơ cần được

ký và đóng dấu hợp pháp bởi đơn vị có liên quan.

- Đánh giá tính hợp lý của thơng tin nêu trong hồ sơ được cung cấp: + So sánh số liệu trong BCTC năm sau với số liệu BCTC năm trước; + So sánh chi tiết các loại BCTC (nếu có): báo cáo thuế, báo cáo nội bộ,...; + Doanh thu trên tờ khai nộp thuế GTGT phù hợp với số liệu doanh thu được ghi

trong báo cáo KQHĐKD của doanh nghiệp;

+ Kiểm tra chi tiết phát sinh các tài khoản lớn với số liệu trong bảng CĐKT; + Kiểm tra, đối chiếu các hợp đồng kinh tế, các tài liệu chứng minh nguồn thu nhập và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi kiểm tra hồ sơ tài chính chưa đầy đủ và/hoặc nội dung của hồ sơ chưa lập đúng

theo mẫu hướng dẫn, thông tin cung cấp mâu thuẫn và chưa chính xác, cán bộ TTĐ tổng

hợp các vấn đề vướng mắc cần giải trình và bổ sung; trao đổi với ĐVKD để xác nhận lại hoặc yêu cầu bổ sung hồ sơ, văn bản giải trình, tài liệu khác.

Ngồi ra, cán bộ TTĐ cần thu thập bổ sung thông tin từ hệ thống thơng tin của PG

Bank và ngồi PG Bank như sao kê tài khoản ngân hàng của khách hàng để kiểm tra tình hình thanh tốn của doanh nghiệp.

Sau khi hồn thành việc thu thập và kiểm tra thơng tin, cán bộ TTĐ tiến hành nhập

các thơng tin tài chính vào bảng PTTC, tính các chỉ tiêu tài chính cần thiết cho việc phân

b. Phân tích thơng tin tài chính

Sau khi hồn thiện việc thu thập hồ sơ tài chính và phân tích các khoản mục khác trong Báo cáo đánh giá rủi ro độc lập, cán bộ TTĐ sẽ phân tích tình hình tài chính của KHDN dựa theo các tài liệu hồ sơ tài chính, sau đó đưa ra kết luận cuối cùng về năng lực tài chính hiện tại của doanh nghiệp.

* Phân tích bảng cân đối kế tốn:

- Đánh giá quy mô cơ cấu tổng tài sản - nguồn vốn;

- Đánh giá các khoản mục chính trong bảng CĐKT, các khoản mục có đột biến đáng

kể (hơn 10%): Nêu các nguyên nhân biến động chính cho mỗi khoản mục, đánh giá mức

độ phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mức độ rủi ro chấp nhận/ không

chấp nhận được, biện pháp khách hàng khắc phục.

+ Các khoản phải thu: Đưa vào báo cáo các khoản bị chiếm dụng có tỷ trọng cao, các khoản phải thu khó địi; phân tích quy mơ, chất lượng, cơ cấu các khoản phải thu (có tập trung nhóm đối tượng khách hàng nào.)

+ Hàng tồn kho: Đưa vào báo cáo bảng cơ cấu hàng tồn kho, phân tích cơ cấu, chất lượng, thời gian tồn kho, giá hàng tồn có thay đổi so với thời điểm hiện tại khơng, phương thức bảo quản, điều kiện kho bãi.

+ Nợ phải trả: Đưa vào báo cáo các khoản chiếm dụng người bán lớn, phân tích cơ cấu nợ, thời gian nợ, liên hệ với KQHĐKD và các hợp đồng đầu vào.

+ Các khoản đầu tư: Phân tích hiệu quả các khoản đầu tư, tổn thất từ việc đầu tư kém hiệu quả có được hạch tốn vào chi phí khơng, đánh giá mức độ tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong trường hợp các khoản đầu tư này thua lỗ.

+ Vốn chủ sở hữu: Kiểm tra vốn đã được góp đủ chưa, hình thức góp (tiền mặt hay tài sản,...), nguồn góp vốn của các cổ đông là nguồn vốn đi vay hay khơng (kiểm tra CIC

các cổ đơng), đánh giá tính ổn định của các nguồn vốn góp, lợi nhuận chưa phân phối có phù hợp với báo cáo KQHĐKD khơng.

- Phân tích đánh giá vốn lưu động rịng của doanh nghiệp.

* Phân tích kết quả kinh doanh:

- Phân tích quy mơ cơ cấu doanh thu, nguồn doanh thu chính, giá vốn, chi phí và lợi

- Tùy theo tình hình thực tế của khách hàng để kiểm chứng tính hợp lý của doanh thu

nội bộ. Doanh thu được xác định dựa trên các căn cứ sau:

+ Số lượng hàng nhập khẩu trên tờ khai và giá trung bình thu thập được của mặt hàng này hiện đang được tiêu thụ trên thị trường;

+ Chi tiết xuất nhập tồn kho do khách hàng cung cấp; + Sổ tay theo dõi q trình bán hàng;

+ Dựa trên cơng suất trung bình, cơng suất thực tế khai thác, định mức và lượng nguyên nhiên liệu tiêu thụ;

+ Số lượng đại lý, cửa hàng; các hợp đồng kinh tế;... - Lợi nhuận được xác định căn cứ vào:

+ Lợi nhuận trung bình ngành;

+ Tính tốn thực tế của doanh nghiệp;

+ Chênh lệch giá đầu vào giữa doanh nghiệp kê khai và trong thực tế;

+ Đối với doanh nghiệp quản lý theo mơ hình gia đình, có thể tham khảo thêm mức độ tích lũy tài sản cá nhân, mức sống các thành viên.

* Phân tích các chỉ tiêu tài chính:

- Đánh giá phân tích chỉ tiêu tài chính của ĐVKD, tính tốn lại các chỉ tiêu tài chính

theo quy định tái thẩm định.

- Phân hóa các chỉ tiêu theo lĩnh vực ngành nghề kinh doanh: Nông lâm thủy sản, Thương mại dịch vụ, Xây dựng, Công nghiệp; phân loại theo quy mô: Lớn, vừa, nhỏ; đánh giá các chỉ số tài chính theo 05 nhóm chỉ tiêu chính, phân tích làm rõ và kết luận với các chỉ tiêu bất thường cần chú ý.

* Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ (nếu cần thiết).

- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh; - Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư; - Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính.

c. Tổng hợp kết quả phân tích

Sau khi kết thúc quá trình phân tích tình hình tài chính KHDN, cán bộ TTĐ có nhiệm vụ tổng hợp kết quả phân tích vào Báo cáo đánh giá rủi ro độc lập, kết hợp với đánh giá các vấn đề khác của KHDN, từ đó cán bộ TTĐ đưa ra ý kiến độc lập về việc

T

T Loại hình tín dụng

Số dư cấp

tín dụng Nhóm nợ quá hạnSố ngày Dư nợ gốcquá hạn

đồng ý/ khơng đồng ý việc cấp tín dụng, nhận xét về mức độ rủi ro của khoản tín dụng, đồng thời đề xuất các điều kiện bổ sung nhằm kiểm soát và giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng khi cấp tín dụng cho khách hàng.

2.2.5. Ví dụ minh hoạ phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt độngtái thẩm định tín dụng tại Ngân hàng TMCPXăng dầu Petrolimex - Hội sở chính tái thẩm định tín dụng tại Ngân hàng TMCPXăng dầu Petrolimex - Hội sở chính

Để có thể có cái nhìn trực quan hơn về công tác PTTC KHDN trong hoạt động tái

Một phần của tài liệu 162 HOÀN THIỆN CÔNG tác PHÂN TÍCH tài CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG tái THẨM ĐỊNH tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP XĂNG dầu PETROLIMEX (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w