Thực trạng hiện nay của nghiệp vụ ngân hàng đại lý của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Một phần của tài liệu 176 PHÁT TRIỂN QUAN hệ đại lý đối với NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN HÀNG hải VIỆT NAM PHỤC vụ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 44 - 55)

S lố ượn gs nph mnăm trả ẩ ước ×100%

2.2.3.2. Thực trạng hiện nay của nghiệp vụ ngân hàng đại lý của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

TMCP Hàng Hải Việt Nam

a. Sử dụng mô hình SWOT đánh giá khả năng phát triển quan hệ đại lý tại Maritime Bank.

Strengths - Ưu điểm:

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam là một ngân hàng trẻ với 20 năm thành lập và phát triển, điều kiện hình thành của ngân hàng trong hoàn cảnh đất nước bước vào thời kì đổi mới, thoát khỏi chế độ bao cấp và bắt đầu tiến tới phát triển ngoại thương, giao lưu với nước ngoài về mọi mặt. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam có một số điểm mạnh nội tại được sử dụng triệt để trong phát triển quan hệ đại lý như sau:

Nhân sự: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam có một lực

lượng cán bộ nhân viên trẻ và nhiệt huyết, có thể thấy ngân hàng đã và đang trẻ hóa nguồn cán bộ, bên cạnh đó sử dụng một hệ thống tuyển dụng gắt gao nhằm tạo nên nguồn lao động chất lượng cao, phục vụ tốt những dịch vụ với ngân hàng nước ngoài. Các chương trình tuyển dụng tập trung với tiêu biểu như chương trình Young Leader được tổ chức hàng năm nhằm tuyển dụng những ứng viên tiềm năng cho ngân hàng và đào tạo họ với công việc, điều này đã làm nên sự khác biệt của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam với các ngân hàng khác trong nội địa Việt Nam.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam xác định vai trò quan trọng của yếu tố nhân lực trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ, năm qua, maritime Bank đã xây dựng và triển khai nhiều chương trình đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ cho các cán bộ nhân viên như kỹ năng phục vụ khách hàng, kỹ năng bán hang... Cán bộ nhân viên có tổng cộng 6700 tiếng đào tạo mỗi năm và cán bộ nhân viên thường xuyên được kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn, chấm điểm tuân thủ và xếp loại định kỳ.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam quản lý nhân viên theo KPI:

KPI theo tiếng anh là Key Performance Indicator có nghĩa là chỉ số đánh giá thực hiện công việc. Thông thường mỗi chức danh sẽ có bản mô tả công việc hoặc kế hoạch làm việc hàng tháng.Nhà quản lý sẽ áp dụng các chỉ số để đánh giá hiệu quả của chức danh đó.Dựa trên việc hoàn thành KPI, ngân hàng sẽ có các chế độ thưởng phạt cho từng cá nhân.

Việc đo lường chính xác kết quả thực hiện công việc này đã góp phần quan trọng ghi nhận và phát huy sự nỗ lực đóng góp của mỗi cán bộ nhân viên vào sự phát triển chung của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam. Chi phí nhân sự của MaritimeBank chiếm 43% tổng chi phí, trong đó 20% được sử dụng cho lĩnh vực đào tạo. Đây là một điểm nhấn tạo nên tính hiệu quả và cũng là sự khác biệt so với nhiều ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian qua.

Công nghệ: Là một ngân hàng có tuổi đời trẻ, nhưng Ngân hàng Thương mại

Cổ phần Hàng hải Việt Nam lại khá phát triển trong lĩnh vực công nghệ ngân hàng do được tiếp thu,nam bắt và thừa hưởng những công nghệ của những ngân hàng tiên phong và những ngân hàng tiên tiến trên thế giới. Bên cạnh đó, ngân hàng có lực lượng cán bộ trẻ và vẫn tiếp tục trẻ hóa, điều này làm cho ngân hàng có khả năng đầu tư và phát triển công nghệ hơn, từ đó gia tăng chất lượng sản phẩm.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam luôn chú trọng:” Chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng là nền tảng quan trọng cho việc phát triển các hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng”. trong năm 2012, Maritime Bank đã thực hiện triển khai gần 70 dự án công nghệ nhằm phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ đồng thời thực hiện hơn 100 yêu cầu thay đổi nhằm cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động của các sản phẩm hiện có. Nhiều dự án tiêu biểu đã được triển khai như nâng cấp Internet Banking, Mobile Banking, hoàn thiện các mảng về thẻ tín dụng, dự án Kondor+, Fx chi nhánh và dự án ERP. trong số đó có những dự án lần đầu được triển khai tại việt Nam như dự án quản trị rủi ro trên thị trường tài chính (Kondor+). Maritime Bank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đầu tư và đưa vào ứng dụng hệ thống quản trị giao dịch treasury đồng bộ từ Front Office, Middle Office và Back Office.với hệ thống quản trị mới này, các hạn mức được kiểm soát tự động ngay trong

Tên nước Dàn số theo ước tính của Bộ Ngoại giao W

Mỹ 2 200 000

Pháp 300 000

quá trình giao dịch. hệ thống cũng hỗ trợ các công cụ tính toán giới hạn rủi ro, mô hình VAR, mô hình định giá công cụ phái sinh.

Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển và triển khai các công nghệ mới, Maritime Bank cũng rất chú trọng đến việc duy trì chất lượng của các dịch vụ công nghệ hiện có bằng việc đầu tư nâng cấp nền tảng hệ thống và bổ sung, cải tiến các quy trình quy định trong công tác vận hành. do vậy, các hệ thống ứng dụng được duy trì hoạt động liên tục, ổn định với tỷ lệ trung bình 99%, đảm bảo sự thông suốt cho các hoạt động giao dịch trên toàn hệ thống.

Weaknesses - Điểm yếu:

Lịch sự phát triển: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam trong

quá trình trở thành ngân hàng đại lý cho các ngân hàng nước ngoài là một ngân hàng non trẻ, hình thành và phát triển sau các ngân hàng thương mại cổ phần khác, do đó uy tín và khả năng thu hút sự quan tâm với những nguồn khách hàng nước ngoài là kém hơn rất nhiều, bên cạnh đó có rất nhiều đối thủ khác trong cùng lĩnh vực, những đối thủ có quan hệ và khả năng tốt hơn ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam trong rất nhiều mặt và khó có thể cho ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam cơ hội tạo ra đột phá về phí dịch vụ.

Tiềm lực tài chính: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam có

một nguồn tài chính không vững chắc bằng các ngân hàng thương mại cổ phần khác. Có thể thấy điều đó qua.

Opportunities - Cơ hội:

Việc Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 11 năm 2007 đã tạo ra cho ngân hàng thương mại cổ phần nói chung và ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam nói riêng nhiều thời cơ. Ngành ngân hàng thế giới đã trải qua nhiều thập kỷ với những bước phát triển vượt bậc, chính vì vậy đây là cơ hội để các ngân hàng Việt Nam tiếp thu những giá trị cốt lõi trong quản lý và điều hành. Thiết lập quan hệ đại lý không những giúp thắt chặt sự hợp tác của hai ngân hàng mà còn là hình thức giao thoa văn hóa doanh nghiệp giúp các bên phát huy hơn nữa những thế mạnh của mình. Hiện tại, hoạt động ngân hàng đại lý đang đứng trước những cơ hội tiềm năng như sau:

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kiều hối trong những năm qua là tiền đề để xem đây là một cơ hội cho việc phát triển hoạt động ngân hàng đại lý.Theo số liệu của Học Viện Ngoại Giao năm 2012, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có trên 4 triệu người và phân bố không đồng đều tại 103 nước và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, 98% trong số đó tập trung ở 21 nước tại Bắc Mỹ, Châu Âu,Đông Nam Á, Đông Bắc Á và châu Đại Dương.

Canada 250 000 Đài Loan 200 000 Campuchia 156 000 Thái Lan 100 000 Malaysia 100 000 Hàn Quốc 100 000 Nga 60 000 Cộng hòa séc 60 000 Anh 40 000 Nhật 40 000 Lào 30 000 Ba Lan 20 000 Na uy 19 000 Hà Lan 19 000 Bi 14 000 Thụy Điền 14 000 Đan Mạch 14 000

Năm Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD) Kim ngạch nhập khẩu (tỷ USD) 2011 96,91 106,75 2012 114,6 1143

Lực lượng doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài những năm gần đây cũng tăng đáng kể cả về số lượng và tiềm lực, có nhiều ảnh hưởng tích cực đến quan hệ nhiều mặt của Việt Nam với nước sở tại và quốc tế. Với những thay đổi tích cực trong Pháp lệnh ngoại hối khuyến khích kiều bào về đầu tư, mua nhà ở Việt Nam, đây chính là động lực thu hút dòng kiều hối chảy về Việt Nam và trở thành một nguồn vốn đầu tư hiệu quả.

Tăng trưởng kiểu hối thúc đẩy các dịch vụ chuyển tiền thông qua ngân hàng và các dịch vụ thanh toán khác. Như vậy, để mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng, các ngân hàng Việt Nam cần thiết phải xây dựng mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp nhằm giảm thiểu tối đa thời gian và chi phí dịch vụ.Nếu xem đây là tiềm năng phát triển dịch vụ thanh toán, các ngân hàng sẽ có động lực để phát triển hơn nữa mạng lưới ngân hàng đại lý với các ngân hàng đối tác nước ngoài.

Thứ hai, lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng mang lại tiềm năng phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý của các ngân hàng thương mại Việt Nam.Xuất nhập khẩu đặt ra nhu cầu thanh toán rất lớn giữa hai bên đối tác.Thêm vào đó, xuất nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thương mại của một quốc gia nên là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với một nền kinh tế.Việt Nam là một nước đang phát triển, Chính phủ đang đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và giảm dần tỷ trọng nhập khẩu.Cùng với những cam kết mở cửa thị trường khi Việt Nam gia nhập WTO, có thể nói hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu trong những năm tới sẽ sôi nổi hơn. Mặt khác, việc thanh toán nhanh chóng, ít tốn thời gian và giảm thiểu được rủi ro cũng như chi phí hoa hồng sẽ thiết lập mối quan hệ làm ăn bền vững với đối tác - đặc biệt là những đối tác nước ngoài đã quen với văn hóa giao thương chuyên nghiệp. Chính vì vậy, phát triển quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài chính là chìa khóa hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu và góp phần tạo nên hình ảnh đẹp của các ngân hàng Việt Nam với đối tác người nước ngoài.

Bên cạnh đó, kết hợp với báo cáo của Ngân hàng Thế giới về Việt Nam tính từ lúc Việt Nam gia nhập WTO đến hiện tại, có thể thấy hệ số mở cửa nền kinh tế (hệ số tính bằng tỷ lệ giữa doanh số XNK trên GDP) của Việt Nam có chiều hướng tăng trong những năm gần đây Việt Nam luôn ở mức cao và ổn định. Tạo nhiều cơ hội để Việt Nam đón nhận các đối tác nước ngoài vào đầu tư. Lợi thế về con người và môi trường đầu tư đã thu hút rất nhiều giới đầu tư nước ngoài về lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Giao thương quốc tế mở rộng yêu cầu cần có những sự liên kết nhất định từ phía các ngân hàng để phục vụ khách hàng tốt hơn và nâng cao.vị thế của mình. Chính vì vậy, việc mở rộng quan hệ đại lý sẽ giúp các bên được nhiều lợi ích về hiệu quả và quy mô.

Cuối cùng, thời cơ của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam nói riêng, đó là việc trong giai đoạn từ 2009 - 2014, Tổng công ty bưu chính Việt Nam (Vnpost) đã chính thức gia nhập mạng thanh toán quốc tế Eurogiro và là thành viên thường trực của mạng lưới này. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới cho hệ thống bưu chính và mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành ngân hàng. Eurogiro là mạng thanh toán điện tử được thiết kế theo chuẩn của hệ thống tài chính ngân hàng, có thể đáp ứng được các yêu cầu xử lý giao dịch tài chính chuyên nghiệp của bưu chính các nước, các ngân hàng và các tổ chức tài chính tiền tệ. Mạng Eurogiro hiện có 50 nước thành viên tham gia, trong đó có 41 cơ quan

bưu chính và 21 ngân hàng. VNPost sẽ kết nối với Eurogiro qua hệ thống ELS (Eurogiro Local System)

Trước sự kiện này, các ngân hàng thương mại có thể xem đây là bài học kinhnghiệm cho bước phát triển trong kế hoạch tương lai của mình.Eurogiro là mạng thanh toán toàn cầu, và cũng giống như những tổ chức quốc tế khác, nó đòi hỏi những thành viên tham gia cần phải chuẩn hóa về công nghệ và nghiệp vụ. Chính vì vậy, các ngân hàng Việt Nam có thể yên tâm rằng thành viên của các mạng lưới quốc tế này là những người bạn được "tuyển chọn" và có tiềm năng hợp tác. Trước mắt, đó là sự hợp tác trong chức năng chính của mạng lưới là dịch vụ chuyển tiền; nhưng đằng sau đó là tiềm năng hợp tác ở rất nhiều dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu và sứ mạng mà mỗi ngân hàng đang theo đuổi. Đó chính là bước đệm để các ngân hàng có cơ hội tiềm hiểu và tiến đến thiết lập quan hệ đại lý đa phương với các ngân hàng đối tác tiềm năng. Eurogiro là mạng thanh toán không chỉ dành riêng cho lĩnh vực ngân hàng bao gồm các công ty bưu chính và tổ chức tài chính; như vậy, mạng lưới ngày càng phát triển sẽ góp phần xóa dần khoảng cách của hệ thống tài chính các nước và thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác giữa các tổ chức thành viên.

Threats - Thách thức:

Công cuộc toàn cầu hóa, khu vực hóa của Việt Nam tuy rằng đã có nhiều chuyển biên đáng kể, từ lúc Việt Nam gia nhập WTO đến nay đã có nhiều khởi sắc hơn cho nền kinh tế quốc tế, tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc trong bộ máy hành chính và hành lang pháp lý, khiến cho khả năng mở rộng quan hệ đại lý của ngành ngân hàng nói chung, và của ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Viêt Nam nói riêng có nhiều chướng ngại, không phát triển theo mong muốn chung. Bên cạnh đó, luật pháp Việt Nam trong tổng thể luật pháp quốc tế chưa có sự đồng nhất toàn bộ, dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài có tâm lý ngại đầu tư vào Việt nam qua kênh ngân hàng đại lý hay thanh toán quốc tế, rào cản pháp lý là một rào cản lớn dẫn đến việc quan hệ đại lý khó hoàn thành công cuộc phát triển.

Ngân hàng Số lượng ngân hàng đại Quốc gia và vùng lãnh thổ Vietcombank 1700 202 Agribank 1026 132 BIDV 1500 80

SWIFT là hệ thống thông tin toàn cầu cho lĩnh vực thanh toán liên ngân hàng.Tuy nhiên, không phải ngân hàng của các quốc gia mà Việt Nam có quan hệ đối tác trong kinh doanh đều là thành viên của SWIFT.SWIFT cũng không phải hình thức liên lạc có thể thay thế cho các phuơng tiện truyền tin truớc đó.Điều này tạo nên một trở ngại quan trọng đối với việc thanh toán qua ngân hàng. Ví dụ: khi chuyển bộ chứng từ TTQT vẫn phải sử dụng thu tín mà không thể dùng SWIFT để chuyển đuợc; hoặc khi chuyển một bức điện tới ngân hàng ở Myanma ta không thể dùng SWIFT mà phải sử dụng TELEX vì một số ngân hàng ở Myanma chua tham gia SWIFT.

b. Thực trạng hiện nay

Số luợng ngân hàng đại lý và tốc độ phát triển ngân hàng đại lý: Ngân hàng Thuơng mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam có một lịch sử phát triển quan hệ đại lý không dài, nhung cũng đã sớm thiết lập quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng trên thế giới. Về mạng luới ngân hàng đại lý, tính đến 31/12/2013, Ngân hàng Thuơng mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam đã làm việc với gần 630 ngân hàng tại gần 60 quốc gia trên toàn thế giới. Bất chấp những bất lợi về kinh tế vĩ mô, hơn 40 đối tác trong nuớc và 30 đối tác nuớc ngoài đã cấpvà tăng hạn mức tín dụng cho martitime Bank với tổng hạn

Một phần của tài liệu 176 PHÁT TRIỂN QUAN hệ đại lý đối với NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN HÀNG hải VIỆT NAM PHỤC vụ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ,KHOÁ LUẬN tốt NGHIỆP (Trang 44 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w