Thị phần doanh thu kiều hối của các ngân hàng TMCP Việt Nam
3.2.2.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý
Trong giai đoạn từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay, môi trường pháp lý của Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực. Văn bản luật các tổ chức tín dụng được hoàn thiện theo hướng chuẩn hóa với yêu cầu chung của công cuộc khu vực hóa, toàn cầu hóa, nhiều quy định, hướng dẫn được đưa ra theo những trích dẫn của văn bản nước ngoài, nhằm tạo ra sự thống nhất của luật pháp quốc gia với luật pháp quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng Việt Nam phát triển tốt thanh toán quốc tế và các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Tuy nhiên, môi trường pháp lý của Việt Nam còn có nhiều vấn đề phải bàn, đặc biệt là Luật pháp Việt Nam vẫn chưa đủ các chế tài pháp lý và chất lượng xây dựng các văn bản luật còn quá thấp. Để phát triển ngành ngân hàng theo hướng hiện đại, Chính phủ cần hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý và những quy định mang tính định hướng lâu dài cho các ngân hàng thương mại.
Một số giải pháp đối với vấn đề hoàn thiện môi trường pháp lý như sau:
> Nhanh chóng hoàn thiện Luật ngân hàng và Luật các tổ chức tín dụng, cập nhật các quy định mới theo nhu cầu và thực tiễn hoạt động của các ngân hàng, đặc biệt cần bổ sung các quy định điều chỉnh về hoạt động ngân hàng quốc tế. Như đã phân tích ở chương 2, hệ thống Luật Pháp Việt Nam vẫn chưa có một bộ luật cụ thể điều chỉnh hoạt động ngân hàng đại lý, dẫn đến việc nghiệp vụ Ngân hàng đại lý được thực hiện theo thông lệ quốc tế là chủ yếu. Điều này dẫn đến tình trạng chung là khả năng điều chỉnh nghiệp vụ của ngân hàng còn không có định hướng, khiến cho việc thay đổi lối ứng xử khi gặp một tình huống cụ thể còn khá cứng nhắc và không linh hoạt, có thể còn mâu thuẫn với những điều khoản, điều luật ban hành trước của luật pháp nước nhà. Đây là nhận định chung tạo nên yêu cầu cho luật pháp quốc gia cần có những chế tài, những điều khoản cụ thể điều chỉnh hành vi nghiệp vụ ngân hàng đại lý.
> Phát huy vai trò của Hiệp hội Ngân hàng: Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện các khung pháp lý và hướng các tổ chức tín dụng của Việt Nam đi theo thông lệ Quốc
tế. Ngân hàng Nhà nước cũng cần sớm có phân tích, đánh giá hoạt động của các ngân
hàng thương mại tại hai thị trường Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh bởi thực tế mạng lưới
ngân hàng tại hai địa bàn này chưa đáp ứng được nhu cầu. Năm 2009, hoạt động của
một số ngân hàng vẫn mang tính tự do, cần phát huy vai trò của hiệp hội, có
tiếng nói
thống nhất; cần có những biện pháp, cơ chế kiểm soát tránh để cả hệ thống hoạt động
không bình thường.
> Thành lập cơ quan chức năng làm đầu mối thông tin về các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, đây là sẽ là nơi hỗ trợ về mặt thông tin, quy
định và
các định hướng chiến lược khi các ngân hàng tìm thấy cơ hội mở rộng thị trường ra
nước ngoài và cần đến những hỗ trợ từ phía Ngân hàng nhà nước: Có thể nói,
với thời
gian chỉ 7 năm từ lúc gia nhập WTO, Việt Nam vẫn còn ít kinh nghiệm về
nghiệp vụ
ngân hàng đại lý hiện đại, nhu cầu có một cơ quan chức năng làm đầu mối thông
tin là
thật sự cần thiết nhằm giúp cho khả năng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng
được trôi chảy hơn, bên cạnh đó xúc tiến được con đường khu vực hóa, quốc tế hóa
của Việt Nam.
> Rút ngắn thời gian chênh lệch giữa thời hạn ban hành Luật và các Quyết định, Nghị Định, thông tư hướng dẫn thi hành. Pháp luật hiện có một số quy định có
ngân hàng nội địa đó là phải nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Với nền chính trị ổn định và kinh tế đang trên đà phát triển, chắc chắn Việt Nam không khó khăn lắm trong quá trình đó.
Từ lúc Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 đến nay, Việt Nam có một nền tảng vững chắc để phát triển một nền ngoại giao tốt với các nước trong khu vực và trên trường quốc tế, phát triển dần quá trình khu vực hóa, quốc tế hóa của đất nước. Tuy nhiên, so với mục tiêu đặt ra thì tốc độ còn quá chậm chạp, ảnh hưởng nhiều đến ngoại thương, tài chính quốc tế, cũng như quan hệ đại lý.
Một số giải phát đề ra để phát triển quan hệ ngoại giao của Việt Nam để phát triển ba trụ cột của ngoại giao Việt Nam là: ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa gắn kết chặt chẽ với nhau.
> Xây dựng quan hệ hữu nghị tốt đẹp để sau đó mở rộng quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với các nước.
Tại mỗi hoạt động đối ngoại, cụ thể là trao đổi đoàn cấp cao với các nước trong các
chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao, chúng ta rất coi trọng nội dung hợp tác kinh
tế bên
cạnh việc thúc đẩy quan hệ về chính trị. Đó là việc thúc đẩy ký kết các hiệp
định, thỏa
thuận hợp tác, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh tế, thương mại, đầu
tư. Ví
dụ trong các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với phía Hoa Kỳ, Lãnh đạo cấp cao nước ta
đã đề
xuất phía Hoa Kỳ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam vào thị trường này; đề cập đến những vấn đề hết sức cụ thể như xử lý trái thanh
long, con tôm của ta xuất khẩu sang Hoa Kỳ thế nào...
thông tin, là cầu nối cho trong nước với các thị trường nước ngoài. Đó là đóng góp rất cụ thể của ngoại giao Việt Nam cho đất nước.