Thứ nhất, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng và kiểm tra kiến thức của đội ngũ nhân viên, tăng cường hợp tác đào tạo đối với các tổ chức định giá trong và ngoài nước.
Ngân hàng nên tạo cho nhân viên một môi trường làm việc thoải mái, để họ có thể cống hiến tối đa năng lực thực sự của mình. Hơn nữa, ngân hàng có thể tổ chức các buổi hội thảo, các lớp học bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ phòng định giá tài sảm nhầm nâng cao nghiệp vụ và tăng cường số lượng nhân viên có thẻ Thẩm định viên về giá.
Thứ hai, thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật, xây dựng hệ thống ngân hàng dữ liệu về định giá.
Ngân hàng nên phát triển bộ phận xây dựng và quản lý các văn bản quy định nội bộ. Bộ phận này có thể kiêm thêm việc cập nhật các thông tin về các văn bản pháp luật mới được ban hành, phổ biến cho nhân viên và làm cơ sở xây dựng các quy định nội bộ. Ngoài ra, Ngân hàng cũng nên tiến hành xây dựng kho dữ liệu về định giá phục vụ cho các công tác chuyên ngành.
Thứ ba, thường xuyên nghiên cứu và đề xuất các ý kiến cho Nhà nước để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về định giá, góp phần phát triển ngành dịch vụ định giá tại Việt Nam.
Thứ tư, hoàn thiện quy trình và phương pháp định giá tài sản nói chung và bất động sản nói riêng bằng việc ban hành thêm các quy định về định giá.
Như các giải pháp đã nên ra ở trên, Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu nên bổ sung thâm những quy định nhằm tăng chất lượng công tác định giá bằng việc hoàn thiện quy trình và phương pháp định giá tại ngân hàng.
Kêt luận chương 3
Thông qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn của công tác định giá bất động sản làm tài sản đảm bảo cho các khoản tín dụng, trong chương này khóa luận đưa ra một số giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện và phát triển công tác định giá bất động sản tại các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam nói chung và ngân hàng Á Châu nói riêng.
Kết luận chung
Định giá bất động sản nói riêng và định giá tài sản nói chung vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam. Trong nền kinh tế thị trường, lĩnh vực định giá tài sản ngày càng thể hiện được tầm quan trọng, thiết thực của nó đối với nhiều hoạt động kinh tế, từ mua bán tài sản, cho thuê, chuyển nhượng, bán đấu giá, thành lập, chia tách giải thể doanh nghiệp... đến mảng hoạt động cho vay tại các Ngân hàng. Hoạt động định giá bất động sản thế chấp sẽ giúp cho các ngân hàng bảo đảm được nguồn vốn vay của mình, hạn chế rủi ro. Nhờ vậy, ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng và qua đó thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam.
Qua quá trình phân tích, đánh giá thực trạng quy trình định giá bất động sản thế chấp tại ngân hàng TMCP Á Châu, em đã rút ra được những khó khăn, thuận lợi trong công tác định giá tài sản đảm bảo ở đây. Từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác này tại ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu. Hoạt động định giá bất động sản thế chấp tại ACB đã có những bước phát triển mà không phải ngân hàng nào cũng có được. Đó là: có bộ phận thẩm định tài sản độc lập với các nhân viên được đào tạo chuyên môn về định giá; quy trình định giá chuyên nghiệp, hợp lý, chặt chẽ; có phần mềm quản lý giúp cho hoạt động định giá được tiến hành nhanh chóng và chính xác hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và thành công đó thì định giá bất động sản hiện nay còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu là do chưa có một cơ chế chính sách pháp luật nào quy định và hoàn chỉnh về vấn đề này.
Vì vậy, để hoạt động tín dụng tại ACB nói riêng và các tổ chức tín dụng khác nói chung đạt hiệu quả cao thì ngoài sự cố gắng nỗ lực của chính các ngân hàng thương mại thì cũng cần có được sự quan tâm của lãnh đạo ngân hàng, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Thông qua khóa luận tốt nghiệp, em hi vọng sẽ đóng góp thêm phần nào để hoàn thiện, phát triển công tác định giá bất động sản làm tài sản đảm bảo cho hoạt động tín dụng tại ACB. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế về mặt nhận thức, đồng thời thời gian
nghiên cứu cũng chưa lâu, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên khóa luận không tránh khỏi những khiếm khuyết.
Em kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các các bạn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các cán bộ ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu và thầy NGƯT. PGS. TS Kiều Hữu Thiện đã giúp em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO•
1. TS. Phạm Tiến Đạt, 2015, Giáo trình Nguyên lý chung định giá tài sản, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.
2. TS. Phạm Tiến Đạt, 2015, Giáo trình Định giá bất động sản trong hoạt động tín dụng - cách tiếp cận từ các Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.
3. Pháp lệnh giá số 40/2002/PL - UBTVQH 10, ngày 26/04/2002 của Ủy Ban Thường vụ Quốc Hội khóa X quy định về thẩm định giá.
4. Nghị định 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá.
5. Quyết định số 24/2005/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ngày 18/04/2005, số 77/2005/QĐ-BTC ngày 01/11/2005, số 129/2008/QĐ-BTC ngày 31/12/2008 về việc ban hành các tiêu chuẩn Thẩm định giá Vi ệt Nam.
6. Luật đất đai năm 2003 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 01/07/2004.
7. Luật đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003. 8. Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003. 9. Luật nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
10. Luật kinh doanh bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29/06/2006.
11. Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 về việc ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
12. Quyết định số 420/2013/QĐ-SXD ngày 17/01/2013 của Sở Xây dựng thành phố Hà Nội về việc công bố giá xây dựng mới nhà ở, công trình, vật kiến trúc làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hổi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội. 13. Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.