CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN

Một phần của tài liệu 079 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 109 - 121)

TÍN DỤNG TẠI NH ĐT&PT VIỆT NAM.

3.3.1. Kiến nghị đối với NHĐT&PTVN.

3.3.1.1. Kiểm soát chặt chẽ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và kết quả phân loại nợ.

Luận văn thạc sỹ Học viện ngân hàng

Tại các chi nhánh, khi triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội có hiện tượng các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính không tương thích: doanh nghiệp kém hiệu quả nhưng vẫn cho điểm người đứng đầu cao, hay không sử dụng báo cáo tài chính năm theo yêu cầu của BIDV mà dùng báo cáo quý (do vậy chưa phản ánh hết các khoản doanh thu và chi phí phân bổ 1 lần vào cuối năm) ... Điều này dẫn đến tỷ lệ nợ xấu theo hệ thống xếp hạng chưa phản ánh đúng thực trạng hoạt động tín dụng.

Do vây, định kỳ hoặc đột xuất, Ban Quản lý tín dụng tiến hành kiểm tra việc phân loại nợ tại các chi nhánh và có chỉ đạo đối với những đơn vị thực hiên không nghiêm túc quy định của BIDV và giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

Tiếp tục quán triệt để thực hiện tốt công tác tư tưởng, tuyên truyền, công tác quản trị điều hành để đảm bảo toàn bộ các chi nhánh của hệ thống Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam có phân loại, đánh giá đúng thực chất, chính xác thực trạng nợ, tránh tình trạng gia hạn nợ tràn lan, cho vay đảo nợ,..

3.3.1.2. Giám sát tổng thể danh mục tín dụng nhằm phát hiện rủi ro.

Bên cạnh việc giám sát riêng rẽ từng khoản vay, từng khách hàng vay, ngân hàng hàng cũng cần định kỳ kiểm tra giám sát tổng thể thành phần và chất lượng của danh mục tín dụng.

Trong quá trình giám sát cần đặc biệt chú ý: So sánh thành phần của danh mục với mục tiêu cần đạt được; Xác định và tìm hiểu các xu hướng trong phạm vi danh mục về những vấn đề như: xếp hạng tín dụng của khác hàng, hiện tượng gia tăng dự phòng, nợ khó đòi...; Xem xét hiện tượng tập trung trong danh mục tín dụng.

Tập trung tín dụng thể hiện khi danh mục tín dụng của ngân hàng tập trung ở mức cao cho: Một đơn vị hoặc một nhóm các đơn vị liên kết nhau; Một ngành kinh tế nhất định; Khu vực địa lý; Dạng hợp đồng tín dụng; Dạng tài bảo đảm; Các khoản vay với cùng thời gian đến hạn hoặc cùng một loại ngoại tệ.

Mức độ tập trung cao sẽ khiến cho ngân hàng phải gánh chịu những biến động bất lợi trong lĩnh vực mà tín dụng được tập trung.

Những giải pháp để giảm bớt sự tập trung lớn như tăng điều kiện vay (Tăng lãi suất đối với khách hàng vay có tập trung tín dụng; Tăng tỷ lệ tài sản đảm bảo trong mỗi khoản vay) hoặc thực hiện cho vay Đồng tài trợ hoặc làm

Bảng 3.2: Phương pháp phân loại

nợ t Kết quả xếp hạng khách leo dự thảo thông tư thay thế QĐ 493______

hàng Tình hình thực tế về khả năng trả

nợ tại thời điểm phân loại

AAA, AA, A BBB, BB B,CCC , CC C D

Luận văn thạc sỹ Học viện ngân hàng

việc trực tiếp với khách hàng, nhóm khách hàng để giảm mức độ cung cấp tín dụng.

3.3.1.3. Tăng cường hoạt động kiểm soát độc lập đối với công tác quản lý nợ xấu.

Hiện nay công tác xử lý nợ xấu thực tế chỉ qua đầu mối là Phòng thẩm định và QLTD tại chi nhánh và Ban Quản lý tín dụng tại Hội sở chính. BIDV đang thiếu một bộ phận độc lập kiểm soát hoạt động này. Quản lý nợ xấu mới chỉ mang tính chất một chiều và có khả năng xảy ra rủi ro ngay đối với chính hoạt động này trong việc gia hạn nợ, cơ cấu nợ, định giá tài sản đảm bảo ...

Vì thế BIDV cần tăng cường hoạt động của Ban Quản lý rủi ro và Ban kiểm tra nội bộ trong việc ngăn ngừa và phát hiện sớm rủi ro tín dụng đồng thời giám sát xử lý nợ xấu đảm bảo đúng quy định và đem lại lợi ích cao nhất cho BIDV.

Nội dung kiểm tra gồm có:

- Kiểm tra việc thực hiện cơ chế, quy chế và quy trình tín dụng.

- Đánh giá xem liệu khoản cho vay có phù hợp với chính sách của ngân hàng và phù hợp với những tiêu chuẩn được cơ quan quản lý áp dụng khi kiểm tra danh mục cho vay của ngân hàng hay không.

- Kiểm tra tính hợp lý của việc gia hạn nợ, cơ cấu lại kỳ hạn hay các biện pháp xử lý nợ xấu như bán nợ, phát mại TS, định giá bán khoản nợ ...

3.3.1.4. Ứng dụng công nghệ thông tin, trang bị thiết bị công nghệ hiện đại trong hoạt động quản lý rủi ro.

- Định dạng và chuẩn hoá hệ thống thông tin đầu vào đặc biệt là việc nhập các dữ liệu về khách hàng vào hệ thống thông tin khách hàng.

Việc xây dựng hệ thống báo cáo hợp lý sẽ giúp Ngân hàng giảm tải một khối lượng công việc rất lớn mà tại chi nhánh và hội sở chính đang phải thực hiện (chiếm từ 1/4 đến 1/3 thời gian làm việc của các bộ phận xử lý nợ xấu), để tập trung nhiều thời gian và nguồn lực cho việc xử lý nợ xấu cũng như đôn đốc, thu hồi nợ.

- Đầu tư hoàn thiện hệ thống máy móc thiết bị, đặc biệt là các máy chủ để phục vụ cho việc lưu trữ và truyền tải dữ liệu, giúp Ngân hàng thực hiện tốt hơn công tác quản trị, điều hành nội bộ trong hoạt động tín dụng nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng.

92

Luận văn thạc sỹ Học viện ngân hàng

- Xây dựng và đưa vào ứng dụng các chương trình phần mềm để thực

hiện phân loại khách hàng, định hạng rủi ro tín dụng đối với khách hàng là tổ chức kinh tế và phần mềm chấm điểm đối với các khách hàng cá nhân để làm cơ sở cho việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.

3.3.1.5. Chính sách động lực đối với nguồn nhân lực.

Các cán bộ QHKH, QLRR, kiểm soát tín dụng độc lập cần có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, có tinh thần trách nhiêm, kỷ luật nghề nghiệp cao. Muốn vậy ngân hàng cần phải thường xuyên có những chính sách đãi ngộ thoả đáng.

Trước mắt cần có chính sách đãi ngộ “tích cực” đối với cán bộ tín dụng phù hợp tránh tình chủ nghĩa bình quân, động viên kịp thời đối với những cán bộ có thành tích trong công tác; Trong dài hạn, sau khi BIDV cổ phần hoá, việc thực hiện chính sách động lực qua tiền lương, thưởng cần được cụ thể hoá ở mức cơn chênh lệch cao hơn theo sự đóng góp của các bộ phận, cá nhân tham gia vào kết quả kinh doanh của Ngân hàng.

Có qui trình bổ nhiệm, miễn nhiệm rõ ràng, tổ chức thực hiện minh bạch, công khai để tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, trọng dụng được người tài. Có như vậy mới tạo được sự đoàn kết nội bộ, tạo không khí thi đua lành mạnh và quan trọng hơn mọi người đều có cơ hội để phấn đấu, cạnh tranh lành mạnh.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước.

3.3.2.1. Sớm ban hành thông tư thay thế Quyết định 493 nhằm hướng dẫn cụ thể NHTM trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.

Ngân hàng nhà nước đã có thông tư thay thế quyết định 493 về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, theo đó Phương pháp phân loại nợ là: Tổ chức tín dụng căn cứ vào kết quả xếp hạng từng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và tình hình thực tế về khả năng trả nợ của khách hàng đó tại thời điểm phân loại nợ để phân loại nợ vào các nhóm thích hợp như sau:

- Trong hạn hoặc quá hạn dưới 10 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhó m 4 Nhóm 5

- Quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày Nhóm 2 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhó m 4 Nhóm 5 - Quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; hoặc

- Bị cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần

đầu; hoặc

- Được miên hoặc giảm lãi do

Nhóm 3 Nhóm 3 Nhóm 3 Nhó m 4 Nhóm 5 - Quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; hoặc

- Bị cơ cấu lại thời hạn trả nợ

lần đầu

và quá hạn dưới 90 ngày theo

thời hạn

cơ cấu lại; hoặc

Nhóm 4 Nhó m 4 Nhóm 4 Nhó m 4 Nhóm 5

- Quá hạn trên 360 ngày; hoặc - Bị cơ cấu lại thời hạn trả nợ

lần đầu

và quá hạn từ 90 ngày trở lên theo

thời hạn cơ cấu lại; hoặc

- Bị cơ cấu lại thời hạn trả nợ

lần thứ

hai quá hạn theo thời hạn cơ

cấu lại

lần thứ hai;hoặc

- Bị cơ cấu lại thời hạn trả nợ

lần thứ

ba trở lê, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; hoặc Nhóm 5 Nhó m 5 Nhóm 5 Nhó m 5 Nhóm 5 93

(nguồn: dự thảo thông tư thay thế Quyết định 493)

Dự thảo này đã có sự kết hợp giữa việc phân loại nợ theo điều 6 và điều 7 (tức theo cả phương pháp định lượng và định tính) của quyết định 493 tạo thành một ma trận mà khách hàng sẽ được phân vào nhóm nợ căn cứ vào Nhóm khách hàng và thời gian quá hạn thực tế của bất kỳ một khỏan vay nào tại NH. Như vậy với việc ban hành quy định mới sẽ giúp NHNN kiểm soát chặt chẽ hơn tình hình phân loại nợ của NHTM (đó là giảm tính cứng nhắc

Luận văn thạc sỹ Học viện ngân hàng

trong việc phân loại nợ theo điều 6 QĐ 493 và cũng giảm tính chất cảm tính nếu thực hiện phân loại theo điều 7). Tuy nhiên Quy định này còn hạn chế là chưa có hướng dẫn cụ thể cho NHTM trong việc xây dựng hệ thống xếp hạng TD nội bộ, các quy định còn khá chung chung. Vì vậy có thể dẫn tới việc hệ thống xếp hạng TD nội bộ của các NHTM có sự chênh lệch cao và việc phân loại nợ chưa được đồng nhất.

Với những lợi ích của việc thay thế quyết định 493 có thể mang lại thì đề nghị NHNN sớm ban hành Quy định thay thế quyết định 493 làm căn cứ rõ ràng cho BIDV thực hiện ngiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.

3.3.2.2. Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành.

Nâng cao vai trò định hướng trong quản lý và tư vấn cho các NHTM thông qua việc thương xuyên, tổng hợp, phân tích thông tin thị trường, đưa ra các nhận định và dự bán khách quan, mang tính khoa học đặc biệt là liên quan đến hoạt động TD để các NHTM có cơ sở tham khảo, định hướng trong việc hoạch định chính sáchTD của mình sao cho vừa đảm bảo phát triển hợp lý vừa phòng ngừa rủi ro.

Tiếp tục hoàn thiện quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay trên cơ sở đảm bảo an toàn cho hoạt động TD, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các NHTM, quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các NHTM về việc tuân thủ quy chế cho vay và bảo đảm tiền vay, hạn chế bớt các thủ tục pháp lý phức tạp, gây khó khăn cho hoạt động của NHTM.

Nghiên cứu, ban hành các quy định cụ thể để các NHTM áp dụng chuẩn xác, kịp thời các công cụ bảo hiểm cho hoạt động TD như: bảo hiểm tiền vay, quyền chọn và các công cụ tài chính phái sinh khác. Đồng thời, tổ chức đào tạo hướng dẫn các nghiệp vụ trên để giúp các NHTM đa dạng hóa các sản phẩm TD, vừa phòng ngừa và phân tán rủi ro trong hoạt động TD.

3.3.2.3. Tăng cường hỗ trợ thông tin và kỹ thuật cho các ngân hàng thương mại.

Ngân hàng Nhà nước cần đầu tư hiện đại hoá công nghệ để có thể chiết xuất thông tin từ cơ sở dữ liệu của các NHTM trên cơ sở đó tổng hợp lại để có thể cung cấp thông tín cho các NHTM một cách chính xác và kịp thời khi cần thiết.

Luận văn thạc sỹ Học viện ngân hàng

Để đảm bảo có được thông tin chính xác Ngân hàng Nhà nước cần phân loại và quy định mã khách hàng duy nhất đối với từng khách hàng. Khách hàng có thể quan hệ với nhiều TCTD và có nhiều mã khách hàng khác nhau tại các TCTD nhưng phải có một mã thống nhất tại CIC.

Ngân hàng Nhà nước nên tăng cường thực hiện các biện pháp kinh tế trong việc cung cấp và khai thác thông tin (hiện nay CIC đã thực hiện bán thông tin nhưng gắn liền với nó vẫn là các biện pháp hành chính), giảm bớt các biện pháp hành chính trong việc cung cấp thông tin. Ngân hàng Nhà nước quy định rõ các mức phí gắn liền với các thông tin cung cấp và ngược lại.

NHTM cung cấp thông tin cho CIC kịp thời đầy đủ được hưởng một khoản phí từ CIC, NHTM lấy thông tin từ CIC phải trả cho CIC một khoản phí và ngược lại cả hai bên nếu có sự chậm chễ, thiếu tính chính xác thì bị phạt tiền.

Đồng thời Ngân hàng nhà nước chỉ đạo các NHTM lớn tận dụng các hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức tài chính quốc tế để sớm hoàn thành Modul hệ thống thông tin quản lý (MIS), cùng với việc thực hiện dự án này tại Ngân hàng Nhà nước để sớm đưa vào hệ thống này vào vận hành.

3.3.2.4. Nâng cao vai trò hoạt động của Hiệp hội Ngân hàng.

Cần có cơ chế để hoạt động của Hiệp hội Ngân hàng trở thành đúng như chức năng của nó đặc biệt là các vấn đề cần sự đồng thuận trong ứng xử và hành động của các Ngân hàng, ví dụ: Các vấn đề về tăng giảm lãi suất; các vấn đề về ứng xử đối với các khách hàng đã vay vốn trong các đơn vị thành viên của hiệp hội; Vấn đề thông tin định hướng đầu tư đối với các ngành kinh tế đặc biệt là các ngành đang tiềm ẩn nhiều rủi ro.

3.3.2.5. Hoạt động thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng, quản lý tín dụng của các NHTM để có các chế tài xử lý kịp thời, hợp lý giúp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của các Ngân hàng. Trước mắt cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng, giám sát kỷ luật hạch toán và tuân thủ các quy định về công tác tín dụng đã được thể hiện đầy đủ trong Sổ tay tín dụng của các NHTM.

Luận văn thạc sỹ Học viện ngân hàng

3.3.3. Kiến nghị đối với Chính phủ.

3.3.3.1. Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước gắn với việc áp dụng các mô hình, kỹ năng quản trị công ty hiện đại.

Nguyên nhân của việc xử lý nợ không thành công ở các NHTM là do các con nợ DNNN không có động cơ và nỗ lực để trả nợ. Chính mối quan hệ, sự bao bọc, bảo vệ của nhà nước đã tạo ra tâm lý ỷ lại, hoạt động không hiệu quả trong các doanh nghiệp. Khi mà các nhà điều hành doanh nghiệp không có động cơ làm cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả mà chỉ tìm kiếm các lợi ích cá nhân thì vô hình chung tạo ra nạn tham nhũng và tạo ra những rắc rối cho hệ thống ngân hàng đặc biệt trong việc xử lý nợ xấu.

Do đó, để xử lý tận gốc căn bệnh này là phải lực chọn mô hình phù hợp áp dựng các nguyên lý quản trị công ty hiện đại. Giải pháp hợp lý nhất là đẩy mạnh cổ phần hoá các DNNN, nhà nước chỉ nên giữ lại các doanh nghiệp có vai trò trọng yếu, có những lợi thế độc quyền tự nhiên như dầu khí, điện, than, bưu chính viễn thông ... Trong quá trình CPH không cần thiết quá chú trọng vấn đề định giá doanh nghiệp và chỉ cần đưa ra mức giá tối thiểu, việc quyết định giá cuối cùng để cho thị trường tự quyết định (có thể tham khảo mô hình công ty 1 đôla ở Nga).

Đối với các doanh nghiệp vẫn còn hoạt động cầm chừng mà không được thanh lý sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho các ngân hàng trong việc theo dõi, tận thu các khoản nợ. Vì vậy, trong trường hợp DNNN quá yếu kém không thể cổ phần hoá cần nâng cao hiệu của việc thực thi luật phá sản doanh nghiệp gắn với cơ chế chuyển vốn vay thành vốn cổ phần tại các doanh nghiệp sau khi được sắp xếp lại.

3.3.3.2. Tăng cường vai trò của công ty mua bán nợ quốc gia trực thuộc Bộ Tài chính.

Chính phủ đã cho thành lập một Công ty mua bán nợ tồn đọng của các doanh nghiệp, tuy nhiên vai trò của Công ty này rất hạn chế. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy trong việc xử lý nợ xấu là cần thiết thành

Một phần của tài liệu 079 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 109 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w