Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu 079 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 100 - 102)

3.2.1.1. Đa dạng hoá các danh mục đầu tư tín dụng .

Mức độ tập trung của các danh mục TD theo các đặc thù riêng trực tiếp ảnh hưởng đến RR của danh mục TD. Các nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến các khoản cho vay có một đặc điểm nào đó trong danh mục TD có khả năng gây nên thất thoát trầm trọng hơn nếu NH có mức độ tập trung cao vào các khoản cho vay có cùng đặc điểm này.

BIDV có thể hạn chế RR do tập trung trong danh mục TD bằng cách thường xuyên đánh giá RR trong từng thị trường, trong từng ngành nghề, từng khu vực địa lý, sản phẩm và hình thức thế chấp, loại tiền và hình thức đáo hạn, từ đó đảm bảo một danh mục TD đa dạng hóa.

Việc lựa chọn KH mục tiêu và ngành nghề mục tiêu là rất thiết yếu đối với chất lượng của tài sản. Khả năng tồn tại của bất cứ một NH nào cũng đều liên quan rất chặt chẽ với khả năng tồn tại của KH/ngành nghề mà NH cấp TD.

BIDV cùng một lúc cung cấp nhiều hình thức TD, như cho vay bằng VNĐ và ngoại tệ, cho vay hợp vốn, đồng tài trợ, tài trợ dự án, bảo lãnh... các loại hình TD khác nhau này chứa đựng những hình thức rủi ro khác nhau.

Loại hình TD cần phải phù hợp không chỉ với nhu cầu TD mà còn với mức độ tin cậy về khả năng trả nợ của người vay. Điều này càng trở nên có ý nghĩa quan trọng khi NHTM tiếp tục mở rộng hoạt động của mình. RR gắn với từng loại hình TD cần phải được hiểu rõ ở mức độ của từng KH vay. Chỉ những KH có mức độ tin cậy về khả năng trả nợ cao nhất mới đủ điều kiện để được cấp các loại TD có độ RR cao.

Luận văn thạc sỹ Học viện ngân hàng

3.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo ngành nghề kinh doanh mộtc cách hợp lý theo hướng giảm dần ngành nghề, lĩnh vực có mức độ rủi ro cao.

Tiền thân của BIDV là Ngân hàng kiến thiết Việt Nam, thành lập với mục tiêu tài trợ vốn đầu tư vào các dự án xây dựng kiến thiết đất nước và mới chuyển sang hoạt động NHTM từ năm 1996. Vì vậy với đặc điểm đó thì BIDV được xem là có thế mạnh trong cho vay lĩnh vực xây lắp và cho vay xây lắp luôn chiếm một tỷ trọng rất cao trong Tổng dư nợ.

Do cho vay xây lắp luôn tiềm ẩn rủi ro cao do thực hiện trong thời gian dài, khả năng thu hồi vốn chậm và phục thuộc nhiều vào biến động của thị trường như nguyên vật liệu, nhân công hoặc do ảnh hưởng của tình hình thời tiết và những rủi ro nội tại của việc xây lắp từ giải phóng mặt bằng, san lấp và thi công đến giai đoạn tất toán và đưa công trình vào sử dụng. Hầu như tiến độ thi công các công trình xây dựng của Việt Nam hiện nay đều vi phạm tiến độ thực hiện nên ảnh hưởng nhiều tới việc thanh toán và trả nợ NH, vì vậy trong thời gian tới BIDV cần tiếp tục giảm tỷ trọng dư nợ cho vay xây lắp đồng thời khuyến khích cho vay các lĩnh vực thương mại dịch vụ và dư nợ bán lẻ nhằm chuyển dịch cơ cấu dư nợ theo chuẩn mực quốc tế.

3.2.1.3. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định.

Để đảm bảo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ có tính thực tế cao; kết quả xếp hạng phản ánh được chính xác mức độ rủi ro đối với từng khách hàng, Hệ thống xếp tín dụng nội bộ cần được BIDV định kỳ rà soát để chỉnh sửa theo định kỳ một năm một lần và được thực hiện bởi các bộ phận:

1 .Bộ phận kiểm tra kiếm toán nội bộ (kiểm tra theo chức năng)

2. Công ty kiểm toán độc lập (đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm của Ngân hàng)

3. Bộ phận rà soát độc lập: (trực thuộc Ban Quản lý tín dụng)

Trong đó Bộ phận kiểm tra độc lập trực thuộc Ban Quản lý tín dụng có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra và đánh giá kết quả xếp hạng tín dụng trên toàn hàng để có những phát hiện và đề xuất chỉnh sửa kịp thời những điểm không phù hợp của hệ thống xếp hạng, bảo đảm tính khách quan và chính xác của Hệ thống. Các thủ tục kiểm tra và đánh giá bao gồm:

+ Phân tích đánh giá toàn danh mục tín dụng để đưa ra các nhận định về những vấn đề không hợp lý của kết quả xếp hạng. Những phân tích này

Luận văn thạc sỹ Học viện ngân hàng

được dựa trên những thông tin tổng hợp toàn hàng cũng như những thông tin phân tích về các sự kiện kinh tế.

+ Thường xuyên có những kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu khách quan để đánh giá, đo lường chất lượng xếp hạng.

+ Là đầu mối tiếp nhận những thông tin phản hồi về hệ thống từ các bộ phận sử dụng, bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ cũng như từ công ty kiểm toán độc lập.

+ Phân tích, đánh giá các thông tin phản hồi về hệ thống và đề xuất lên Ban lãnh đạo những thay đổi cần thiết liên quan đến Hệ thống xếp hạng.

3.2.1.4. Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro hợp lý và hữu hiệu hơn.

Việc trích lập dự phòng rủi ro tạo hành lang pháp lý cho ngân hàng tạo ra nguồn tài chính nhằm vào việc xử lý nợ xấu được thực hiện hàng năm, nhờ đó nợ xấu cũng giảm đi. Thực tế cho thấy việc giải quyết nợ xấu bằng giải pháp này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các giải pháp xử lý nợ xấu của NHTM ở Việt Nam.

Đồng thời, việc sử dụng hiệu quả giải pháp này sẽ làm giảm những khoản nợ xấu phát sinh của NHTM. Do vậy, BIDV cần chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả của giải pháp này bằng việc tăng cường trích lập và sử dụng hợp lý, kịp thời.

3.2.1.5. Hoàn thiện mô hình tổ chức theo hướng tăng cường khả năng quản lý rủi ro.

Xác định rõ ràng vai trò và trách nhiệm của Ban lãnh đạo và nhân viên trong hoạt động TD và quản lý RRTD là rất cần thiết nhằm đảm bảo:

- Những quyết định quan trọng liên quan tới các chiến lược TD, ch o điểm TD và QLRRTD được đưa ra một cách thích hợp bởi một tập thể các cá nhân với kinh nghiệm và kiến thức phù hợp.

- Những trách nhiệm do Ban giám đốc giao phó được thực hiện với đúng ủy nhiệm đó.

- Các cá nhân được giao những vai trò thích hợp cho phép đảm bảo phân tách nhiệm vụ một cách phù hợp nhằm tạo ra môi trường TD có kiểm soát

Một phần của tài liệu 079 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 100 - 102)