Chỉ tiêu đo lường rủi ro rín dụng trong hoạt động kinh doanh của

Một phần của tài liệu 079 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 40 - 47)

vay tới cuối năm thứ hai sẽ là:

P1 x P2 = 0,95 x 0,93 = 0,8835

xác suất vỡ nợ tích lũy tại một thời điểm nào đó nằm ở giữa thời điểm bây giờ và thời điểm cuối năm thứ hai sẽ là:

Cp = 1 - (P1X P2) = 1 - 0,8835 = 0,1165

Trong đó xác suất vỡ nợ tích lũy Cp là xác suất vỡ nợ của người vay trong suốt kỳ hạn của TD hay trái phiếu dài hạn. Như vậy đối với trái phiếu kỳ hạn 2 năm sẽ có xác suất vỡ nợ tích lũy là11,65%.

Cũng như mô hình điểm số TD, mô hình này cũng chứa đựng những hạn chế nhất định. Tuy nhiên, ưu điểm chủ yếu của phương pháp này là cho phép nhà đầu tư biết trước được mức độ rủi ro dự tính một cách rõ ràng dựa trên các yếu tố thị trường. Hơn nữa, nếu thị trường trái phiếu triết khấu chính phủ và công ty là thanh khoản, thì có thể dễ dàng dự tính được rủi ro vỡ nợ trong tương lai. Tuy nhiên trong thực tế thì chỉ có thị trường trái phiếu triết khấu chính phủ là phát triển, còn thị trường triết khấu trái phiếu công ty rất nhỏ bé, cho nên phương pháp này tỏ ra chưa thật sự hiệu quả trong việc quản lý rủi ro TD.

1.2.6. Chỉ tiêu đo lường rủi ro rín dụng trong hoạt động kinh doanhcủa của

NHTM.

Để có thể đánh giá đúng mức độ rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cần phải dựa trên 1 số chỉ tiêu sau :

1.2.6.1. Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = —, Dưnợ quáhạn

---X 100% Tong Dư nợ cho vay

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Theo quyết định 127 yêu cầu mọi khoản vay phải được coi là nợ quá hạn ngay khi khách hàng không thanh toán đúng kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận, bất kể việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ có được chấp thuận hay không.

30

Luận văn thạc sỹ Học viện ngân hàng

Để quản lý nợ xấu hiệu quả thì nợ xấu cần phân loại được theo tính nghiêm trọng và mức độ rủi ro của từng khoản nợ. Tuy nhiên phân loại nợ xấu không đứng độc lập. Người ta tiến hành phân tích toàn bộ dư nợ tín dụng của NHTM và xếp chúng vào các nhóm nợ khác nhau thành những nhóm nợ an toàn và nhóm không an toàn hay nhóm nợ xấu.

Ngân hàng thế giới đã tiến hành phân loại nợ theo bảng sau:

Cần theo dõi - Những điểm yếu tiềm tàng có thể ảnh h-ởng tới khả năng

trả nợ

- Các điều kiện kinh tế hoặc viễn cảnh tài chính khó khăn

D-ới tiêu chuẩn - Các nh-ợc điểm rõ rệt về tín dụng có thể ảnh h-ởng tới khả năng trả nợ

- Những khoản nợ đã đ- ợc thỏa thuận lại - Quá hạn từ 90-180 ngày

_____________________________________________ Đáng ngờ - Không chắc thu hổi đ- ợc toàn bộ nợ dựa trên các điều

kiện hiện tại.

- Có khả năng thất thoát. - Qúa hạn từ 180-360 ngày

“Mất - Các khoản vay không thu hổi đ-ợc - Luôn có khả năng thu hổi lại một phần - Quá hạn hơn 360 ngày.

(Nguồn: The Bank Credit Analysis Handbook, author Jonathan Golin)

Tại Nhật Bản dựa vào số ngày khất nợ và các nhân tố khác thì dư nợ tín dụng phân thành 03 nhóm: nợ tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ mất vốn trong đó 2 nhóm nợ sau là nợ xấu .

Tại Việt nam, từ năm 2000, nợ xấu gắn liền với nợ tồn đọng theo Quyết định 149/2001/QĐ-TTg.

Mặc dù nội dung Quyết định 149/2001/QĐ-TTg không quy định cụ thể về nợ xấu, nhưng theo Quyết định này có thể hiểu nợ xấu bao gồm các khoản nợ tồn đọng phát sinh trước 31/12/2000 và không có khả năng trả nợ, mặc dù ngân hàng áp dụng nhiều giải pháp theo quy định hiện hành nhưng vẫn không thu hồi được nợ. Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định này, theo đề nghị của NHNN và các NHTM, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép đưa vào

Luận văn thạc sỹ Học viện ngân hàng

trong đề án xử lý nợ tồn đọng đối với một số khoản nợ chưa quá hạn trước 31/12/2000 nhưng có đủ căn cứ để xác định khả năng khó thu hồi nợ.

Như vậy, việc phân loại các khoản nợ tồn đọng không căn cứ vào thời gian quá hạn cụ thể mà căn cứ vào tính chất và khả năng thu hồi nợ thông qua các biện pháp bảo đảm của khoản vay (có tài sản bảo đảm hoặc không có tài sản bảo đảm) và tình trạng pháp lý khách hàng (không còn tồn tại hoặc còn tồn tại, hoạt động) để phân loại thành 3 nhóm nợ với các cơ chế xử lý khác nhau, bao gồm:

- Nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm (nợ tồn đọng nhóm 1);

- Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng thu hồi (nợ tồn đọng nhóm 2);

- Nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm nhưng con nợ đang còn tồn tại, hoạt động (nợ tồn đọng nhóm 3).

Ngày 22/04/2005, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD”. Nợ xấu của các TCTD được xác định theo sát thông lệ quốc tế (phân loại căn cứ vào thực trạng khách hàng chứ không chỉ căn cứ vào thời gian quá hạn của khoản cấp tín dụng). Theo đó, các khoản nợ của TCTD phân loại theo 5 nhóm nợ có thể dựa trên phương pháp phân loại nợ định lượng hoặc định tính.

Phân loại nợ theo phương pháp định lượng:

Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn: Các khoản nợ trong hạn mà TCTD đánh

giá đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 1 khi khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi lãi treo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vòng 1 năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và được TCTD đánh giá là có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại.

Nhóm 2 - Nợ cần chú ý: Bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;

các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn cơ cấu lại. Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 2.

Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn: Bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 -180

ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn cơ cấu lại.Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 3.

- Dư nợ có chất lượng xấu: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng. Đây là khoản tín dụng

chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

- Dư nợ có chất lượng tốt: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro

Luận văn thạc sỹ Học viện ngân hàng

Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ: Bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 180-360

ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn 90-180 ngày theo thời hạn cơ cấu lại.Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 4.

Nhóm 5- Nợ có khả năng mất vốn: Bao gồm các khoản nợ quá hạn trên

360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn cơ cấu lại.Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 5.

TCTD có đủ khả năng và điều kiện thì thực hiện phân loại nợ theo phương pháp định tính như sau:

Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn bao gồm các khoản nợ được đánh giá là có

khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

Nhóm 2 - Nợ cần chú ý bao gồm các khoản nợ được đánh giá là có khả

năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm các khoản nợ đánh giá là không

có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ bao gồm các khoản nợ đánh giá là khả năng tổn

thất cao.

Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn bao gồm các khoản nợ đánh giá là

không còn khả năng thu hồi mất vốn.

Các khoản nợ được phân loại vào các nhóm nợ 3,4 và 5 bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn được coi là nợ xấu. Trên cơ sở kết quả phân loại nợ, TCTD chủ động thực hiện hạch toán, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau: Nhóm 1 là 0%; Nhóm 2 là 5%; Nhóm 3 là 20%; Nhóm 4 là 50% và Nhóm 5 là 100%.

1.2.6.3. Hệ số rủi ro tín dụng.

Hệ số rủi ro tín dụng = ^ng2Cλ±,2y x 100% Tổng tài sản có

Hệ số RRTD cho thấy tỷ trọng của các khoản mục tín dụng trong tài sản có. Dư nợ tín dụng là một phần tài sản có sinh lời của NHTM, như vậy nếu tỷ trọng này càng lớn thì khả năng sinh lời của NHTM càng cao nhưng theo đó thì rủi ro tín dụng NH gặp phải cũng lớn. Trong tổng DN của NHTM thường được chia làm 3 nhóm gồm:

33

thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho ngân hàng. Đây là khoản tín dụng cũng chiếm tỷ trọng không cao trong tổng dư nợ của NHTM. Các khoản này thường áp dụng cho khách hàng tốt với lãi suất thấp, nhưng phần lợi ích cho NH chủ yếu là việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ khác cho KH.

- Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mang lại cho ngân hàng là vừa phải. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng dư nợ của NH.

Ngoài ra ta còn có một số chỉ tiêu đánh giá RRTD như sau:

> Dư nợ tín dụng trên Tong nguồn vốn huy động:

_______ Dư nợ tín dụng ______ Tổng nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu này có thể đánh giá được rằng hiệu quả sử dụng vốn nói chung của ngân hàng và hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Rủi ro tín dụng chỉ có thể xảy ra khi bản thân ngân hàng cho vay quá nhiều so với tiêu chuẩn an toàn của Ngân hàng Nhà nước, so với quy mô vón huy động. Ngoài ra NHNN còn quy định tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Theo Thông tư số 15/2009/TT-NHNN, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính là 30%, quỹ tín dụng nhân dân TƯ 20%. Chỉ tiêu này nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của TCTD và hạn chế các rủi ro tiềm ẩn do chênh lệch về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.

> Nợ khó đòi trên tổng nợ quá hạn :

Nợ quá hạn khó đòi Tổng nợ quá hạn

Tỷ lệ này đánh giá các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, được xác định là không có khả năng thu hồi. Tỷ lệ này cao chứng tỏ khả năng thu hồi vốn thấp.

> Mức độ chênh lệch thời lượng tài sản có với tài sản nợ:

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ huy động vốn và sử dụng vốn không có sự nhất quán thì sẽ dẫn đến nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng rất cao và khi đó mức

Luận văn thạc sỹ Học viện ngân hàng

độ ảnh hưởng là toàn bộ hoạt động ngân hàng. Đánh giá mức độ ảnh hưởng sự chênh lệch của thời lượng có thể dựa vào công thức sau :

∆E = ∆A - ∆L

Trong đó: ∆A = - DA . A . ∆ i 1+i ∆L = - DL . L . ∆i

1+i

Với : i : lãi suất .

DA,DL : là thời lượng toàn bộ tài sản có và tài sản nợ . A, L : là giá trị tài sản có và tài sản nợ .

Trong trường hợp ∆E < 0 chứng tỏ rằng ngân hàng gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh , trong đó có cả rủi ro tín dụng .

1.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MỘT SỐ

NƯỚC.

Một phần của tài liệu 079 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w