Các mô hình phân tích đánh giá rủi ro Tín dụng

Một phần của tài liệu 079 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 25 - 40)

Các nhà kinh tế, các nhà phân tích NH đã sử dụng nhiều mô hình khác nhau để đánh giá rủi ro TD. Các mô hình này rất đa dạng, bao gồm các mô hình phản ánh về mặt định lượng và nhưng mô hình phản ánh về mặt định tính - còn gọi là phương pháp chất lượng, phương pháp chủ quan, phương pháp chuyên gia hay phương pháp truyền thống của rủi ro tín dụng. Ngoài ra, các mô hình này không loại trừ lẫn nhau, nên một NH có thể sử dụng nhiều mô hình để phân tích đánh giá mức độ rủi ro TD của KH.

1.2.5.1. Mô hình định tính về rủi ro Tín dụng. 1.2.5.1.1.Phân tích Tín dụng.

Đối với mỗi đơn xin vay, cán bộ TD cần trả lời được 3 câu hỏi căn bản sau:

- Người xin vay có thể tín nhiệm và NH biết họ như thế nào?

- Hợp đồng TD có được ký kết một cách đúng đắn và hợp lệ, nhằm vảo vệ được NH không và người xin vay có khả năng hoàn trả nợ vay mà không cần đến một sức ép nào?

- Trong trường hợp KH không trả nợ liệu NH có thể thu được nợ bằng tài sản hay thu nhập của người vay một cách nhanh chóng với chi phí và rủi

Luận văn thạc sỹ Học viện ngân hàng

Người xin vay có thể tín nhiệm hay không.

Câu hỏi cần trả lời trước hết là: Người vay có thiện trí trả nợ khi khoản vay đến hạn hay không? Điều này liên quan đến việc nghiên cứu chi tiết “sáu khía cạnh - 6C” của người vay là: tư cách (Character), năng lực (Capacity), thu nhập (Cash), bảo đảm (Collateral), điều kiện (Conditions), và kiểm soát (Control). Tất cả các tiêu chí này phải được đánh giá tốt, thì khoản vay mới được xem là khả thi.

- Tư cách người vay: cán bộ TD phải chắc chắn tin rằng người xin vay có mục đích TD rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn. Nếu

cán bộ TD không biết chính xác được tại sao KH lại xin vay tiền, thì cần làm

cho rõ ràng mục đích xin vay là gì. Khi mục đích xin vay đã rõ ràng, cán bộ TD phải xác định xem có phù hợp với chính sách TD hiện hành của NH hay không. Thậm chí, cho dù mục đích xin vay là tốt, thì cán bộ TD cũng phải xác

định xem người vay có tỏ thái độ trách nhiện trong việc sử dụng vốn vay, trả

lời các câu hỏi một cách trung thực, có thiện chí và nỗ lực hết sức để hoàn trả

nợ vay khi đến hạn. Tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng,

và thiện trí trả nợ của người vay gọi chung là “tư cách người vay”. Nếu phát hiện thấy người vay giả dối trong kế hoạch sử dụng và trả nợ như đã thỏa thuận, thì cán bộ tín dụng phải từ chối cho vay, nếu không, rủi ro TD sẽ phát

sinh cho NH.

- Năng lực của người vay: Tùy thuộc vào quy định pháp luật của mỗi quốc gia đòi hỏi người đi vay phải có năng lực hành vi và năng lực pháp lý để

ký kết hợp đồng TD. Ví dụ, hầu hết các nước đều quy định người dưới 18 tuổi

đều không đủ tư cách pháp lý để ký kết hợp đồng TD. Tương tự, cán bộ TD phải chắc chắn rằng người đại diện cho công ty ký kết hợp đồng TD phải là người được ủy quyền hợp pháp của công ty.

Luận văn thạc sỹ Học viện ngân hàng

- Bảo đảm tiền vay: Tài sản đảm bảo như ngồn trả nợ thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho NH. Khi đánh giá bảo đảm tiền vay cần chú ý đến giá trị, tuổi thọ, điều kiện, và mức độ chuyên dụng của tài sản người vay. Khía cạnh

công nghệ và tính khả mại của tài sản cũng phải đặc biệt chú ý.

- Các điều kiện: NH quy định điều kiện tùy theo chính sách tín dụng từng thời kỳ. Đồng thời NH cần phải biết được xu hướng hiện hành về công việc kinh doanh và nghành nghề của người vay, cũng như khi điều kiện kinh

tế thay đổi sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến khoản TD.

Hợp đồng tín dụng được ký kết đúng đắn và hợp lệ hay không.

Các tiêu chí TD “6C” đã giúp cán bộ TD và nhà phân tích trong việc trả lời câu hỏi tổng quát: Người vay đủ tư cách? Khi câu hỏi này đã được trả lời thuận, thì câu hỏi tiếp theo sẽ là: Hợp đồng tín dụng được ký kết đúng đắn và hợp lệ, đáp ứng được yêu cầu của người vay và NH hay không.

Cán bộ TD phải có trách nhiệm và làm thỏa mãn yêu cầu đồng thời của hai đối tượng là người vay và chủ nợ của NH (bao gồm những người gửi tiền và những người chủ sở hữu). Điều này đòi hỏi trước hết là nội dung hợp đồng TD phải đáp ứng được nhu cầu vốn của người vay theo một kế hoạch trả nợ thuận lợi. Tạo điều kiện thuận lợi để người vay có khả năng xử lý các nghĩa vụ trả nợ, bởi vì sự thành đạt của một KH phụ thuộc cơ bản vào sự thành công của KH. Nếu một KH chính gặp rắc rối trong việc thực hiện khoản vay, thì NH cũng xem chính mình đang gặp rắc rối gì. Nếu người vay có sự điều chỉnh thích hợp khoản vay, thì khoản TD thực tế có thể là lớn hơn hay nhỏ hơn so với nhu cầu ban đầu (bởi vì nhiều KH không biết chính xác được nhu cầu tài chính của mình), và thời hạn xin vay cũng có thể dài hơn hay ngắn hơn so với dự kiến. Như vậy, cán bộ TD phải có khả năng cố vấn tài chính cho KH, đông thời hướng dẫn KH hoàn thành đơn xin vay.

Một hợp đồng TD hợp lệ phải bảo vệ được quyền lợi của NH bằng cách quy định những điều khoản giới hạn hoạt động của người vay, nếu các hoạt động này đe dọa khả năng thu hồi vốn vay của NH. Quá trình cưỡng chế thu hồi nợ vay (khi nào và ở đâu NH sẽ hành động cưỡng chế thu hồi nợ vay) cũng phải được quy định cụ thể và rõ ràng trong hoạt động TD.

Ngân hàng có thể đòi nợ thuận lợi bằng tài sản đảm bảo hay không.

Lý do nhận bảo đảm TD:Trong khi những công ty lớn và các KH có hệ số tín nhiệm cao không cần có bảo đảm TD. Những KH còn lại thường được

Luận văn thạc sỹ Học viện ngân hàng

trả nợ của người thứ ba. Việc NH nhận bảo đảm TD nhằm hai mục đích là:

thứ nhất, nếu người vay không trả nợ theo quy định, thì NH có quyền bán TS

cầm cố hay thế chấp để thu hồi nợ; thứ hai, nhận bảo đảm TD tạo cho NH lợi thế về tâm lý so với người vay. Bởi vì một TS khi đã là vật đặt cọc (như xe hơi, đất đai, nhà cửa...), buộc người đặt cọc (người vay) phải có trách nhiệm nhiều hơn trong việc hoàn trả nợ vay để khỏi phải gán những TS giá trị của mình. Như vậy câu hỏi quan trọng thứ ba đối với hợp đồng TD là: NH có thể đòi nợ thuận lợi bằng TSĐB hay thu nhập của người vay?

Khi nhận bảo đảm TD NH phải xác định rõ ràng và chính xác những TS nào là đối tượng có thể gán nợ và có thể bán được, đồng thời phải chứng minh được bằng văn bản cho các chủ nợ khách biết rằng mình là người hợp pháp có quyền chiếm đoạt TS nếu như người vay không trả được nợ. Khi đã nhận TS thế chấp, NH sẽ có vị thế ưu tiên trong việc gán nợ so với các chủ nợ khác và ngay cả với chủ sở hữu.

1.2.5.1.2.Kiểm tra Tín dụng.

Các điều kiện cấp TD thường thay đổi theo thời gian, có ảnh hưởng đến điều kiện tài chính của người vay và khả năng hoàn trả nợ vay của KH. Những biến động trong nền kinh tế làm suy yếu một số công ty và làm tăng nhu cầu TD đối với một số công ty khác, trong khi đó đối với cá nhân thì có thể thay đổi công việc, mất việc làm, chết. làm cho người vay không còn khả năng trả nợ. Cán bộ TD phải nhạy cảm với những diễn biến như vậy và có định kỳ kiểm tra tất cả các khoản TD cho đến khi chúng đến hạn.

Trong khi ngày nay các NH sử dụng rất nhiều các quy trình khác nhau để kiểm tra TD, tuy nhiên những nguyên lý chung đang được áp dụng tại hầu hết các NH, bao gồm:

a. Tiến hành kiểm tra tất cả các loại TD theo định kỳ nhất định, ví dụ định kỳ 30, 60 hay 90 ngày đối với các khoản TD nhỏ và vừa; đối với những

khoản TD lớn thì thường xuyên hơn.

b. Xây dựng kế hoạch chương trình, nội dung quá trình kiểm tra một cách thận trọng và chi tiết, bảo đảm rằng những khía cạnh quan trọng nhất của

mỗi khoản TD phải được kiểm tra, bao gồm:

- Kế hoạch trả nợ của KH, nhằm đảm bảo rằng KH không chậm trễ trong việc thanh toán nợ theo kế hoạch.

Các biểu hiện của TD có vấn đề Các biểu hiện của chính sách TD ___________kém hiệu quả___________

1. Trả nợ vay không đúng kỳ hạn hoặc bất thường_____

__________________

1. Sự lựa chọn KH không đúng với cấp độ rủi ro của họ ____________________________

Luận văn thạc sỹ Học viện ngân hàng

- Tính đầy đủ và hợp lệ của hợp đồng TD, bảo đảm rằng NH có đủ thẩm quyền hợp pháp để sở hữu các TSBĐ tín dụng đối với người vay trước tòa án

nếu cần thiết.

- Đánh giá điều kiện tài chính và những dự báo về người vay xem đã thay đổi, trên cơ sở đó xem xét lại nhu cầu TD của người vay thay đổi như thế nào.

- Đánh giá xem khoản TD có tuân thủ chính sách cho vay của NH và các tiêu chuẩn do cơ quan quản lý đặt ra.

c. Kiểm tra thường xuyên các khoản TD lớn bởi vì nếu các trường hợp này bị vỡ nợ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới điều kiện tài chính của NH. d. Quản lý chặt chẽ và thường xuyên các khoản TD có vấn đề, tăng

cường kiểm tra giám sát khi phát hiện những dấy hiệu không lành mạnh liên

quan đến khoản TD của NH.

e. Tăng cường kiểm tra TD khi nền kinh tế có những biểu hiện đi xuống, hoặc những ngành nghề sử dụng nhiều TD của NH có biểu hiện những vấn đề

nghiêm trọng trong phát triển (ví dụ như xuất hiện các đối thủ cạnh tranh lớn,

hay có sự áp dụng công nghệ mới đòi hỏi phải có sản phẩm mới và các phương pháp phân phối mới).

Kiểm tra TD rất cần thiết để hình thành chính sách cho vay của NH một cách lành mạnh. Nó không giúp cho nhà quản lý nhận ra những vấn một cách nhanh chóng, mà còn có tác dụng kiểm tra thường xuyên xem cán bộ TD có chấp hành đúng chính sách cho vay của NH. Với lý do này, đồng thời tăng cường tính khách quan của công tác kiểm tra TD, hầu hết các NH lớm đều thành lập phòng “kiểm tra TD” độc lập với “các phòng TD”. Kiểm tra TD cũng giúp cho Hội đồng quản trị và ban Giám đốc điều hành trong việc đánh giá toàn bộ tiềm ẩn rủi ro đối với NH, từ đó đưa ra các biện pháp phòng chống cũng như định hướng chính sách “quỹ dự trữ bù đắp rủi ro” và chiến lược tăng vốn chủ sở hữu của NH trong tương lai.

1.2.5.1.3.Xử lý tín dụng có vấn đề.

Cho dù hầu hết các NH đã xây dựng cơ chế đảm bảo an toàn TD, nhưng

21

Luận văn thạc sỹ Học viện ngân hàng

khác nhau trong các tình huống khác nhau, nhưng một số đặc điểm chung cho hầu hết các khoản TD có vấn đề có thể nêu ra như sau:

- Sự chậm trễ bất thường và không có lý do trong việc cung cấp các báo cáo tài chính và trả nợ theo lịch đã thỏa thuận; hoặc chậm trễ trong việc liên

lạc với cán bộ tín dụng.

- Đối với TD doanh nghiệp, bất cứ sự thay đổi bất thường nào trong khấu hao, kế hoạch trả lương và phụ cấp, các khoản hàng tồn kho, tài khoản

thuế và

thu nhập.

- Đối với TD doanh nghiệp, việc cơ cấu lại nợ hạn chế thanh toán cổ tức, hoặc có sự thay đổi vị trí xếp hạng tín nhiệm.

2. Thường xuyên sửa đổi thời hạn, xin gia hạn TD.

2. Chính sách cho vay phụ thuộc vào những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai (ví dụ sự hợp nhất) 3. Có hồ sơ đảo nợ (mỗi lần vay mới

thì gốc giảm xuống một ít)

3. Cho vay trên cơ sở lời hứa của KH

4. Lãi suất TD cao không bình thường (để bù đắp rủi ro TD)

4. Thiếu kế hoạch rõ ràng để thanh lý

5. Tài khoản phải thu hay hàng tồn kho tăng không bình thường

____________________________

5. Tỷ lệ TD cao cho KH có trụ sở ngoài lãnh địa hoạt động của NH. 6. Tỷ lệ “nợ/vốn chủ sở hữu” tăng

(hệ , số đòn bẩy tăng)

6. Hồ sơ TD không đầy đủ, thiếu sót và không đồng bộ. 7. Thất lạc hồ sơ (đặc biệt là các

BCTC của NH)

7. Tỷ lệ cho vay nội bộ cao (cán bộ CNV, Hội đồng quản trị, ban Tổng

8. Chất lượng đảm bảo TD thấp 8. Có xu hướng quá thái trong cạnh tranh (cấp TD xấu đẻ giữ chân KH) ~____________

9. Dựa vào đánh giá lại TS để tăng vốn CSH của KH

9. Cho vay hỗ trợ các mục đích đầu cơ._________________________ 10. Thiếu báo cáo lưu chuyển luồng

tiền hay dự báo luồng tiền.

10. Không nhạy cảm với sự thay đổi các điều kiện môi trường kinh tế. 11. KH dựa vào nguồn thu bất

thường để trả nợ (ví dụ: bán nhà

22

- Thu nhập ròng giảm trong một hay nhiều năm, đặc biệt là các chỉ tiêu như: tỷ lệ sinh lời trên TTS (ROA), tỷ lệ sinh lời trên vốn cổ phẩn (ROE), hay

lợi tức trước thuế và lãi suất (EBIT).

- Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu nguồn vốn (chỉ tiêu nguồn vốn cổ phần trên nợ vay), thanh khoản (chỉ tiêu thanh khoản hiện hành), hay mức độ

hoạt động (ví dụ chỉ tiêu DT/hàng tồn kho).

- Độ lệch của DT hay lưu chuyển tiền tệ so với kế hoạch khi mà TD đã được cấp.

- Những thay đổ bất ngờ, không dự kiến và không có lý do đối với số dư tiền gửi của KH tại NH.

1.2.5.2. Các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng.

Khoảng hơn 20 năm trở về trước hầu hế các NHTM chỉ dựa vào duy nhất phương pháp truyền thống (định tính) để đánh giá rủi ro tín dụng người vay. Phương pháp truyền thống này tỏ ra vừa mất thời gian, tốn kém, lại mang tính chủ quan, chính vì vậy, NH không ngừng cải tiến phương pháp đánh giá KH để ra các quyết định cho vay. Tuy nhiên, nhiều NH khi cấp TD cho công ty vẫn tiếp tục sử dụng chủ yếu phương pháp truyền thống để đánh giá rủi ro TD.

Ngày nay, một số NH đã sử dụng mô hình cho điểm để lượng hóa rủi ro TD người vay. Mô hình TD có ưu điểm so với phương pháp truyền thống ở chỗ là, nó cho phép xử lý nhanh chóng một khối lượng các đơn xin vay, với chi phí thấp, khách quan, do đó góp phần tích cực trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng NH. Các mô hình cho điểm TD chủ yếu sử dụng các số liệu phản ánh những đặc điểm của người vay để lượng hóa xác suất vỡ nợ cũng như phân loại người vay thành các nhóm có mức độ rủi ro khác nhau. Để sử dụng các mô hình này, nhà quản lý phải xác định được các tiêu chí về kinh tế và tài chính liên quan đến rủi ro TD đối với từng nhóm KH cụ thể. Đối với TD tiêu dùng, các chỉ tiêu đó có thể là thu nhập, tài sản, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp và nơi ở. Đối với TD công ty, thì các chỉ tiêu TC (như hệ số đòn bẩy...) thường là các chỉ tiêu chủ yếu. Sau khi các tiêu chí đã được xác định, kỹ thuật thống kê sẽ được xác định, kỹ thuật thống kê sẽ được sử dụng để

Xếp hạng ______________Tình trạng______________ _________________Standard & Poor_________________

Aaa Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất*_______ Aa Chất lượng cao*________________________ A Chất lượng trên trung bình*_______________

Luận văn thạc sỹ Học viện ngân hàng

Sau đây chúng ta sẽ tiếp cận với một số mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng cơ bản thường được sử dụng nhất.

a. Mô hình điểm số Z

Mô hình điểm số Z do E.I.Altman hình thành để cho điểm tín dụng đối

Một phần của tài liệu 079 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 25 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w