Các biện pháp được NHĐT&PTVN sử dụng để hạn chế rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 079 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 77)

dụng.

2.3.4.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức trong hoạt động tín dụng.

Với những hạn chế của mô hình tổ chứ trước đây (TA1) trong hoạt động tín dụng là: chức năng quản lý rủi ro bị thực hiện phân tán; quy trình nghiệp vụ TD chưa tách bạch 3 chức năng Kinh doanh (Front Office), Quản lý rủi ro, Tác nghiệp (Back Office) và Quản lý rủi ro hiện đứng ngoài quy trình thực hiện chức năng giám sát...

Với nỗ lực nhằm kiểm soát hoạt động tín dụng chặt chẽ hơn, theo mô hình TA2, BIDV đã dần chuyển đổi mô hình tổ chức một cách tích cực. Đáp ứng được yêu cầu quản trị rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng theo nguyên tắc các sản phẩm, quy trình tác nghiệp đều được tách bạch qua ba chức năng: kinh doanh (front office), quản lý rủi ro (middle office) và tác nghiệp (back office). Chức năng quản lý rủi ro được thiết kế nằm trong các quy trình nghiệp vụ, quản lý rủi ro sẽ là nơi phê duyệt trước khi nghiệp vụ kinh doanh thực sự tiến hành chứ không phải đứng ngoài quy trình thực hiện chức năng giám sát sau khi nghiệp vụ đã thực sự phát sinh.

2.3.4.2. Nâng cao khả năng tài chính bằng việc tăng vốn tự có.

Quỹ DFRR

_________Số DPRR phải trích_________ Số trích thêm

trong năm Số dư quỹDPRR Tổng số ________Trong đó________ DP chung DP cụ thể 200 7.05 ^ ' ^' 6.436 ^ 2.21 200 5 6.90 9 _________ 6.20 6 2.08 1 2.59 4 200 4.01 _________ 3.99 2.12 1.43

Luận văn thạc sỹ Học viện ngân hàng

Tăng vốn tự có cũng là một biện pháp hữu hiệu để các NHTM nói chung và BIDV nói riêng thực hiện nâng cao năng lực tài chính, tăng cường khả năng kiểm soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Trong những năm qua BIDV luôn quan tâm và chú trọng tới việc tăng cường vốn tự có, đợt tăng vốn mới nhất của BIDV là thời điểm 31/3/2010. Vốn để làm căn cứ xác định, quản lý thực hiện các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động ngân hàng là: 24.198,5 tỷ VND, bao gồm:

- Vốn cấp I: 21.745,1 tỷ VND

Trong đó, vốn điều lệ: 14.092,9 tỷ VND - Vốn cấp II: 6.629,1 tỷ VND

- Các khoản giảm trừ: (4.175,7) tỷ VND

Với việc tăng cường vốn tự có thì BIDV đã làm tăng năng lực tài chính cho NH, theo đó các hệ số về an toàn vốn (hệ số CAR và các tỷ lệ cho vay đối với khách hàng, đối với nhóm khách hàng theo quyết định 457 được đảm bảo).

2.3.4.3. Cơ cấu tổ chức xử lý nợ xấu.

- Thành lập Hội đồng xử lý rủi ro BIDV

Để thực hiện đúng nguyên tắc xử lý nợ xấu tồn đọng theo quy định của Chính phủ và của NHNN, hạn chế tối đa tổn thất tài sản quốc gia và tiết kiệm cho ngân sách nhà nước, bảo đảm không để xảy ra các tiêu cực trong quá trình xử lý, BIDV đã quyết định thành lập Hội đồng xử lý rủi ro.

Thành phần Hội đồng gồm có chủ tịch hội đồng là chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc BIDV, phó chủ tịch là 01 phó tổng giảm đốc và các uỷ viên bắt buộc là giám đốc các Ban Quản lý tín dụng, Ban QLCN, Kiểm tra kiểm toán nội bộ, Tài chính, Ban Kế toán, Nguồn vốn kinh doanh. Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu của công việc, có thêm các thành viên ở các Ban phòng khác

Hội đồng xử lý rủi ro có nhiệm vụ: (i)Xem xét việc phân loại tài sản “Có” và trích lập DPRR theo quy định; (ii) Quyết định việc xử lý rủi ro từng khoản vay; (iii) Xem xét và quyết định phương án thu hồi nợ của các khoản rủi ro; (iv) Đánh giá tình hình thực hiện thu hồi các khoản nợ đã xử lý.

- Thành lập phòng Xử lý nợ xấu và phòng tín dụng chỉ định thuộc ban Quản lý tín dụng

61

Luận văn thạc sỹ Học viện ngân hàng

Phòng Xử lý nợ xấu được thuộc Ban Quản lý tín dụng, được thành lập tại QĐ số 7180/QĐ-TCCB1 với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là tham mưu và thực hiện tất cả các công việc liên quan đến công tác xử lý nợ xấu tại BIDV như chỉ đạo các biện pháp cơ cấu nợ, phát mại tài sản, các biện pháp trả nợ thay, các biện pháp khuyến khích trả nợ, phương án bán nợ, xử lý rủi ro và đầu mối đề xuất uỷ thác, chuyển giao nợ xấu đã được xử lý với DATC.

2.3.4.4. Xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro.

Bảng 2.12 Trích lập và sử dụng quỹ DPRR 2004-2009

200 3.69 _______ 2.39 3.44 2.90 200 8 200 5 4.89 _______ 6 3.33 4 2.44 5 4.89 9 7.17 0 2.25 5 4.91 5 2.77 5 7.17 0

Loại hình cho vay được Tổng

số _________________Trong đó_________________2004 2005 200 200 2008 200

Tổng số nợ đã xử lý RR 8.95

5 3 1.34 91.56 3.283 41.79 466 500 - Vay thương mại________ 7.36

3 1.12 6 1.47 1 2.34 7 1.50 6 430 483 - Vay chỉ định & KHNN 1.57 2 7 21 _____ 936 288 ____ ____

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng BIDVnăm 2004-2009)

Giai đoạn 2004-2009 là giai đoạn BIDV dồn để giải quyết nợ xấu. Để tạo nguồn xử lý nợ xấu, toàn hệ thống đã phải tập trung nâng cao hiệu quả kinh doanh để trích DPRR. Trong 6 năm BIDV đã sử dụng quỹ DPRR để xử lý đưa nợ xấu từ nội bảng sang theo dõi ngoại bảng với số tiền là 8.955 tỷ đồng. số dư quỹ DPRR cho đến 31/12/2009 là 7.170 tỷ đồng đủ đảm bảo bù đắp khi có rủi ro. Và đặc biệt năm 2008 và 2009 đã phấn đấu trích đủ dự phòng rủi ro.

Kết quả xử lý nợ xấu giai đoạn 2004-2009 đạt 8.955 tỷ đồng, gấp hơn 34 lần so với giai đoạn 1999-2004. Có thể thấy rằng từ năm 2004 trở lại đây hoạt động xử lý nợ xấu bằng quỹ DPRR của BIDV được đánh giá là mang tính đột phá, xử lý kiên quyết, dứt điểm. Bên cạnh đó BIDV đã thực hiện thành công biện pháp cơ cấu nợ toàn diện đối với một số tổng công ty như Tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông 5, Tổng công ty xây dựng Thăng 1 .ong... góp phần giảm nợ xấu hằng trăm tỷ đồng. Năm 2006 BIDV đã thực hiện ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2006-2010 với Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của Doanh nghiệp - Bộ tài chính (DATC).

62

Luận văn thạc sỹ Học viện ngân hàng

Bảng 2.13 Xử lý rủi ro theo loại hình cho vay

________________________________________Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDVnăm 2004-2009)

Kết quả thu hồi nợ xấu ngoại bảng: với tinh thần quán triệt, nợ xử lý bằng quỹ DPRR chuyển hạch toán ngoại bảng chỉ là làm sạch bảng tổng kết tài sản không đồng nghĩa với xóa nợ, các khoản nợ sau khi được xử lý bằng quỹ DPRR đều phải tìm mọi biện pháp tận thu hồi nợ. Quán triệt tinh thần thu nợ HTNB vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của từng cán bộ của toàn hệ thống BIDV. Từ năm 2004-2009 toàn hệ thống đã thu hồi được 4329 tỷ đồng (gồm nợ thương mại và nợ chỉ định, kế hoạch nhà nước) trong đó thu gốc là 3.735 tỷ đồng và lãi là 604 tỷ đồng. Có thể nói năm 2007 là năm đánh dấu nỗ lực cũng như thành công lớn của BIDV trong công cuộc thu hồi nợ HTNB, kết quả toàn hệ thống lần đầu tiên thu được 1.983 tỷ đồng chiếm tỷ trọng lớn 36% trong tổng số lợi nhuận của BIDV và phát huy tiếp thành công trong công tác thu hồi nợ HTNB thì năm 2008 thu được 1.046 tỷ đồng và năm 2009 thu được 465 tỷ đồng.

2.3.4.5. Bán nợ cho Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp - Bộ Tài chính (DATC)

Hoạt động mua bán nợ với DATC áp dụng cho (i) các khoản nợ được phân vào nhóm 3, 4, 5 theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005; (ii) các khoản nợ thuộc đối tượng được xử lý theo Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 05/10/2001 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Đề án xử lý nợ tồn đọng của các NHTM và (iii) các khoản nợ đã được NHTM xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro hoặc các nguồn khác, hiện đang được hạch toán theo dõi trên tài khoản ngoại bảng.

Thẩm quyền bán các khoản nợ của BIDV cho DATC đươc HĐQT giao cho Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc được Tổng giám đốc uỷ quyền.

Hồ sơ bán nợ gồm có: Văn bản đề nghị bán nợ của chi nhánh, Hồ sơ

pháp lý của khách hàng vay, hồ sơ khoản vay và hồ sơ bảo đảm tiền vay

Luận văn thạc sỹ Học viện ngân hàng

Tại chi nhánh: Chi nhánh cùng khách hàng vay đối chiếu xác nhận dư

nợ gốc lãi đến thời điểm đề nghị bán khoản nợ. Đối với TSĐB, chi nhánh thuê tổ chức độc lập thẩm định giá làm cơ sở thương lượng, đàm phán giá bán.

Hội đồng tín dụng Chi nhánh trên cơ sở tờ trình đề xuất bán nợ của bộ phận tín dụng xem xét, quyết định việc bán nợ và giá bán nợ làm căn cứ đàm phán giá với bên mua nợ.

Sau khi thỏa thuận sơ bộ được giá bán, chi nhánh lập tờ trình đề xuất bán nợ, gửi về BIDV. Chi nhánh phải phân tích, đánh giá các phương án xử lý khoản nợ; ưu nhược điểm của phương án bán nợ so với các phương án thu hồi vốn khác; giá bán được thoả thuận sơ bộ ...

Kèm theo tờ trình có: Biên bản họp Hội đồng tín dụng về việc bán nợ; Chứng thư thẩm định giá; Xác nhận dư nợ giữa khách hàng vay và Chi nhánh và các tài liệu có liên quan khác.

Tại Hội sở chính: Ban Quản lý Tín dụng đầu mối tiếp nhận hồ sơ bán

nợ từ Chi nhánh.

Trên cơ sở đề xuất của bộ phận xử lý hồ sơ do chi nhánh trình và ý kiến tham gia của Kế toán trưởng và các Ban (Tài chính, Kế toán, Pháp chế, Tín dụng, Quản lý rủi ro), Ban quản lý tín dụng tổng hợp trình Ban lãnh đạo quyết định.

Sau khi có ý kiến của cấp có thẩm quyền về việc bán nợ, Ban Quản lý tín dụng trình Ban Lãnh đạo ký hợp đồng với DATC hoặc uỷ quyền cho Chi nhánh thực hiện (trường hợp đồng ý bán nợ) hoặc thông báo cho chi nhánh về việc không chấp thuận bán nợ

Bán nợ cho DATC tại BIDV thực hiện những năm gần đây với kết quả còn rất khiêm tốn. Chủ yếu do DATC mới đi vào hoạt động, khối lượng nợ cấn xử lý rất lớn. Hoạt động mua bán nợ với DATC chưa mang tính chất kinh doanh hấu hết còn mang nặng thủ tục hành chính. Việc đàm phán định giá khoản nợ giữa ngân hàng và DATC kéo dài nhiều khi không mang lại kết quả.

2.3.4.6. Tận thu đối với nợ hạch toán ngoại bảng.

Theo quy định của NHNN thì số nợ ngoại bảng tận thu được, ngân hàng hạch toán vào thu nhập bất thường. BIDV đã cố gắng nỗ lực, quyết tâm thu hồi nợ ngoại bảng để góp phần tăng thu nhập của BIDV, giảm thiểu khắc phục bớt tổn thất trong rủi ro tín dụng.

Đơn vị: %, t đôn _______Chỉ tiêu_______ 2007 2008 2009 Dư nợ nhóm 2________ 24.788 26.189 27.742 Tỷ lệ nợ nhóm 2______ 21 % 17.5% 14.5%

Luận văn thạc sỹ Học viện ngân hàng

2.4. ĐÁNH GIÁ THÀNH Tựu, HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA RRTD VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY RA RRTD TẠI NHĐT&PTVN.

2.4.1. Những thành tựu, hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng. 2.4.1.1. Thành tựu.

Thứ nhất: BIDV là NH tiên phong trong ngành NH Việt Nam xây dựng hệ thống xếp hạng TD nội bộ - phân loại nợ theo điều 7 QĐ493, quản lý chất lượng TD tiệm cận với thông lệ quốc tế: hệ thống xếp hạng TD nội bộ của BIDV phản ánh toàn diện về các khía cạnh hoạt động của Doanh nghiệp và mối quan hệ của họ với NH trong lịch sử nên kết quả chấm điểm chặt chẽ hơn, logic hơn và phù hợp với thông lệ quốc tế. Hệ thống xếp hạng TD nội bộ của BIDV đã được WB và tổ chức xếp hạng quốc tế Moody’s đánh giá cao. Đây cũng là phương pháp xếp hạng cốt lõi mà các NH và các tổ chức định hạng quốc tế đang thực hiện.

Thứ hai: Xây dựng được các quy trình cụ thể trong công tác thu hồi nợ xấu.

+ Ban hành các văn bản quy trình bán nợ cho DATC nhằm thông qua các đơn vị chuyên trách của BIDV và của Bộ Tài chính để xử lý nợ xấu.

+ Xây dựng được quy trình xử lý tài sản kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xử lý tài sản thu hồi nợ với những quy định chặt chẽ từ tiếp nhận tài sản, đặc biệt là tài sản từ các vụ án, đến việc tổ chức khai thác, phát mại tài sản trên cơ sở các văn bản Chính phủ.

Thứ ba: Đột phá trong xử lý và kiểm soát thành công nợ xấu: trong giai đoạn này nợ xấu BIDV đã giảm từ 38% xuống còn 2,75% (theo đánh giá của kiểm toán quốc tế), đây là sự bứt phá ngoạn mục của BIDV. Thành công trong việc kiểm soát nợ xấu là nhờ sự chỉ đạo sắc bén và quyết liệt từ Ban lãnh đạo và toàn hệ thống BIDV.

Thứ tư: Năm 2008 là năm đầu tiên trích đủ DPRR - xác định số DPRR cụ thể phải trích phù hợp, đảm bảo đủ bù đắp rủi ro cho các khoản nợ. Mức trích DPRR đã được thống nhất trong toàn hệ thống, lợi nhuận và DPRR của BIDV đã được cân đối để trích đủ DPRR sớm hơn 2 năm so với quy định của NHNN mà còn phù hợp với mức rủi ro mà BIDV có thể gánh chịu.

Thứ năm: Theo tiến trình xử lý nợ tiến tới giảm nợ xấu và thực hiện cổ phần hoá, BIDV đã và đang thực hiện các biện pháp kiên quyết trong xử lý nợ xấu

65

Luận văn thạc sỹ Học viện ngân hàng

như tận thu từ khách hàng, xử lý bằng quỹ DPRR, xử lý theo chương trình chính

phủ, cơ cấu lại nợ, khởi kiện ra toà, phát mại tài sản tài chính để thu hồi nợ, khai

thác TSĐB (cho thuê, để lại sử dụng ...) để cấn trừ nợ, bán nợ cho DATC.

Thứ sáu: Công tác triển khai được thực hiện nghiêm túc và thống nhất trong toàn hệ thống.

Thứ bảy: Tổ chức đồng bộ bộ máy và nhân sự cho công tác quản lý nợ xấu. Ban xử lý nợ xấu được thành lập đồng thời ở Hội sở chính và chi nhánh để

phân công rõ người, rõ việc và cử cán bộ theo dõi tận thu tới từng khoản nợ. Bức

đầu đưa vào vận hành quản lý bài bản phân hệ TD từ đó thu thập, tích lũy, khai

thác, phân tích thông tin phục vụ cho việc hoạch định và điều hành hoạt động TD.

Thứ tám: Bổ sung 1.625 tỷ đồng vào vốn điều lệ của BIDV bằng nguồn thu hồi nợ gốc hạch toán. Với quyết tâm thu hồi nợ xấu ngoại bảng nhằm giảm thiểu khả năng mất vốn trong giai đoạn này của BIDV đã được nhà nước chấp thuận cho phép bổ sung 1.625 tỷ đồng số thu hồi nợ gốc HTNB vào vốn điều lệ. Con số này đã mang lại ý nghĩa lớn lao cho BIDV khi được Chính phủ cho phép đưa vào vốn điều lệ của BIDV nâng tổng số vốn điều lệ hiện nay lên 17.500 tỷ đồng.

2.4.1.2. Hạn chế.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì khả năng kiểm soát chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro trong hoạt động TD của BIDV còn một số hạn chế sau:

Thứ nhất: Nợ xấu của BIDV trong những năm qua liên tục giảm và dần tiệm cận với chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên bước sang năm 2009 nợ xấu của BIDV đã gia tăng kể cả số dư và tỷ lệ (thời điểm 31/12/2009 tỷ lệ nợ xấu là 2,29% trong khi 31/12/2008 là 2,05% và tiếp tục tăng trong những tháng đầu năm 2010).

(Nguôn: Báo cáo tín dụng BIDVnăm 2007, 2008, 2009)

Luận văn thạc sỹ Học viện ngân hàng

Thứ ba: Việc xử lý nợ xấu của BIDV chủ yếu là từ việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro, việc xử lý nợ xấu (thu hồi nợ thực) chuyển biến chậm. BIDV có thể giảm nợ xấu trên bảng cân đối kế toán của mình bằng cách xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro để chuyển sang ngoại bảng, chứ chưa thực sự thu hồi được nợ vay. Nếu không giải quyết được vấn đề này thì đến một thời điểm nào đó khả năng trích dự phòng rủi ro sẽ không đủ để bù đắp phần tổn thất này và việc nâng cao tiềm lực tài chính đảm bảo đủ tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu là vấn đề rất khó cho BIDV. Điều này tạo ra những tiềm ẩn rất lớn đối với sự phát triển

Một phần của tài liệu 079 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA và hạn CHẾ rủi RO TRONG HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w