3.2.3.1. Phân loại khách hàng nợ xấu để có cách thức ứng xử phù hợp.
Khi khoản nợ được xác định là nợ xấu, cán bộ tín dụng phải coi việc phân tích, phân loại nợ xấu là một công việc trọng yếu. Đối với từng khoản nợ xấu phải phân tích chi tiết thực trạng tình hình tài chính của khách hàng, tìm ra nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, khả năng tài chính của khách hàng có thể thu nợ đến đâu, tìm hiểu rõ đạo đức và gia cảnh của con nợ. Từ đó giúp cán bộ tín dụng nắm được nguyên nhân phát sinh để có cách giải quyết cho từng đối tượng cụ thể.
BIDV cần tiến hành rà soát lại toàn bộ các khoản nợ xấu, phân loại trên cơ sở đánh giá khả năng thu hồi. Có thể chia thành bốn nhóm như sau:
Loại A: Khách hàng có triển vọng phục hồi tốt, có thiện chí trả nợ.
Loại B: Khách hàng có thiện chí hợp tác trả nợ nhưng khả năng phục hồi kém.
Loại C: Khách hàng có triển vọng phục hồi tốt nhưng không có thiện chí trả nợ.
Loại D: Khách hàng không có khả năng phục hồi và không có thiện chí trả nợ.
Trên có sở phân loại, đánh giá con nợ ngân hàng sẽ tiến hành triển khai các biện pháp thu hồi nợ tương ứng như: Tái cơ cấu các khoản nợ bằng kỹ
Luận văn thạc sỹ Học viện ngân hàng
thuật như khoanh nợ, giãn nợ, miễn giảm lãi, thỏa thuận miễn giảm một phần nợ gốc (đối với khách nợ loại A), chứng khoán hóa khoản nợ, bán lại các khoản nợ khó đòi, đề nghị toà án làm thủ tục phá sản (đối với khách hàng loại B) hoặc áp dụng các biện pháp pháp lý như khởi kiện, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền đôn đốc, xử lý hoặc chuyển giao tài sản về ngân hàng (đối với các khách hàng loại C, D, khách hàng dây dưa hoặc khoản nợ có tranh chấp...)
3.2.3.2. Bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực.
Con người là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của bất cứ hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động TD thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng và hiệu quả của của hoạt động TD. BIDV cần sử dụng một số giải pháp về phát triển nguồn nhân lực như:
- Quan tâm đúng mực tới việc đào tạo cơ bản và chuyên sâu về từng nghiệp vụ cụ thể, tưng đối tượng KH có đặc điểm đặc thù về SXKD cụ thể. Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, trao đổi các bài học kinh nghiệm liên quan đến hoạt động TD. Cập nhật các kiến thưc nghiệp vụ, các quy định pháp luật mới. Ngoài ra cần tổ chức đội ngũ giảng dậy là các chuyên gia bên ngoài, các cán bộ chuyên viên TD có kinh nghiệm của NH, biên soạn và cập nhật giáo trình giảng dạy mang tính thực tiễn, trang bị tốt cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy, tổ chức kiểm tra nghiêm túc, khuyến khích tinh thần học tập bằng cơ chế khen thưởng, đề bạt.
- Thực tế cho thấy cường độ làm việc của cán bộ QHKH tại BIDV trong thời gian quan là khá căng thẳng, thậm chí làm việc thêm ngoài giờ cũng khá phổ biến. Điều này hạn chế hoạt động tiếp xúc với KH, kiểm tra và kiểm soát các cho khoản vay. Do đó BIDV cần căn cứ vào số lượng công việc và chiến lược kinh doanh để tăng cường cán bộ cho bộ phận TD nhằm tăng trưởng TD đồng thời đảm bảo được chất lượng TD.
- BIDV cũng cần chú trọng nhiều hơn, đòi hỏi cao hơn và có thái độ rõ ràng hơn đối với cán bộ QHKH, QLRR nhằm hạn chế RRTD trong khi cho vay như về chuyên môn nghiệp vụ phải yêu cầu cán bộ thương xuyên học tập, nắm vững, thực hiện đúng các quy trình và nâng cao năng lực dự đoán, dự báo và kiểm tra KH. Về phẩm chất đạo đức, kết hợp với các tổ chức đảng, đoàn, công đoàn thường xuyên giáo dục tư tưởng, đạo đức cho cán bộ BIDV
Luận văn thạc sỹ Học viện ngân hàng
nhằm thấm nhuần tư tưởng trong hai bộ quy chuẩn về chuẩn đạo đức và quy tắc ứng xử do BIDV xây dựng.
- Cần có chế độ đãi ngộ phù hợp đối với cán bộ như biểu dưng, khen thưởng đối với cán bộ có thành tích tốt và xử lý, giáo dục đối với cán bộ sai phạm. như vậy kỷ cương trong hoạt động TD của NH sẽ đựơc nâng cao. Đồng thời thực hiện cơ chế đãi ngộ, chính sách tài chính thông thoáng để có thể thu hút đựơc nhân tài và duy trì đủ nhân lực chất lượng đảm bảo chất lượng hoạt động TD của BIDV.
3.2.3.4. Phân tán rủi ro qua thị trường bán nợ.
Bằng việc tham gia thị trường mua bán nợ, ngân hàng có thể xem xét bán các khoản nợ xấu cho các công ty mua bán nợ, các ngân hàng hoặc các chủ thể kinh tế khác... Việc mua bán nợ xấu sẽ giúp ngân hàng tập trung cho công việc kinh doanh mới của mình, thực hiện các biện pháp phòng ngừa nợ xấu hiệu quả mà không chịu ảnh hưởng từ việc giải quyết nợ tồn đọng với khách hàng. Hơn nữa, các chủ thể tiến hành mua bán nợ trên thị trường hoạt động chuyên nghiệp và tận dụng được lợi thế về thông tin, quy mô, quyền hạn. và đặc biệt không chịu áp lực từ mối quan hệ với khách hàng như ngân hàng nên công việc xử lý nợ xấu sẽ hiệu quả hơn.
Biện pháp này được thực hiện rất thành công ở các nước như Trung Quốc, Thái Lan, tuy nhiên ở các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng việc thực hiện biện pháp bán nợ hầu như không có, kết quả rất thấp, ngoại trừ một số trường hợp bán chỉ định theo chỉ đạo của Chính phủ.
Để thực hiện tốt biện pháp này (giải phóng được nợ, thu hồi nguồn vốn ở mức tối đa), ngoài điều kiện khách quan là thị trường mua bán nợ xấu phải phát triển thì bản thân BIDV cũng phải hoàn thiện hồ sơ, giấy tờ của các khoản nợ đặc biệt là các giấy tờ của tài sản đảm bảo nợ vay; thực hiện các bước chuyển giao tài sản cần thiết (nếu có). để biến khoản nợ thực sự trở thành hàng hoá có tính thị trường.