1.4.1. Giới thiệu một số quy luật trí não của John Medina
1.4.1.1. Quy luật chúng ta không chú ý đến những điều nhàm chán
Theo John Media thì “Chùm sáng” chú ý của não chỉ có thể tập trung vào một việc trong một thời điểm: không làm việc đa nhiệm, chúng ta giỏi hôn trong việc xem xét các khuôn mẫu và rút ra ý nghĩa của một sự kiện hơn là ghi nhận các chi tiết. Sự thức tỉnh cảm xúc giúp não học tập tốt hơn. Cuối cùng, người nghe cứ sau 10 phút lại lơ đãng, nhưng bạn có thể kéo họ trở lại bằng cách kể những câu chuyện hoặc tạo ra những sự kiện giàu cảm xúc (http: // www. truongchuyenbietkhaitri . com / tre-tu-ky/goc-bao-chi/247-vai-tro-ban-cau-nao.html).
Trong quy luật này nhà giáo dục John Medina giới thiệu mô hình thiết kế bài giảng với những phân đoạn 10 phút. Ông quy định các bài giảng của mình đều chia thành các module và mỗi module này chỉ kéo dài đúng 10 phút. Mỗi phân đoạn sẽ bao gồm một khái niệm cốt lõi – luôn rộng hơn và khái quát, luôn đầy đủ ý chính và luôn có thể lí giải trong một phút. Như vậy mỗi tiết học kéo dài 50 phút tác giả có thể
cung cấp cho HS 5 khái niệm, mỗi khái niệm được trình bày trong 1 phút. Chín phút còn lại cung cấp sự mô tả chi tiết của khái niệm quát đó. Ông đưa ra ba nguyên nhân để lí giải cho ý tưởng của mình như sau:
- Người dạy chỉ có 600 giây được HS lắng nghe, sau thời điểm này sự tập trung sẽ giảm đi nhanh chóng và những hoạt động tiếp theo sẽ kém hiệu quả nếu ở giây 601 không có sự thay đổi.
- Bộ não xử lí ý nghĩa trước khi chi tiết, chính vì thế cần cung cấp cho nó những ý chính,
Bên cạnh đó, bộ não cũng thích tính hệ thống, thứ bậc, cho nên bắt đầu với những khái niệm khái quát sẽ tự nhiên dẫn đến việc lí giải thông tin một số cách có hệ thống.
- Người dạy cung cấp dàn ý của bài giảng ngay đầu tiết học, nhắc lại nhiều lần của nội dung rải rác trong suốt tiết học để ngăn cản sự mất phương hướng và mất tập trung của người học.
Tác giả đã chỉ rằng chính sự sợ hãi của học sinh đã kiềm chế phát huy tư duy và kỹ năng sáng tạo của HS. Do vậy, trong giờ học người GV phải chủ động làm cho tiết học không bị nhàm chán, tạo ra được nhiều cảm xúc như nụ cười, niềm vui, sự luyến tiếc, sự ngờ vực...có thể khể những câu chuyện thú vị kích thích sự tò mò, hứng thú của HS.
Như vậy, chức năng và vai trò của nhà giáo dục từ chỗ truyền kiến thức một chiều cho HS chuyển dần sang vai trò nhà tổ chức, giáo dục cho HS có được năng lực hoạt động thích ứng môi trường xã hội, giúp người học tự tìm ra phương pháp tự học, tự sáng tạo lấy hướng đi, hướng phát triển cho mình trong đời sống và sự nghiệp.
1.4.1.2. Quy luật nhắc lại để nhớ
Trong nhiều thế kỷ, trí nhớ đã từng là chủ đề của nhiều nhà thơ và các triết gia. ở một cấp độ nào đó, trí nhớ như một đội quân xâm lược, cho phép những trải nghiệm đã qua không ngừng xâm nhập vào đời sống thực tại. Đó là điểm thuận lợi. Não chúng ta không được hình thành đầy đủ ngay từ khi mới sinh ra. Điều đó có nghĩa là phần lớn những gì chúng ta hiểu biết về thế giới là do chúng ta hoặc trực
tiếp trải nghiệm, hoặc học hỏi qua người khác. Trí nhớ mạnh mẽ của chúng ta có thể cung cấp những lợi thế tồn tại lớn – đó chính là phần quan trọng lý giải cho câu hỏi tại sao chúng ta thành công trong việc tăng dân số quá nhanh trên hành tinh này. Đối với một sinh vật mềm yếu như loài người (so sánh móng tay với móng vuốt của một con mèo bình thường, sự than khóc với lòng đố kỵ), việc không cho phép sự trải nghiệm định hình não chúng ta đồng nghĩa với sự chết chóc trong thế giới lộn xộn của những hoang mạc rộng lớn. Vì vậy, theo ông não có nhiều kiểu hệ thống trí nhớ. Mỗi kiểu tuân theo bốn giai đoạn xử lý: mã hóa, lưu giữ, nhớ lại và quên. Thông tin đi vào não bạn ngay lập tức được chia thành nhiều mảnh và được gửi tới nhiều vùng khác nhau của vỏ não để lưu giữ. Phần lớn các sự kiện dự đoán điều gì đó đã biết hay chưa cũng sẽ được ghi nhớ, xảy ra ở ngay những giây đầu tiên của việc học hỏi. Chúng ta càng mã hóa kỹ lưỡng một ký ức trong những khoảnh khắc đầu tiên, ký ức đó sẽ càng mạnh mẽ hơn. Bạn có thể cải thiện cơ hội ghi nhớ một điều gì đó nếu bạn tái tạo lại môi trường mà bạn đã cập nhật nó vào não mình lúc ban đầu (John Medina, Brain Rules).
Các ý tưởng ở đây gồm: Các ví dụ thực tế, lời giới thiệu hấp dẫn và môi trường quen thuộc.
Các ví dụ thực tế: Người học càng tập trung vào ý nghĩa của thông tin được giới thiệu thì tiến trình mã hóa diễn ra càng kĩ lưỡng. Nó có nghĩa là khi người học muốn đưa một mẩu thông tin vào hệ thống trí nhớ của não họ cần phải đảm bảo hiểu chính xác ý nghĩa của thông tin đó. Để hỗ trợ cho quá trình này các ví dụ thực tế đem lại nhiều hiệu quả vì chúng phát huy tối đa sự ưa thích so mẫu tự nhiên của não. Thông tin dễ được xử lí hơn nếu nó được liên kết tức thì với thông tin đang tồn tại sẵn trong não người học. Người học so sánh hai thông tin đầu vào, tìm sự giống nhau và khác nhau ngay khi họ mã hóa thông tin mới. Điều này có thể thực hiện bằng cách người học có thể học sau giờ lên lớp hoặc là tốt hơn với thầy giáo trong quá trình trải nghiệm học hỏi thực tế…
Lời giới thiệu hấp dẫn (nếu những lời giới thiệu ban đầu không gây ấn tượng dễ dẫn đến cho học sinh mau quên và không chú ý đến bài giảng): Những lời giới thiệu đầu tiên, hấp dẫn có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng giờ học bởi kí ức
của một sự kiện được lưu giữ trong cùng nơi ban đầu đã được huy động để lĩnh hội sự kiện học hỏi. Não càng huy động nhiều cấu trúc phức tạp càng tạo ra nhiều căn cứ trong thời điểm học hỏi thì việc truy cập thông tin càng dễ dàng hơn.
Môi trường quen thuộc: Người học cải thiện cơ hội ghi nhớ thông tin nếu môi trường mà họ đã cập nhất thông tin đó lúc đầu được tái tạo.
Trong giáo dục và dạy học, môi trường nhớ lại cần được tái lập để hỗ trợ môi trường mã hóa để cải thiện việc lĩnh hội kiến thức.
Ứng dụng quy luật “Nhắc lại để nhớ”: Cách thức để trí nhớ dài hạn trở nên bền vững hơn là dần dần hợp nhất thông tin mới và nhắc lại nó trong những khoảng thời gian nhất định. Dựa trên lí thuyết này tác giả đề xuất mô hình lớp học tương lai, trong đó các bài học sẽ chia thành những đơn vị dài 10 phút lặp lại theo chu kì xuyên suốt một ngày. Ví dụ, môn học A được dạy trong 10 phút, tạo nên sự tiếp xúc đầu tiên, 90 phút sau, nội dung dài 10 phút của môn A được nhắc lại và sau đó là lần nhắc lại thứ 3. Mỗi buổi học được chia ra và được xen vào nhau theo cách đó. Tiếp đó, cứ mỗi ngày thứ 3 hoặc thứ 4 sẽ quay vòng lại để ôn tập những nội dung được truyền đạt trong vòng 72 hoặc 96 giờ trước đó. Trong suốt thời gian ôn tập, thông tin sẽ được trình bày một cách cô đọng. Người học sẽ có cơ hội kiểm tra lại việc ghi chép của họ trong những lần tiếp xúc đầu tiên với thông tin đó, so sánh chúng với những điều GV nói tới trong bài ôn tập. Điều này khiến việc thu nhận thông tin sẽ chi tiết và tỉ mỉ hơn. Nối tiếp quá trình này các bài ôn tập tích hợp sẽ được thực hiện sau sáu tháng hoặc một năm dựa trên toàn bộ sự kiện đã diễn ra trong năm học, kì học.
1.4.1.3. Quy luật kích thích nhiều giác quan
Theo ông thì chúng ta tiếp thu thông tin về một sự việc thông qua các giác quan, chuyển nó thành các tín hiệu điện (một số là hình ảnh, số khác là âm thanh,…), phân tán các tín hiệu đó tới các phần riêng biệt của não, sau đó tái lập lại những gì đã diễn ra, cuối cùng nhận thức được sự việc một cách tổng thể. Bộ não dường như dựa một phần vào kinh nghiệm quá khứ trong việc quyết định cách thức kết hợp những tín hiệu này, vậy nên hai người có thể nhận thức rất khác nhau về cùng một sự việc. Các giác quan của chúng ta tiến hóa để hợp tác với nhau – thí dụ như thị giác ảnh
hưởng đến thính giác – có nghĩa chúng ta học tập tốt nhất khi kích thích nhiều giác quan cùng một lúc. Mùi hương có một năng lực khác thường trong việc tìm lại ký ức, có thể do các tín hiệu mùi hương vòng qua đồi não và hướng thẳng tới các điểm đến của chúng, bao gồm cả bộ máy quản lý cảm xúc gọi là hạch hạnh (John Medina).
Quy luật này đề cập đến các 5 nguyên tắc của trình diễn đa phương tiện ảnh hưởng đến khả năng học tập của con người:
1. Nguyên tắc đa phương tiện: HS tập qua từ ngữ và hình ảnh tốt hơn là chỉ qua từ ngữ.
2. Nguyên tắc liên tưởng tạm thời: HS học tốt hơn khi các từ ngữ với hình ảnh tương ứng được trình bày đồng thời hơn là trình bày lần lượt.
3. Nguyên tắc liên tưởng không gian: HS học tốt hơn khi các từ ngữ với hình ảnh tương ứng được trình bày gần nhau hơn là cách xa nhau trên một trang giấy hay là trên màn hình.
4. Nguyên tắc gắn kết: HS học tập tốt hơn khi các thông tin ngoài lề không được đề cập đến.
5. Nguyên tắc phương thức: HS học từ hình động có lời dẫn dắt tốt hơn là hình ảnh động với văn bản trên màn hình. Học tập đa giác quan được thừa nhận là cải thiện đáng kể chất lượng học tập. Chúng tăng tốc các phản ứng, tăng cường độ chính xác, cải thiện phát hiện kích thích và làm giàu khả năng mã hóa trong thời điểm học tập.
1.4.1.4. Quy luật thị giác là quân bài chủ trong tất cả các giác quan
Cho đến nay, thị giác chiếm vị trí thống trị trong hầu hết mọi giác quan của chúng ta, nắm giữ một nửa tiềm lực của não. Thứ chúng ta trông thấy chỉ là thứ não bảo chúng ta nhìn và không chính xác 100%. Chúng ta phân tích thị giác theo nhiều bước. Võng mạc tập hợp các hạt ánh sáng thành những dòng suối thông tin giống như bộ phim ngắn. Vỏ não thị giác xử lý các dòng suối này, một vài vùng ghi nhận sự vận động, các vùng khác ghi nhận màu sắc, v.v… Cuối cùng, chúng ta kết hợp các thông tin đó với nhau, do đó chúng ta có thể nhìn thấy được. Chúng ta học tập và ghi nhớ tốt nhất thông qua tranh ảnh, chứ không phải qua ngôn ngữ viết và nói.
Những kết luận này giúp tác giả đưa ra một số gợi ý cho GV tham khảo. GV nên nghiên cứu lí do tại sao các bức tranh thu hút được sự chú ý của người học. Không chỉ bởi màu sắc, kích thước, sự định hướng mà quan trọng hơn là sự chuyển động; GV nên sử dụng hoạt hình trên máy tính bởi hoạt hình giữ vai trò quan trọng về cả màu sắc, vị trí và quan trọng hơn là sự vận động; GV nên giao tiếp bằng tranh ảnh nhiều hơn là từ ngữ vì tranh ảnh có cơ chế cấp phát thông tin hiệu quả hơn chữ, hơn thế HS chỉ cần một sự nỗ lực trí tuệ vừa phải là có thể hiểu được nội dung của bức tranh. Hãy thiết kế bài giảng bằng các phần mền trình chiếu (John Medina).
1.4.2. Vận dụng quy luật trí não của John Medina trong dạy học
1.4.2.1. Chúng ta nên chú ý đến cách tạo hứng thú để học sinh không nhàm chán trong tiết học
Xây dựng tình huống có vấn đề
Tình huống có vấn đề là những tình huống của môi trường do GV tạo ra nhằm làm cho HS nhận ra được vấn đề cần giải quyết và có nhu cầu giải quyết chúng. Việc xây dựng tình huống có vấn đề phù hợp có tác dụng kích thích hứng thú nhận thức và đưa HS vào trạng thái sẵn sàng, tự nguyện, hứng thú nhận thức. Sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học làm nảy sinh những mâu thuẩn nội tại, sự ngạc nhiên, những băn khoăn, thắc mắc, kích thích hoạt động nhận thức. Cơ sở để tạo ra tình huống có vấn đề là những câu hỏi, những bài tập, những mâu thuẩn nào đó…mà HS chưa có lời giải, cần có sự tìm tòi, sáng tạo.Trong đó phải chứa đựng những điều đã biết là xuất phát điểm của sự tìm tòi, chứa đựng cả những yếu tố tâm lý, làm kích thích hứng thú và òng khao khát tìm kiếm kiến thức của HS. Cái mới phải bổ sung, phát triển hoặc mâu thuẫn với cái cũ. Tóm lại, phải là hay, nhờ đó có thể làm liên tưởng với cái đã biết.
Phát triển hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của HS
Phát triển hứng thú nhận thức là một vấn đề rất quan trọng trong quá trình dạy học, vì nó tác động trực tiếp đến kết quả học tập, nó diễn ra ngay trong quá trình nhận thức và là điều mà thày giáo có thể điều khiển trực tiếp trong quá trình dạy học. Muốn kích thích hứng thú phát triển thì điều quan trọng nhất là phải nắm được khả năng, nhu cầu, nguyện vọng và định hướng giá trị của HS.
* Các điều kiện cơ bản để phát triển hứng thú nhận thức của HS
+ Phát huy tối đa hoạt động tư duy tích cực của HS nhất là tổ chức những tình huống có vấn đề đòi hỏi dự đoán, nêu giả thiết, tranh luận giữa các ý kiến trái ngược. + Tạo ra không khí thuận lợi cho lớp học, làm cho HS thích thú được học bộ môn. Muốn thế phải tạo ra sự giao tiếp thuận lợi giữa thày với trò, giữa trò với trò.
Tạo bầu không khí học tập thân thiện, thoải mái trong lớp học
Từ thực tế, cũng như tâm lý học đã chứng minh nếu chúng ta tạo ra được môi trường thoải mái trong giờ học sẽ tăng cao được khả năng lĩnh hội của người học. Làm thế nào để có một giờ học thoải mái, tạo được cảm giác thích thú cho HS. Có thể có những cách sau:
-Tạo cho HS có cảm giác mình là người quan trọng trong lớp: Nguyên tắc này đã được Macarenco phát biểu: “ Tôn trọng và yêu cầu cao” khi người học được tôn trọng đúng mức, họ sẽ thoải mái hơn trong học tập, họ tự tin hơn khi phát biểu đóng góp ý kiến trong quá trình xây dựng bài. Từ đó, người học có hứng thú, tích cực hơn trong học tập.
-Phát huy mọi nỗ lực của HS. Một giờ học dành cho HS làm việc theo nhóm và cá nhân, giao tiếp có hiệu quả thì không theo một kiểu mẫu nào cả. GV nên phân tích và cố gắng ghi nhận tất cả các phát biểu của HS tham gia xây dựng bài. Khi đó, HS sẽ tự tin vào bản thân và hăng hái, tích cực tham gia hơn vào quá trình xây dựng bài.
- Cảm giác ép buộc. Ép buộc học cũng là một cách để kích thích nỗ lực học tập của HS tạo cho học sinh có trách nhiệm với sự học và phấn đấu của mình so với các bạn cùng lớp. “Nếu áp dụng không thích hợp sẽ dẫn đến hậu quả ngoài ý muốn”. Hầu hết chúng ta đều miễn cưỡng khi áp dụng phương pháp này trong lớp học. Bởi