Giới thiệu chương trình hóa học hóa học hữu cơ của trung học phổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quy luật trí não của john medina trong dạy học phần hiđrocacbon hóa học lớp 11 (nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào)​ (Trang 40)

thông ở nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào

Chương trình hóa học hóa học hữu cơ của trung học phổ thông ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào bao gồm nội dung như sau:

Bảng 1.3. Chương trình hóa học hóa học hữu cơ của THPT ở CHDCND Lào

Chủ đề Lớp Số tiết

1 Lý thuyết chuyên đề Hidrocacbon no 11 1

2 Hidrocacbon không no 11 1 3 Hidrocacbon thơm 11 1 4 Ancol 11 1 5 Phenol 11 1 6 Axitcacboxylic 11 1 7 Este 11 1 8 Andehit 11 1 9 Xeton 11 1 10 Ete 11 1 11 Amin 11 1 12 Amit 11 1

1.5.2. Nội dung của phần lý thuyết chuyên đề hiđrocacbon theo chuẩn kiến thức, kĩ năng phần hiđrocacbon hóa học lớp 11

1.Hiđrocacbon no

Chủ đề Mức độ cần đạt

1. Ankan Kiến thức

Nêu được:

- Định nghĩa hiđrocacbon no, ankan và xicloankan.

-Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí chung. - Phương pháp điếu chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác metan trong công nghiệp. Ứng dụng của ankan.

- Đặc điểm cấu trúc phân tử (sự hình thành liên kết, cấu trúc không gian của ankan).

Giải thích và ví dụ mình hóa được:

- Tính chất hóa học của ankan: tương đối trơ ở nhiệt độ thường nhưng dưới tác dụng của ánh sáng, xúc tác và nhiệt độ, ankan có tham gia:

+ Phản ứng thế (cơ chế phản ứng halogen hóa ankan). + Phản ứng tách hiđro, phản ứng crackinh.

+ Phản ứng oxi hóa (cháy, oxi hóa không hoàn toàn thành dẫn xuất chứa oxi).

Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử, tính chất của ankan.

- Viết được CTCT, gọi tên một số ankan đồng phân mạch không nhánh, mạch có nhánh.

- Giải được bài tập: xác định công thức phân tử, viết CTCT của một số ankan, tính % về thể tích trong hỗn hợp và tính nhiệt lượng của phản ứng cháy, một số bài tập khác có liên quan.

2. Xicloankan Kiến thức

-Viết được đồng phân, danh pháp của một số monoxicloankan. -Nêu đượcTính chất vật lí.

-Vẽ được cấu trúc phân tử của xiclopropan và xiclobutan. -Trình bày tính chất hóa học:

+ Phản ứng thế và phản ứng oxi hóa.

+ Phản ứng cộng mở vòng của xiclopropan (với H2, Br2, HBr) và xiclobutan (với H2).

Kĩ năng

-Quan sát mô hình phân tử… rút ra được nhận xét về cấu tạo của xicloankan.

-Từ cấu tạo phân tử, suy đoán được tính chất hóa học cơ bản của xicloankan.

- Viết được PTHH dạng CTCT biểu diễn tính chất hóa học của xicloankan

Giải được một số bài tập có nội dung liên quan.

2. Hiđrocacbon không no

Bảng 1.4. Chuẩn kiến thức, kĩ năng phần hiđrocacbon không no

Chủ đề Mức độ cần đạt

1. Anken Kiến thức

-Nêu được khái niệm hiđrocacbon không no, anken, ankađien, ankin.

- Trình bày dãy đồng đẳng, cách gọi tên theo danh pháp thông thường và danh pháp hệ thống/thay thế của anken.

-Tính chất vật lí chung của anken.

- Phương pháp điếu chế anken trong phòng thí nghiệm và sản xuất trong công nghiệp. Ứng dụng của anken.

-Vẽ được cấu trúc electron, cấu trúc không gian và đồng phân của anken.

-Trình bày được tính chất hóa học của anken:

+ Phản ứng cộng hiđro, cộng halogen (Cl2, Br2 trong dung dịch), HX (HBr và nước) theo quy tắc Maccopnhicop, sơ lược cơ chế

phản ứng cộng.

+ Phản ứng trùng hợp.

+ Phản ứng oxi hóa (cháy và làm mất màu dung dịch thuốc tím).

Kĩ năng

- Tiến hành một số thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo và tính chất.

- Viết CTCT, gọi tên các đồng phân tương ứng với một CTCT (không quá 6 nguyên tử C trong phân tử).

-Viết các PTHH của phản ứng cộng, phản ứng oxi hóa, phản ứng trùng hợp cụ thể.

-Phân biệt được ankan với anken cụ thể.

Giải được bài tập: xác định công thức phân tử, viết CTCT, gọi tên anken, tính % thể tích trong hỗn hợp khí có anken cụ thể và một số bài tập khác có liên quan.

2. Ankađien Kiến thức

-Nêu được công thức chung, phân loại.

- Trình bày được phương pháp sản xuất buta-1,3-đien từ butan và isopren từ isopentan trong công nghiệp.

-Nêu được đặc điểm cấu trúc của liên kết đôi liên hợp. -Trình bày tính chất hóa học của buta-1,3-đien và isopren: + Phản ứng cộng H2, cộng halogen, cộng hiđro halogenua. + Phản ứng trùng hợp.

Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử… rút ra được nhận xét về cấu tạo phân tử và tính chất.

-Dự đoán được tính chất hóa học, kiểm tra và kết luận.

- Viết được PTHH biểu diễn tính chất hóa học của buta-1,3-đien và isopren.

ứng trùng hợp qua nhiều phản ứng, giải một số bài tập khác có nội dung liên quan.

3. Khái niệm về Tecpen

Kiến thức

- Sơ lược về Tecpen, thành phần và đặc điểm cấu tạo, một vài dẫn xuất chứa oxi của Tecpen.

-Nguồn tecpen thiên nhiên và sơ lược phương pháp khai thác. - Ứng dụng của tecpen trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm.

Kĩ năng

- Quan sát mô hình phân tử của một số tecpen cụ thể, rút ra nhận xét về thành phần cấu tạo.

Giải được bài tập có nội dung liên quan.

4. Ankin Kiến thức

- Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu trúc phân tử, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí của ankin.

- Phương pháp điếu chế và ứng dụng axetilen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

- Phản ứng hóa học tương tự anken: phản ứng cộng H2, Br2, HX, phản ứng oxi hóa.

- Tính chất hóa học khác anken: phản ứng thế nguyên tử H linh động của ank-1-in.

Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử…rút ra nhận xét về cấu trúc và tính chất.

-Viết được CTCT của một số ankin cụ thể. -Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra và kết luận.

-Viết được PTHH biểu diễn tính chất hóa học của axetilen. - Biết cách phân biệt ank-1-in với anken, ank-1-in với ankađien bằng phương pháp hóa học.

Giải được bài tập: tính % về thể tích trong hỗn hợp chất phản ứng và một số bài tập khác có liên quan.

3. Hiđrocaccon thơm

Bảng 1.5. Chuẩn kiến thức, kĩ năng phần hiđrocacbon thơm

Chủ đề Mức độ cần đạt

1. Benzen và ankylbenzen

Kiến thức

- Định nghĩa, cấu trúc phân tử, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp.

- Tính chất vật lí.

-Tính chất hóa học:

+ Mối liên quan giữa cấu trúc và tính chất hóa học.

+ Phản ứng thế của benzen và toluen: halogen hóa, nitro hóa (điều kiện phản ứng, quy tắc thế, sơ lược cơ chế thế).

+ Phản ứng cộng Cl2, H2 vào vòng benzen.

+ Phản ứng oxi hóa hoàn toàn, oxi hóa nhóm ankyl.

Kĩ năng

- Viết được CTCT của benzen và một số chất trong dãy đồng đẳng.

- Viết được các PTHH biểu diễn tính chất hóa học của benzen, toluen; vận dụng quy tắc thế để dự đoán sản phẩm phản ứng.

- Giải được bài tập: tính khối lượng benzen, toluene tham gia phản ứng hoặc tính % các chất trong hỗn hợp và một số bài tập khác có liên quan.

2. Stiren Naphtalen

Kiến thức

Nêu được cấu tạo phân tử, tính chất vật lí của stiren và naphtalen.

- Tính chất hóa học của stiren: trùng hợp, đồng trùng hợp, phản ứng oxi hóa, cộng (vào nhánh hoặc vòng benzen).

- Tính chất hóa học của naphtalen: phản ứng thế brom, phản ứng nitro hóa, phản ứng cộng hiđro, phản ứng oxi hóa bằng oxi không khí (có xúc tác V2O5).

Kĩ năng

- Viết CTCT, từ đó dự đoán được tính chất hóa học của stiren và naphtalen.

- Viết được PTHH minh họa tính chất hóa học của stiren và naphtalen.

-Phân biệt một số hiđrocacbon thơm bằng phương pháp hóa học.

- Giải được bài tập: tính khối lượng sản phẩm thu được sau phản ứng trùng hợp, giải một số bài tập khác có nội dung liên quan. 3.Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên Kiến thức - Thành phần hóa học, tính chất, cách chưng cất và chế biến dầu mỏ bằng phương pháp hóa học; ứng dụng của các sản phẩm từ dầu mỏ.

- Thành phần hóa học, tính chất, cách chế biến và ứng dụng của khí mỏ dầu và khí thiên nhiên.

-Cách chế biến, ứng dụng của các sản phẩm từ than mỏ.

Kĩ năng

- Đọc, tóm tắt thông tin trong bài học và trả lời câu hỏi, rút ra nhận xét.

- Tìm được thông tin tư liệu về dầu mỏ và than ở Lào.

- Tìm hiểu được ứng dụng của các sản phẩm dầu mỏ, khí mỏ dầu và khí thiên nhiên, than mỏ trong cuộc sống.

1.5.3. Tầm quan trọng của phần hiđrocacbon lớp 11 đối với chương trình hóa học trung học phổ thông trong sách giáo khoa Lào

Phần hiđrocacbon được nghiên cứu ngay sau phần đại cương về hóa hữu cơ nên nội dung kiến thức về hiđrocacbon có ý nghĩa nhận thức và giáo dục to lớn. Qua việc nghiên cứu các loại hiđrocacbon cụ thể đã có sự vận dụng, phát triển và mở rộng

các kiến thức của phần đại cương. Kiến thức về các chuyên đề Hidrocacbon no và không no, cũng như Hidrocacbon thơm là những tư liệu phong phú để hình thành, phát triển khái niệm cấu trúc phân tử hiđrocacbon, tính chất đặc trưng được gây ra bởi nhóm chức trong phân tử hiđrocacbon không no, cơ chế của các dạng phản ứng hữu cơ cơ bản (phản ứng thế, cộng, tách) và các quy luật chi phối nó.

Các kiến thức về hiđrocacbon như thành phần, cấu trúc phân tử, danh pháp, đồng phân, tính chất… đều là các kiến thức cơ sở để hình thành các quy luật nghiên cứu các hợp chất dẫn xuất của hiđrocacbon và phương pháp học tập hóa học hữu cơ cho HS.

Vì vậy, tuy Hiđrocacbon đơn giản về thành phần, cấu tạo phân tử nhưng lại là nguyên liệu cơ bản, xuất phát điểm cho các quy trình điều chế, tổng hợp hữu cơ quan trọng nhằm tạo ra các hợp chất hữu cơ phức tạp hơn, có ý nghĩa thực tiễn lớn lao. Nguồn hiđrocacbon trong tự nhiên lại rất phong phú, có giá trị kinh tế lớn lao đối với nền kinh tế quốc dân và là nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp hóa học có giá trị.

1.5.4. Các phương pháp dạy học phần hiđrocacbon

Trong dạy học hóa học, phương pháp trực quan được chia làm nhiều loại trong đó thí nghiệm hóa học giữ vai trò chính yếu. Sau đây là một số phương pháp sử dụng thí nghiệm hóa học và một số phương tiện dạy học khác theo hướng dạy học tích cực.

a. Sử dụng mô hình, hình vẽ, sơ đồ

Việc sử dụng mô hình, hình vẽ nên thực hiện một cách đa dạng dưới các hình thức như:

- Dùng mô hình, hình vẽ, sơ đồ… có đầy đủ chú thích là nguồn kiến thức để HS khai thác thông tin, hình thành kiến thức mới. Ví dụ như các hình vẽ dụng cụ điều chế các chất giúp HS nắm được các thông tin về các thiết bị, dụng cụ, hoá chất dùng để điều chế chúng.

- Dùng hình vẽ, sơ đồ… không có đầy đủ chú thích giúp HS kiểm tra các thông tin còn thiếu.

A

B

- Dùng hình vẽ, mô hình... không có chú thích nhằm yêu cầu HS phát hiện kiến thức ở mức độ khái quát hoặc kiểm tra kiến thức, kĩ năng. Ví dụ: Dụng cụ dưới đây

Hình 1.3. Dụng cụ dùng để điều chế khí

Dùng để điều chế khí nào trong số các khí sau: O2, Cl2, H2, NO, N2, CO2, C2H2, NH3, CH4? Hãy xác định các chất trong dụng cụ A, B được dùng để điều chế các khí đó.

b. Sử dụng thí nghiệm hóa học

Sử dụng thí nghiệm trong dạy học hoá học được coi là tích cực khi thí nghiệm hoá học được dùng làm nguồn kiến thức để HS khai thác, tìm kiếm kiến thức hoặc được dùng để kiểm chứng, kiểm tra những dự đoán, suy luận lí thuyết, hình thành khái niệm..

Sử dụng thí nghiệm thật

Để hình thành khái niệm hoá học giúp HS có kết luận đầy đủ, chính xác về một quy tắc, tính chất của chất ta có thể hướng dẫn HS sử dụng thí nghiệm hoá học ở dạng đối chứng để làm nổi bật, khắc sâu nội dung kiến thức mà HS cần chú ý. GV cần hướng dẫn HS cách chọn thí nghiệm đối chứng, cách tiến hành thí nghiệm đối chứng, dự đoán hiện tượng trong các thí nghiệm đó rồi tiến hành thí nghiệm, quan sát và rút ra kết luận về kiến thức thu được.

Trong dạy học hoá học, có thể dùng thí nghiệm hoá học để tạo ra mâu thuẫn nhận thức, tạo nhu cầu tìm kiếm kiến thức mới trong HS. Khi đó, GV nêu vấn đề bằng thí nghiệm, tổ chức cho HS dự đoán kết quả, hiện tượng sẽ xảy ra trên cơ sở kiến thức của HS. Sau đó, hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm, hiện tượng quan sát thấy không đúng với dự đoán của đa số HS. Khi đó sẽ xuất hiện mâu thuẫn nhận thức, kích thích HS tìm tòi giải quyết. Qua đó, HS nắm vững kiến thức, tìm ra con đường giải quyết vấn đề và có niềm vui của sự nhận thức.

Sử sụng video clip

Trong giảng dạy việc kết hợp nhiều phương pháp, phương tiện dạy học là rất cần thiết, ngoài phương pháp diễn giảng giáo viên còn có thể sử dụng tranh ảnh, biểu diễn thí nghiệm cho học sinh xem. Tuy nhiên, tại các trường THPT còn thiếu về các thiết bị vật chất cho việc tiến hành thí nghiệm như: hóa chất , dụng cụ…một số thí nghiệm nguy hiểm khó có thể thực hiện. Do vậy, để đạt được hiệu quả hơn, chúng ta phải kết hợp với việc giảng dạy thông thường cùng với những video clip, có thể tự thực hiện hay tham khảo các nguồn trên Net mà đặc biệt là trang Youtube.com, nơi đây là nguồn tài nguyên vô tận với đầy đủ các ngoại ngữ và các clip được các nhà giáo dục trên Thế giới thiết kế cẩn thận cũng như trình bày cách sử dụng các phần mềm mô phỏng các thí nghiệm.

Thông qua các clip này HS sẽ nắm vững kiến thức, tin tưởng vào lý thuyết đã học, từ đó tạo cho HS niềm say mê vào khoa học thực nghiệm.

c. Sử dụng đồ thị - Sơ đồ tư duy

Grap nội dung dạy học là sơ đồ phản ánh trực quan tập hợp những kiến thức chốt (cơ bản, cần và đủ) của một nội dung dạy học và cả logic phát triển bên trong của nó.

Xây dựng grap nội dung dạy học gồm các bước:

-Tổ chức các đỉnh: chọn đỉnh kiến thức chốt, tối thiểu, cần và đủ. Mã hóa chúng cho thật xúc tích, có thể dùng kí hiệu quy ước. Đặt chúng vào các đỉnh trên mặt phẳng.

-Thiết lập các cung: nối các đỉnh với nhau bằng các mũi tên để diễn tả mối liên hệ phụ thuộc giữa nội dung các đỉnh với nhau, làm sao phản ánh được logic phát

triển của nội dung.

-Hoàn thiện grap: làm cho grap trung thành với nội dung được mô hình hóa về cấu trúc logic, nhưng lại giúp cho HS lĩnh hội dễ dàng nội dung đó và nó phải đảm bảo mỹ thuật về mặt trình bày.

d. Sử dụng bài tập hoá học để hình thành khái niệm hoá học

Trong bài dạy hình thành khái niệm HS phải tiếp thu, lĩnh hội kiến thức mới mà HS chưa biết hoặc chưa biết chính xác rõ ràng. GV có thể xây dựng, lựa chọn hệ thống bài tập phù hợp để giúp HS hình thành khái niệm mới một cách vững chắc.

Sử dụng bài tập thực nghiệm hoá học

GV có thể sử dụng bài tập thực nghiệm khi nghiên cứu, hình thành kiến thức mới, khi luyện tập, rèn luyện kĩ năng cho HS. GV cần hướng dẫn HS các bước giải bài tập thực nghiệm:

Bước 1: Giải lí thuyết. GV hướng dẫn HS phân tích lí thuyết, xây dựng các bước giải, dự đoán hiện tượng, kết quả thí nghiệm, lựa chọn hoá chất, dụng cụ, dự kiến cách tiến hành.

Bước 2: Tiến hành thí nghiệm để kiểm nghiệm tính đúng đắn của những bước giải bằng lí thuyết. GV lưu ý HS các kĩ năng:

-Sử dụng dụng cụ, hoá chất, lắp thiết bị, thao tác thí nghiệm đảm bảo an toàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quy luật trí não của john medina trong dạy học phần hiđrocacbon hóa học lớp 11 (nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào)​ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)