LỚP 11 Ở NƯỚC CỘNG HOÀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
2.1. Nguyên tắc và quy trình vận dụng quy luật trí não của John Medina trong dạy học hóa học dạy học hóa học
2.1.1. Nguyên tắc vận dụng quy luật trí não của John Medina trong dạy học hóa học hóa học
2.1.1.1. Đảm bảo tính khoa học
Nội dung của giáo án phải đảm bảo tính chính xác và tính hiện đại của kiến thức bài học. Đồng thời cấu trúc của giáo án phải rõ ràng, chặt chẽ, thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học, phương tiện dạy học với hoạt động của GV và HS.
2.1.1.2. Đảm bảo tính sư phạm
Giáo án phải được thiết kế hợp lí, rõ ràng, phù hợp với trình độ nhận thức của HS. Đồng thời, GV thiết kế các hoạt động dạy học phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo trong hoạt động nhận thức, gây hứng thú học tập cho HS, cũng như chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, khả năng hợp tác trong nhóm.
2.1.1.3. Đảm bảo tính khả thi
Khi thiết kế các bài học cần đáp ứng được tính hiện thực và khả thi trong đa số trường phổ thông. Trong đó, cần chú trọng đến các yếu tố: phù hợp với trình độ, năng lực và trách nhiệm của GV; phù hợp đặc điểm tâm lí lứa tuổi, nhận thức của HS; phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ dạy học bộ môn.
Xác định rõ thời gian và các hoạt động cần thực hiện
Tất cả các hành động, tình huống cần được chuẩn bị chi tiết, được thiết kế cụ thể và dự kiến thời gian thực hiện. Số lượng hoạt động vừa phải nhằm tránh hiện tượng “cháy giáo án”. Nếu dạy học theo nhóm thì cần phân nhóm trước. Cần lưu ý là hầu hết các hoạt động thường mất nhiều thời gian hơn dự tính, do đó GV cần chủ động trong việc điều tiết hoạt động của lớp học.
Nếu giờ học có nhiều hoạt động dạy học có áp dụng quy luật trí não tốn thời gian, giáo viên cần phải phân phối thời gian hợp lý cho từng quy luật nhất định.
2.1.1.4. Lựa chọn quy luật trí não phù hợp nội dung dạy học
Việc lựa chọn quy luật trí não phải phù hợp với nội dung dạy học thì mới phát huy tốt được hiệu quả của các quy luật cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học. Chẳng hạn như bước vào đầu giờ học, GV nên sử dụng quy luật nhắc lại để nhớ bằng cách kiểm tra bài cũ của HS, thông qua đó HS sẽ nhớ kiến thức lâu hơn. GV cũng có thể sử dụng quy luật này vào phần cũng cố kiến thức cho HS, giúp HS hình dung lại kiến thức đã học, như vậy hiệu quả học tập của HS mới được phát triển.
2.1.1.5. Phối hợp các quy luật trí não phù hợp (do không có quy luật nào là
tuyệt đối)
Trong quá trình dạy học, GV phải khéo léo vận dụng xen kẽ các quy luật trí não với nhau. Bởi vì không có quy luật nào là hoàn hảo, mà tất cả các quy luật sẽ đan xen bổ sung cho nhau. Để cho hiệu quả học tập được nâng lên thì GV nên phối hợp các quy luật trí não, tránh sử dụng một quy luật trong suốt tiết dạy học, sẽ tạo hiệu ứng quen thuộc, nhàm chán đối với HS.