3.3.2. Đánh gia thông qua nhật kí quan sát
Trong quá trình thực hiện việc áp dụng quy luật trí não của John Medina tại trường THPT Viên Chang, chúng tôi nhân thấy học sinh có thái độ nghiêm túc trong việc tiếp thu bài giảng, tích cực tham gia các hoạt động mà giáo viên đề ra, phát biểu ý kiến trong quá trình tiếp thu bài giảng, tương tác không những với giáo viên mà còn với các bạn học cùng lớp. Các tiết học dần trở nên sôi động hơn, các em ở nhóm thực nghiệm chủ động hăng hái phát biểu xây dựng bài hơn so với các em ở nhóm đối chứng.
Hình 3.1. Học sinh phát biểu trong tiết học Ankan
Các em tích cực trong hoạt động nhóm, cùng nhau ôn tập kiến thức và làm bài tập tại lớp. đây là một hoạt động hết sức thiết thực giúp cho các em hiểu bài và bổ trợ kiến thức cho các bạn còn chưa theo kịp.
Hình 3.2. Các học sinh hoạt động nhóm với nhau qua bài Ankin
Chăm chú lắng nghe giáo viên giảng dạy những kiến thức về môn học được xây dựng theo kế hoạch giảng dạy áp dụng quy luật trí não của John Medina.
Hình 3.3. Các học sinh lớp 11/5 chăm chú học bài Hidrocacbon
Trong khi đó các em học sinh ở nhóm đối chứng ít tham gia trả lời các câu hỏi trong phần kiến thức trên, hoặc nếu có, câu trả lời của các em chỉ dừng lại ở những kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa.
Hình 3.4. Các học sinh chăm chú lớp 11/10 học bài Hidrocacbon
Với những kiến thức mới và theo cách giảng dạy mới thì sự tiếp thu của học sinh cũng phải được thẩm thấu từ từ, tiếp thu chưa được nhanh chóng cho nên đây cũng là một trong những khó khăn mà chúng tôi gặp phải trong thời gian thực nghiệm sư phạm tại trường.
Hình 3.5. Các học sinh tham gia tiết học Ankin tại lớp 11/7
Không phải bất kỳ khả năng nhận thức nào cũng được cải thiện nhanh chóng. Ví dụ như kỹ năng trí nhớ ngắn hạn tỏ ra không liên quan tới hoạt động thể chất. Cũng vậy, trong quá trình giao tiếp với học sinh qua hai lớp đối chứng và thực
nghiệm, chúng tôi nhận thấy có những em học lực rất vượt trội nhưng ngại trả lời những câu hỏi và cũng có em rất muốn trả lời nhưng thiếu tính logic trong câu hỏi (hay câu trả lời).
Hình 3.6. Các học sinh tham gia tiết học Ankin tại lớp 11/8 3.3.1. Đánh giá chất lượng bài kiểm tra
Bảng 3.3. Kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và ĐC sau mỗi bài
Nguồn: Tính toán của tác giả qua phần mềm Excel ( Xem Pl7, PL8)
Bài Sĩ số Trung bình Độ lệch chuẩn Độ biến thiên T - Sta T - α 11/5 TN1 22 6.14 0.7 11.40% 11/7 ĐC1 23 5.92 0.9 15.20% 11/10 TN2 39 6.72 0.8 12.35% 11/8 ĐC2 40 6.64 1.2 18.07% 11/5 TN1 22 5.68 1.0 16.73% 11/7 ĐC1 23 5.50 1.2 21.82% 11/10 TN2 39 5.72 1.0 17.48% 11/8 ĐC2 40 5.70 1.2 21.05% 11/5 TN1 22 6.95 0.9 12.95% 11/7 ĐC1 23 6.75 1.2 17.04% 11/10 TN2 39 6.30 1.2 19.05% 11/8 ĐC2 40 6.10 1.4 22.95% Lớp HC Ankan Ankin 2.58 1.985 1.985 1.985 1.985 1.985 1.985 3.45 2.05 2.25 3.86 2.62
Từ kết quả phân tích thống kê, điểm trung bình bài kiểm tra sau mỗi giáo án cho thấy kết quả học tập của lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng. Cụ thể:
- Điểm số trung bình của lớp thực nghiệm lớn hơn lớp đối chứng và sự khác biệt này là có ý nghĩa với độ tin cậy 95%. Vì vậy có thể kết luận sự khác nhau này là do việc phát triển NL theo quy trình và biện pháp đã đề xuất mang lại.
- Độ lệch chuẩn của các nhóm TN đều thấp hơn các nhóm ĐC, chứng tỏ chất lượng các nhóm TN đồng đều hơn nhóm ĐC.
Bảng 3.4. Bảng phân phối kết quả điểm kiểm tra
Nguồn: Tính toán của tác giả qua phần mềm Excel
Bài Sĩ số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11/5 TN1 22 0% 0% 0% 0% 0% 18% 55% 23% 5% 0% 0% 11/7 ĐC1 23 0% 0% 4% 4% 13% 61% 39% 26% 9% 13% 0% 11/10 TN2 39 0% 0% 0% 0% 3% 41% 41% 13% 3% 0% 0% 11/8 ĐC2 40 0% 0% 0% 10% 18% 48% 15% 10% 0% 0% 0% 11/5 TN1 22 0% 0% 0% 0% 0% 59% 18% 18% 5% 0% 0% 11/7 ĐC1 23 0% 0% 0% 13% 13% 70% 57% 4% 4% 9% 0% 11/10 TN2 39 0% 0% 0% 10% 31% 41% 13% 5% 0% 0% 0% 11/8 ĐC2 40 0% 0% 8% 10% 20% 40% 13% 10% 0% 0% 0% 11/5 TN1 22 0% 0% 0% 0% 0% 36% 41% 14% 9% 0% 0% 11/7 ĐC1 23 0% 0% 0% 4% 17% 83% 52% 13% 0% 0% 0% 11/10 TN2 39 0% 0% 3% 8% 10% 23% 21% 3% 8% 23% 3% 11/8 ĐC2 40 0% 0% 15% 20% 8% 25% 28% 5% 0% 0% 0% Lớp HC Ankan Ankin
Tần suất tích lũy điểm bài kiểm tra 1 Tần suất tích lũy điểm bài kiểm tra 2
Nguồn: Tính toán của tác giả qua phần mềm Excel
Biểu đồ 3.1. Đường lũy tích điểm của lớp TN và ĐC qua các bài KT
Qua biểu đồ 3.2 cho ta thấy được đường tần suất tich lũy điểm của các lớp thực nghiệm (màu cam) luôn nằm phía dưới và bên phải của lớp đối chứng (màu xanh). Điều đó chứng tỏ lớp thực nghiệm có nhiều HS đạt điểm khá giỏi hơn lớp đối chứng.
Tiểu kết chương 3
Trong chương này tác giả đã trình bày về đối tượng cũng như mục đích thực nghiệm sư phạm, xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm: bảng tổng hợp điểm, bảng phân phối tần suất lũy tích, bảng phân loại kết quả kiểm tra và bảng tổng hợp các tham số thống kê đặc trưng. Biểu diễn kết quả bằng đồ thị, so sánh kết quả thực nghiệm giữa HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Sau cùng là các ý kiến phản hồi của giáo viên cũng như học sinh, nhận xét về cách thức soạn giáo án và áp dụng quy luật trí não của John Media có thực sự phù hợp trong việc dạy môn Hoá phần Hidrocacbon hay không. Trong quá trình thực nghiệm kết hợp với nhận xét của các GV dạy, chúng tôi cũng đã rút ra một số kinh nghiệm để vận dụng quy luật trí não của John Medina một cách hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau một thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài “Áp dụng phương pháp quy luật trí não của John Medina trong dạy học phần hiđrocacbon hóa học lớp 11”
tuy gặp nhiều khó khan về thời gian và tài liệu tham khảo nhưng đối chiếu với mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ đặt ra trong luận văn và rút ra một số kết luận sau:
1.1. Qua việc hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lí luận về áp dụng phương pháp quy luật trí não của John Medina trong dạy học phần Hidrocacbon, môn hóa học lớp 11 ở trường phổ thông (30 GV) và việc áp dụng phương pháp này cho các học sinh lớp 11 (4 lớp bao gồm 124 học sinh), chúng tôi thấy rằng vấn đề ứng dụng quy luật trí não cho các em học sinh là cần thiết, phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học kĩ thuật và định hướng giáo dục phổ thông mới cũng như nhu cầu thực tiễn tại các trường THPT.
1.2. Việc đề xuất áp dụng phương pháp quy luật trí não của John Medina trong dạy học dành cho HS đảm bảo 4 nguyên tắc về tính hệ thống, khách quan, khoa học, thực tiễn, toàn diện là điều cần thiết. Đây là một trong những căn cứ để đề xuất nội dung của các khóa học, học phần nhằm phát triển năng lực toàn diện cho các HS.. Một số hình thức đã đề xuất trong luận văn là đánh giá tình huống và đánh giá thông qua bài kiểm tra đã được sử dụng trong quá trình thực nghiệm để phân tích sự phát triển của HS khi vận dụng các quy luật trí não của John Medina.
1.3. Kết quả định tính và định lượng trong quá trình TNSP tại trường THPT Viên Chăn, cho thấy tính khả thi và hiệu quả của việc áp dụng quy luật trí não cho HS. Tùy theo cấp đào tạo, cách thức triển khai tại trường THPT Viên Chăn, điều kiện về cơ sở vật chất… mà GV có thể áp dụng linh hoạt một số quy luật đã đề xuất và thử nghiệm trong luận văn:
(a) Sử dụng quy luật “Không chú ý đến những điều nhàm chán” nhằm giúp GV có thể xây dựng tình huống có vấn đề, phát triển thành bài toán nhận thức để đưa HS vào trạng thái hào hứng, sẵn sàng đem hết sức mình giải quyết vấn đề. Đối với môn
Hóa học, GV nên xây dựng một số kiểu tình huống sau: tình huống nghịch lí, tình huống bế tắc, tình huống lựa chọn, tình huống nhân quả.
(b) Sử dụng quy luật “Nhắc lại để nhớ” để các giáo viên có thể thường xuyên yêu cầu học sinh trả lời hay nhắc lại các nội dung đã học thông qua các phiếu học tập, bài kiểm tra ngắn đầu và cuối giờ, kiểm tra định kỳ 15 phút hay 1 tiết. GV cũng có thể thường xuyên củng cố trong tiết dạy. Trong mỗi hoạt động đều có hoạt động khai thác kiến thức cũ để hình thành kiến thức mới, sau mỗi hoạt động có bài tập vận dụng hoặc có câu hỏi yêu cầu HS lặp lại, nhắc lại…
(c) Sử dụng quy luật “Kích thích nhiều giác quan” giúp GV có thể tổ chức dạy các tiết học có sử dụng sự kết hợp của nhiều giác quan như: thính giác, thị giác, xúc giác để nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học. Điều này giải thích tại sao các chương trình học các môn KHTN tại các nước tiên tiến thường lôi cuốn học sinh (vì nó kích thích nhiều giác quan cùng một lúc) và cũng là cơ sở để chúng ta có thể giúp các HS học tập tốt hơn bằng những biện pháp tác động thông qua nhiều hình thức khác nhau. Hiện nay, phương pháp kích thích đa giác quan đã được áp dụng rất phổ biến. Vì thế, để cải thiện khả năng chú ý hay nâng cao khả năng học tập cho HS, nên áp dụng quy luật này vào việc học nói chung và một số hoạt động trong các tiết sinh hoạt nhóm, để giúp cho HS có được một năng lực tốt trong việc biết tập trung sự chú ý của mình. Đây là một yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công sau này trong việc học của HS.
(d) Sử dụng quy luật “Thị giác là quân át chủ bài trong tất cả các giác quan” giúp cho các GV lựa chọn đúng đắn cũng như kết hợp hài hòa giữa các phương tiện dạy học nhằm đạt hiệu quả cao. Tranh ảnh, mô hình, mẫu vật là hình ảnh thu nhỏ một hiện tượng hay vật chất hóa học nó có thể bộc lộ được các hình thái mà không một hiện tượng nào thể hiện rõ được. Do đó, tranh ảnh và mô hình vừa là phương tiện trực quan vừa là nguồn tri thức quan trọng cho bộ môn Hóa học. Khi dạy kiến thức mới, hình ảnh sẽ giúp ích rất nhiều cho GV trong việc truyền tải kiến thức đến HS. Bởi vì, một bức ảnh sẽ nói lên được rất nhiều ý tưởng mà lời nói của GV không thể nào diễn đạt hết được. Do đó, sử dụng hình ảnh sẽ giúp GV tiết kiệm được thời gian và sức lực mà tính hiệu quả của việc truyền tải kiến thức lại cao hơn.
1.4. Qua quá trình TNSP, chúng tôi nhận thấy GV có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển cho HS nói chung và việc áp dụng quy luật trí não của John Medina trong việc dạy học phần Hidrocacbon lớp 11 nói riêng. Để việc áp dụng các quy luật này cho SV được thực hiện hiệu quả trong môi trường dạy học, ngoài việc đảm bảo yếu tố cơ sở vật chất, GV cần thường xuyên tự phát triển các quy luật trí não khác ngoài 4 quy luật trí não trên cho bản thân. GV là một tấm gương điển hình về việc áp dụng các quy luật trí não này trong dạy học, còn HS là người được trải nghiệm quá trình học tập với sự hỗ trợ của GV. Thông qua việc áp dụng hiệu quả các quy luật này trong quá trình dạy học, GV đã gián tiếp bồi dưỡng niềm tin và thái độ đúng đắn của HS đối với các môn KHTN nói chung và môn Hóa học nói riêng, từ đó HS có thêm động lực để tự phát triển giúp ích cho XH sau này.
2. Kiến nghị
Vì giới hạn về mặt thời gian cũng như không gian của bài nghiên cứu nên chúng tôi chỉ thực nghiệm việc áp dụng phương pháp vận dụng trí não của John Medina trong dạy học phần hiđrocacbon hóa học lớp 11 tại một trường trên địa bàn thủ đô Viên Chăn. Do vậy chúng tôi mong rằng trong thời gian sắp đến có thể được tạo nhiều điều kiện về tinh thần cũng như vật chất để chúng tôi áp dụng phương pháp này một cách rộng rãi tại các khối lớp 10, 11, 12 với các chương khác nhau của chương trình Hóa học phổ thông trung học tại các trường PTTH khác nhau trên địa bàn Thủ đô Viên chăn nói riêng và cả nước nói chung để kết quả đáng tin cậy hơn vì phương pháp này đã được áp dụng rộng rãi ở các nước trên Thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2006). Tài liệu bồi dưỡng GV, NXBGD.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2007). Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông môn hóa học. Nxb Giáo dục.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học. (2007). Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn Hoá học. Nxb Giáo dục.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. (2013). Sách giáo khoa hóa học lớp 11 nâng cao.
5. Bộ Giáo dục và thể thao Lào. (2015). Sách giáo khoa hóa học lớp 11 cơ bản. 6. John Medina, (2009). Brain Rules (Updated and Expanded): 12 Principles for
Surviving and Thriving at Work, Home, and School. Second Edition. ISBN- 13: 978-0983263371
7. Hà Lê Yến Anh. Vận dụng 5 định hướng của R. marzano vào dạy học phần hiđrocarbon lớp 11 nâng cao.
8. Luận văn Thạc sỹ Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier. (2010). Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông, Dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội - Berlin.
9. Thongkeo Asa, Bounchanh khounphilaphanh, Bouahong Vongphom. (2003).
Sách giáo khoa lớp 11, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào.
10.Trịnh Văn Biều. (2002). Lí luận dạy học hóa học. Nxb Đại học Sư phạm Tp. HCM.
11.Trịnh Văn Biều. (2003). Các phương pháp dạy học hiệu quả, Nxb Đại học Sư phạm Tp. HCM.
12.Trịnh Văn Biều. (2003). Giảng dạy hoá học ở trường phổ thông, Nxb ĐHQG Tp. HCM.
14.Trịnh Văn Biều. (2005). Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người học, Trường ĐHSP Tp. HCM.
15.Trịnh Văn Biều. (2010). Các phương pháp dạy học tích cực, ĐHSP Tp. HCM. 16.Trịnh Văn Biều, Lê Thị Thanh Chung. (2011). Phương pháp luận nghiên cứu
khoa học, Trường ĐHSP Tp. HCM.
17.Trịnh Văn Biều. Giáo trình kiểm tra đánh giá. Đại học Sư phạm Tp. HCM. 18.Website: http://tamtaitri.com/cac-ho%CC%A3c-thuyet-ve-tri-thong-minh.html 19.Website: http://www.truongchuyenbietkhaitri.com/tre-tu-ky/goc-bao-chi/247-vai- tro-ban-cau-nao.html 20.Website: https://humano.vn/thuyet-da-thong-minh-cua-howard-gardner/ http://phs.edu.vn/PHS-LoiSong/PHS-LoiSong- KyNangSong/tabid/147/aid/152/language/vi-VN/Default.aspx#.XD6q_h83uM8
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát thực trạng dạy học đối với GV
PHIẾU KHẢO SÁT
VẬN DỤNG CÁC QUY LUẬT TRÍ NÃO VẬN DỤNG CÁC QUY LUẬT TRÍ NÃO CỦA JOHN MEDINA TRONG DẠY HỌC
Kính chào quý thầy cô,
Với mong muốn có được một cơ sở khách quan để đánh giá thực trạng dạy học