Vận dụng quy luật trí não của John Medina trong dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quy luật trí não của john medina trong dạy học phần hiđrocacbon hóa học lớp 11 (nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào)​ (Trang 35 - 40)

1.4.2.1. Chúng ta nên chú ý đến cách tạo hứng thú để học sinh không nhàm chán trong tiết học

Xây dựng tình huống có vấn đề

Tình huống có vấn đề là những tình huống của môi trường do GV tạo ra nhằm làm cho HS nhận ra được vấn đề cần giải quyết và có nhu cầu giải quyết chúng. Việc xây dựng tình huống có vấn đề phù hợp có tác dụng kích thích hứng thú nhận thức và đưa HS vào trạng thái sẵn sàng, tự nguyện, hứng thú nhận thức. Sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học làm nảy sinh những mâu thuẩn nội tại, sự ngạc nhiên, những băn khoăn, thắc mắc, kích thích hoạt động nhận thức. Cơ sở để tạo ra tình huống có vấn đề là những câu hỏi, những bài tập, những mâu thuẩn nào đó…mà HS chưa có lời giải, cần có sự tìm tòi, sáng tạo.Trong đó phải chứa đựng những điều đã biết là xuất phát điểm của sự tìm tòi, chứa đựng cả những yếu tố tâm lý, làm kích thích hứng thú và òng khao khát tìm kiếm kiến thức của HS. Cái mới phải bổ sung, phát triển hoặc mâu thuẫn với cái cũ. Tóm lại, phải là hay, nhờ đó có thể làm liên tưởng với cái đã biết.

Phát triển hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của HS

Phát triển hứng thú nhận thức là một vấn đề rất quan trọng trong quá trình dạy học, vì nó tác động trực tiếp đến kết quả học tập, nó diễn ra ngay trong quá trình nhận thức và là điều mà thày giáo có thể điều khiển trực tiếp trong quá trình dạy học. Muốn kích thích hứng thú phát triển thì điều quan trọng nhất là phải nắm được khả năng, nhu cầu, nguyện vọng và định hướng giá trị của HS.

* Các điều kiện cơ bản để phát triển hứng thú nhận thức của HS

+ Phát huy tối đa hoạt động tư duy tích cực của HS nhất là tổ chức những tình huống có vấn đề đòi hỏi dự đoán, nêu giả thiết, tranh luận giữa các ý kiến trái ngược. + Tạo ra không khí thuận lợi cho lớp học, làm cho HS thích thú được học bộ môn. Muốn thế phải tạo ra sự giao tiếp thuận lợi giữa thày với trò, giữa trò với trò.

Tạo bầu không khí học tập thân thiện, thoải mái trong lớp học

Từ thực tế, cũng như tâm lý học đã chứng minh nếu chúng ta tạo ra được môi trường thoải mái trong giờ học sẽ tăng cao được khả năng lĩnh hội của người học. Làm thế nào để có một giờ học thoải mái, tạo được cảm giác thích thú cho HS. Có thể có những cách sau:

-Tạo cho HS có cảm giác mình là người quan trọng trong lớp: Nguyên tắc này đã được Macarenco phát biểu: “ Tôn trọng và yêu cầu cao” khi người học được tôn trọng đúng mức, họ sẽ thoải mái hơn trong học tập, họ tự tin hơn khi phát biểu đóng góp ý kiến trong quá trình xây dựng bài. Từ đó, người học có hứng thú, tích cực hơn trong học tập.

-Phát huy mọi nỗ lực của HS. Một giờ học dành cho HS làm việc theo nhóm và cá nhân, giao tiếp có hiệu quả thì không theo một kiểu mẫu nào cả. GV nên phân tích và cố gắng ghi nhận tất cả các phát biểu của HS tham gia xây dựng bài. Khi đó, HS sẽ tự tin vào bản thân và hăng hái, tích cực tham gia hơn vào quá trình xây dựng bài.

- Cảm giác ép buộc. Ép buộc học cũng là một cách để kích thích nỗ lực học tập của HS tạo cho học sinh có trách nhiệm với sự học và phấn đấu của mình so với các bạn cùng lớp. “Nếu áp dụng không thích hợp sẽ dẫn đến hậu quả ngoài ý muốn”. Hầu hết chúng ta đều miễn cưỡng khi áp dụng phương pháp này trong lớp học. Bởi vì, mặc dù nó có hiệu quả trong việc kích thích học tập nhưng HS sẽ không cảm thấy thoải mái khi học tập. Việc học tập diễn ra tốt nhất trong môi trường không quá nhiều áp lực, lúc đó não bộ sẽ sẵn sàng để tiếp thu những kiến thức mới.

1.4.2.2. Thường xuyên nhắc lại nội dung bài học

Hiện nay, gần 90% các hoạt động học tập của GV và HS tổ chức trong nhà trường đều thiên về não trái là những hoạt động chủ yếu về mặt logic, ngôn ngữ, có khuynh hướng hiểu ký tự, không thích bài tập lạ, không có cấu trúc quen thuộc, hướng nội nhiều hơn…. Như vậy là ta mới chỉ sử dụng được một bán cầu não vào trong công việc, còn bán cầu não kia vẫn đang nhàn rỗi và thỉnh thoảng làm ta mơ mộng, mất tập trung vào việc học. Dựa trên chức năng riêng biệt khác nhau của bán cầu não trái và não phái. Anthony “ Tony” Peter Buzan (1942) (Anh) là một nhà tâm lý nghiên cứu sâu về bộ não, trí nhớ đã tìm ra quy luật xây dựng sơ đồ tư duy gồm nhiều nhánh, giúp não bộ ghi chép các sự kiện một cách hệ thống.

SĐTD giúp tận dụng các chức năng của cầu não trái và não phải khi học. Đây chính là công cụ học tập vận dụng được sức mạnh của cả não bộ. Nếu vận dụng đúng cách, nó sẽ hoàn toàn giải phóng được sức mạnh của những năng lực tiềm ẩn.

SĐTD gợi hứng thú cho người học một cách tự nhiên, nhờ đó giúp cho người học tiếp thu được nhiều hơn và thích thú hơn. SĐTD làm cho bài học cũng như cách trình bày bài học ngẫu hứng, sáng tạo hơn và lý thú hơn đối với cả GV và HS. Nhờ SĐTD, ghi chú bài giảng của GV trở nên linh hoạt, tùy biến. Trong thời đại mà mọi thứ đều thay đổi và phát triển nhanh chóng, GV cần có khả năng làm mới, đồng thời bổ sung ghi chú bài giảng một cách dễ dàng, nhanh chóng.

1.4.2.3. Kích thích nhiều giác quan để phát huy tính cực, tư duy

Kĩ thuật đóng vai

Đóng vai là một kĩ thuật trong đó một số thành viên diễn thử tình huống như ở ngoài đời trước mặt tập thể nhóm học tập. Sau đó cả nhóm trao đổi dưới sự hướng dẫn của GV. Kĩ thuật đóng vai kích thích tính tích cực của các học viên. Kĩ thuật này không những giúp nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học do việc học tập của HS gần với cuộc sống đời thường, HS có điều kiện phát triển kĩ năng giao tiếp, kỹ năng hòa nhập cuộc sống mà còn giúp HS có hứng thú học tập, làm tăng sự đoàn kết giữa các thành viên trong lớp. Tuy nhiên, việc sử dụng kỹ thuật này tốn nhiều thời gian và GV cần kiểm tra thật kỹ kịch bản để việc học tập không xa rời thực tế. Các bước tiến hành:

- Xây dựng kịch bản phù hợp, đơn giản, dễ hiểu. Kịch bản nên có sự tham gia của ít nhất hai nhân vật.

- HS nhận kịch bản và chuẩn bị nhập vai. - HS diễn vai.

- HS rút ra bài học từ kịch bản này hoặc GV có thể gợi ý. - HS nhận xét và kết luận.

- Thời gian kịch bản không nên quá 10 phút.

Kĩ thuật đóng vai tạo kích thích giác quan trong khả năng của mỗi học sinh giúp cho việc xử lý các thông tin học trên lớp một cách đầy đủ, đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển, học tập và hành xử của học sinh. Đó là vì tất cả những thông tin mà học sinh tiếp nhận được qua các giác quan cho phép học sinh hiểu được môi trường sống xung quanh và hoàn thành những công việc hàng ngày.

Kĩ thuật động não

Động não là kĩ thuật dạy học tạo ra những tư tưởng mới mẻ về một vấn đề bằng cách tập hợp tất cả các ý kiến về vấn đề đó rồi đánh giá, chọn ý kiến hoặc phương án tốt nhất. Kĩ thuật động não huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra "cơn lốc" các ý tưởng). Khi thực hiện kĩ thuật động não cần chú ý không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành viên, khuyến khích nhiều các ý tưởng, cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng. Các bước tiến hành

- Người điều phối vào chủ đề và xác định vấn đề.

- Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình. Trong khi thu thập ý kiến, không đánh giá, nhận xét để huy động nhiều ý kiến.

Kĩ thuật động não giúp cho các học sinh nhận biết những khó khăn cụ thể trong quá trình hoạt động của các giác quan. Giúp cho các học sinh tự đưa ra những hoạt động để tạo thêm các chức năng mà trước đây các giác quan của học sinh không có. Đưa ra những cách thức và hoạt động để bổ sung những chức năng cần thiết cho các giác quan nhằm giúp học sinh có những hành vi phù hợp với sự hiểu biết khoa học của từng mỗi em. Giúp cho các em tự đưa ra những gợi ý cũng như

những thông tin về các dụng cụ nhằm giúp phát triển những chức năng cần thiết của các giác quan.

Kĩ thuật phòng tranh

Kĩ thuật phòng tranh giúp thu thập, phát triển ý tưởng, chủ kiến về một chủ đề, một nội dung quan tâm của một nhóm người. Cách thực hiện

- Tất cả các thành viên phác họa những ý nghĩ đầu tiên về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa, rồi dính lên bàn tay hay lên tường như một triển lãm tranh.

- Trong một vòng triển lãm tranh, mỗi một thành viên trình bày suy nghĩ của mình về các cách giải quyết.

- Trong giai đoạn thứ hai của việc tìm lời giải cá nhân, các phương án giải quyết được tiếp tục tìm kiếm, đề xuất.

- Trong giai đoạn đánh giá, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và lựa chọn, đưa ra phương án tối ưu.

Kỹ thuật này kích thích thị giác các học sinh từ đó gợi cho các em hứng thú tìm tòi và say mê khoa học, giúp cho các em có những suy nghĩ độc lập, tự đưa ra những hướng giải quyết cũng như kỹ năng làm việc nhóm thông qua quá trình tìm cách giải quyết tối ưu cho một vấn đề.

1.4.2.4. Bài giảng phải có sẵn các phương tiện giao tiếp để học sinh có thể thị giác hoặc thực hiện

Sử dụng phương tiện công nghệ thông tin vào quá trình dạy học hóa học

Với việc sử dụng công nghệ thông tin như máy tính, mạng internet, các phần mềm mô phỏng…vào trong dạy học, việc giảng dạy của GV sẽ trở nên dễ dàng hơn, khả năng thu hút sự chú ý đối với HS sẽ cao hơn, khối lượng kiến thức mà GV chuyển tải đến HS trong mỗi tiết học cũng sẽ gia tăng.

Công nghệ thông tin, đặc biệt mạng internet sẽ góp phần đáng kể vào việc cung cấp nguồn thông tin dồi dào cho GV trong mỗi tiết dạy. Các chương trình flash, power point, phần mềm mô phỏng thí nghiệm hóa học…góp phần không nhỏ vào việc tổ chức cho HS học tập tích cực dễ dàng hơn, các em dễ dàng tiếp nhận các vấn đề học tập đông thời hoạt động một cách tích cực hơn để chiếm lĩnh tri thức.

Thí nghiệm hóa học có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhận thức đúng đắn, khoa học của HS.về phương diện tâm lý, các thí nghiệm hóa học có khả năng kích thích sự hứng thú học tập ở HS, giúp cho HS dễ dàng hoạt động tự lực,ghi nhớ kiến thức nhanh chóng khi được trực tiếp quan sát hoặc tiến hành các thí nghiệm. Đồng thời, các kiến thức HS tiếp thu được thực tế bề vững hơn,sâu sắc,dễ dàng tái hiện và vận dụng. Qua đó tạo được niềm tin ở các em đối với tri thức, các em sẽ say mê, hứng thú hơn trong học tập.

1.5. Tổng quan về phần hiđrocacbon hóa học lớp 11 trung học phổ thông trong sách giáo khoa Lào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quy luật trí não của john medina trong dạy học phần hiđrocacbon hóa học lớp 11 (nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào)​ (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)