Trò chơi có ứng dụng ICT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế bộ mẫu trò chơi sử dụng cho bảng tương tác hỗ trợ dạy học hóa học ở trường phổ thông (Trang 26 - 28)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.3.3. Trò chơi có ứng dụng ICT

1.3.3.1. Ưu – nhược điểm của trò chơi có ứng dụng ICT

Được tham gia trực tiếp vào trò chơi, HS trở thành người tham gia tích cực chứ không phải là người quan sát thụ động trong quá trình học (Lê Thị Thu Sang và Thái Hoài Minh, 2012).Trò chơi giúp gây hứng thú cho HS, khuấy động không khí lớp học, khơi gợi niềm đam mê môn học; giảm bớt sự khô khan, hàn lâm trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Tiết học diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái, bớt căng thẳng và áp lực cho HS.Bên cạnh đó, thông qua trò chơi các kiến thức được truyền tải một cách đầy mới mẻ và thú vị. Từ đó, giúp HS dễ dàng ghi nhớ cũng như tiếp thu kiến thức.Trò chơi tạo nên sự thi đua giữa các thành viên ở các đội chơi. Đồng thời, phần thưởng cũng khiến các em HS phấn khích hơn.Làm việc nhóm, phân phối công việc, hợp tác, giải quyết vấn đề,… cũng là các kĩ năng mà HS phát triển được thông qua quá trình tham gia trò chơi.Trò chơi góp phần tạo điều kiện để HS được tiếp xúc và phát triển kỹ năng sử dụng ICT, trong học tập (Nguyễn Thị Hương, 2014).

Bên cạnh các ưu điểm kể trên, trò chơi dạy học vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau đây. Trò chơi diễn ra không theo trình tự mong muốn, vì vậy nó dễ làm phương hại đến tính hệ thống của các nội dung dạy học đã được quy định trong chương trình. (Lê Thị Thu Sang và Thái Hoài Minh, 2012). Để thiết kế, phổ biến và tổ chức một trò chơi hoàn chỉnh GV phải tốn rất nhiều thời gian cũng như đầu tư rất nhiều công sức để chuẩn bị. Bên cạnh đó, việc thiết kế và tổ chức trò chơi đòi hỏi GV phải có kiến thức về công nghệ và phải thật sự linh hoạt trong việc xử lí các sự cố về mặt kỹ thuật. Mặt khác, trong quá trình tham gia, HS dễ bị xao nhãn vào trò chơi mà quên việc tiếp thu kiến thức. Đồng thời, GV cũng gặp nhiều khó khăn trong khâu quản lí và kiểm soát trật tự của lớp học. Tốn kém hơn do phải chuẩn bị các đồ dùng cho trò chơi dạy học, cũng như phần thưởng cũng là một yếu điểm của trò chơi dạy học.

1.3.3.2. Thực trạng sử dụng trò chơi có ứng dụng ICT ở trường phổ thông

Theo nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Quốc Bảo, Nguyễn Vĩnh Mạnh và Nguyễn Trần Trọng Hiếu, 90,1% HS tham gia khảo sát thích và rất thích được trải nghiệm trò chơi, 84,1% là tỉ lệ GV chưa bao giờ hoặc chỉ thỉnh thoảng tổ chức trò chơi cho HS. Khó khăn mà các GV đang gặp phải đó là tốn thời gian để chuẩn bị ở nhà (90,5%) , thiếu ý tưởng trò chơi (38,1%), chưa đủ kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin (34,9%) (Nguyễn Quốc Bảo, Nguyễn Vĩnh Mạnh và Nguyễn Trần Trọng Hiếu, 2018).

Hình 1.4. Biểu đồ những khó khăn mà GV gặp phải khi thiết kế trò chơi (nguồn: Nguyễn Quốc Bảo và cộng sự)

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hương, có 85% HS và 100% GV cảm thấy việc sử dụng trò chơi trong dạy học là cần thiết. 75% ý kiến GV cho rằng trò chơi rất có tác dụng hình thành không khí vui vẻ, hứng khởi trong học tập cho HS, cũng như, nâng cao tương tác giữa GV với HS trong quá trình dạy học. 60% số HS cho rằng GV không bao giờ sử dụng trò chơi trong dạy học môn Hóa học, còn 20% ý kiến HS cho rằng việc sử dụng trò chơi của GV là quá ít. Để giải thích cho điều này, GV đưa ra các khó khăn mà mình gặp phải trong quá trình chuẩn bị và tổ chức trò chơi dạy học. Hai lí do lớn nhất vẫn là tốn thời gian để thiết kế về hiệu ứng, về

nội dung của bài và kỹ thuật sử dụng công nghệ thông tin của nhiều GV còn hạn chế (Nguyễn Thị Hương ,2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế bộ mẫu trò chơi sử dụng cho bảng tương tác hỗ trợ dạy học hóa học ở trường phổ thông (Trang 26 - 28)