Tiến trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế bộ mẫu trò chơi sử dụng cho bảng tương tác hỗ trợ dạy học hóa học ở trường phổ thông (Trang 59 - 62)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2.Tiến trình thực nghiệm

Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm trên 02 lớp thực nghiệm (TN) và 01 lớp đối chứng (ĐC) ở trường THPT Nguyễn Du (XX1 Đồng Nai, Phường 15, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh).

Bảng 3.1. Danh sách các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

STT Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Bài thực nghiệm

1 10A7 (TN1) (32 HS) 10A6 (ĐC1) (32 HS) Luyện tập chương Oxi – Lưu Huỳnh

2

10A14 (TN2) (34 HS)

Luyện tập chương Oxi – Lưu Huỳnh HS các lớp 10A6 và 10A7 có thành tích học tập môn Hóa học ở mức khá – giỏi, khá đồng đều nhau, HS lớp 10A14 có thành tích học tập môn Hóa học ở mức trung bình – khá. Tuy nhiên, các đối tượng HS trên vẫn chưa chủ động cũng như tích cực trong quá trình tìm hiểu và khám phá kiến thức hóa học. Hiệu quả của việc sử dụng trò chơi trong dạy học được đánh giá bằng bài kiểm tra ngắn, sau khi HS tham gia tiết học có sử dụng trò chơi với bảng tương tác. Đồng thời, thái độ đón nhận bộ mẫu

trò chơi của GV cũng như cảm nhận sau khi tham gia tiết học có sử dụng trò chơi của HS cũng được ghi nhận thông qua việc dự giờ, ghi lại hình ảnh, video tiết học và bài khảo sát sau khi tham gia tiết học.

Tiến trình thực nghiệm sư phạm được trình bày ở bảng dưới đây.

Bảng 3.2. Tiến trình thực nghiệm sư phạm

STT tiết dạy Lớp TN1 (10A7) Lớp ĐC1 (10A6) Lớp TN2 (10A14) Tiết thứ 1 Luyện tập lý thuyết chương Oxi - Lưu huỳnh

thông qua trò chơi "Chemystery"

(Tiết 2 – 19/04/2019)

Luyện tập lý thuyết chương Oxi - Lưu huỳnh bằng phương pháp thông

thường (*)

(Tiết 6 – 08/04/2019)

Luyện tập lý thuyết chương Oxi - Lưu huỳnh

thông qua trò chơi "Chemystery"

(Tiết 2 – 18/04/2019)

Tiết thứ 2

Luyện tập bài tập chương Oxi - Lưu huỳnh

thông qua trò chơi "Escape Room"

(Tiết 6 – 19/04/2019)

Luyện tập bài tập chương Oxi - Lưu huỳnh bằng phương pháp thông

thường(*)

(Tiết 7 – 08/04/2019)

Luyện tập bài tập chương Oxi - Lưu huỳnh thông

qua trò chơi "Escape Room"

(Tiết 3 – 18/04/2019)

Tiết thứ 3

Làm bài kiểm tra 15 phút và phiếu phản hồi

về hai tiết học có sử dụng trò chơi tương tác

(Tiết 2 – 22/04/2019)

Làm bài kiểm tra 15 phút

(Tiết 5 – 16/04/2019)

Làm bài kiểm tra 15 phút và phiếu phản hồi về hai

tiết học có sử dụng trò chơi tương tác

(Tiết 8 – 19/04/2019)

(*) Phương pháp thông thường: GV hệ thống hóa kiến thức, HS làm bài tập vào vở, GV chữa bài lên bảng.

Sau cuối mỗi tiết học, GV thu lại phiếu học tập để đánh giá quá trình ghi chép kiến thức ở HS. Ở tiết học thứ 3, HS làm bài kiểm tra 15 phút với nội dung đã được học bằng hình thức trắc nghiệm khách quan (20 câu).

Ngoài ra, chúng tôi đã khảo sát và lấy ý kiến phản hồi của 40 GV để đánh giá được tính khả thi và hiệu quả của những bộ mẫu trò chơi đã thiết kế.

Hình 3.1. HS đang thao tác với bảng tương tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế bộ mẫu trò chơi sử dụng cho bảng tương tác hỗ trợ dạy học hóa học ở trường phổ thông (Trang 59 - 62)