Rút kinh nghiệm, chỉnh sửa và hoàn thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế bộ mẫu trò chơi sử dụng cho bảng tương tác hỗ trợ dạy học hóa học ở trường phổ thông (Trang 38 - 47)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2.6.Rút kinh nghiệm, chỉnh sửa và hoàn thiện

Dựa vào những gì đã đã quan sát và ghi nhận ở tiết học thực tế, GV chỉnh sửa sai sót và hoàn thiện trò chơi để sử dụng cho các tiết học về sau.

2.3. Một số kĩ thuật dùng để thiết kế trò chơi sử dụng cho bảng tương tác 2.3.1. Một số kĩ thuật cơ bản để thiết kế trò chơi tương tác bằng Microsoft

PowerPoint a) Trigger (lẫy)

Mô tả: click vào đối tượng A thì hiệu ứng xảy ra trên đối tượng B.

Hướng dẫn:

Bước 1: Chọn đối tượng B.

Bước 3: Thiết lập hiệu ứng mong muốn cho đối tượng B theo như đã hướng dẫn ở trên.

Bước 4: Chọn “Animation Pane” trong thẻ Animation để mở hộp hiệu ứng (bên phải màn hình).

Hình 2.2. Màn hình sau khi mở hộp hiệu ứng (Animation Pane)

Bước 5: Chọn hiệu ứng cần tạo Trigger trong hộp Animation Pane → chọn “Trigger” ở phía trên thanh công cụ → chọn “On Click of” → chọn đối tượng A. Khi thành công, đối tượng B sẽ có biểu tượng phía góc trái (như hình dưới).

Công dụng: Quản lý việc thực hiện hiệu ứng của các đối tượng trên cùng một trang trình chiếu, làm cho các hiệu ứng diễn ra theo đúng ý đồ của người thiết kế, giúp cho việc điều khiển trò chơi trở nên mạch lạc, dễ dàng và chính xác hơn. Ví dụ, chỉ khi HS click đúng vào đáp án thì phản ứng hóa học mới xảy ra.

Lưu ý: Khi một đối tượng cùng là lệnh của hai hay nhiều hiệu ứng Trigger thì hiệu ứng sẽ xảy ra theo thứ tự trước và sau như lúc thiết lập hiệu ứng.

b) Hyperlink (siêu liên kết)

Mô tả: Dẫn đến một trang trình chiếu khác khi click vào một đối tượng.

Hướng dẫn:

Bước 1: Click chuột phải vào đối tượng cần chèn siêu liên kết.

Bước 2: Chọn “Hyperlink” trong thanh lựa chọn xổ xuống.

Hình 2.4. Chọn “Hyperlink” trong mục xổ xuống để tạo siêu liên kết cho đối tượng

Bước 3: Trong hộp thoại “Insert Hyperlink” được mở ra, chọn để liên kết đến một trong các trang chiếu của tệp hiện tại.

Bước 4: Chọn slide muốn liên kết đến ở bên phải. Sau đó, chọn để hoàn tất việc chèn liên kết.

Công dụng: Điều khiển việc kết nối giữa các trang chiếu khi cần thiết, tạo sự di chuyển linh hoạt giữa các trang chiếu trong trò chơi, đặc biệt khi HS lựa chọn câu hỏi cũng như từ trang câu hỏi quay về trang ban đầu. Ví dụ: khi HS click đúng vào đồ vật thì mới được chuyển đến slide câu hỏi.

c) Drag and Drop (kéo thả đối tượng)

Mô tả: Kích hoạt tính năng kéo thả, di chuyển cho một đối tượng trong trang chiếu (vốn không thể di chuyển khi trình chiếu).

Hướng dẫn:

Bước 1: Tải tệp “keo tha.bas” tại địa chỉ http://bit.ly/2IEq1E3 về máy.

Bước 2: Tạo một Text Box trên trang ctrình chiếu bằng cách vào thẻ Insert → chọn “Shape” → chọn → tạo Text Box trên trang trình chiếu và nhập nội dung bất kì vào Text Box đó.

Bước 3: Chọn Text Box → chọn thẻ Home → chọn “Select” → chọn “Selection Pane”.

Bước 4: Trong mục “Selection Pane” vừa mở ra, tìm đến Text Box vừa tạo ở bước 2. Click vào tên của Text Box đó trong mục “Selection Pane” để đổi tên của Text Box thành “timer”.

Hình 2.6. Đổi tên đối tượng trong mục “Selection Pane”

Bước 5: Nhấn tổ hợp phím Alt + F11 để mở cửa sổ “Microsoft Visual Basic for Appications”. Trong cửa sổ này, nhấn tổ hợp phím Ctrl + M để mở hộp thoại “Import File”.

Tìm đến vị trí lưu tệp “keo tha.bas” ở bước 1, chọn tệp này và chọn .

Bước 6: Chọn thẻ File → chọn “Save As”→ chọn “Browser”→chọn đến vị trí lưu tệp trình chiếu → xổ số bảng chọn ở mục “Save as type” → chọn dạng “PowerPoint Macro Enabled Presentation” → chọn

.

Bước 7: Trở lại trang chiếu, chọn đối tượng muốn thiết lập tính năng kéo thả

→ chọn thẻ Insert → chọn “Action” . Hộp thoại “Action Settings” được bật ra, chọn thẻ Mouse Click → chọn mục “Run macro” → xổ thanh lựa chọn xuống → chọn “DragAndDrop”. Cuối cùng chọn để hoàn tất.

Công dụng: Ở chế độ trình chiếu, các đối tượng trong Microsoft PowerPoint vốn không thể kéo thả bằng chuột, nhưng với macro Drag and Drop, người dùng có thể di chuyển các đội tượng này khi trình chiếu. Tính năng này rất hữu ích khi thiết kế các trò chơi kéo thả. Ví dụ: HS chọn lọ hóa chất cho đội mình bằng cách dùng bút trực tiếp kéo lọ hóa chất về khu vực cua đội ngay trên bảng tương tác.

Lưu ý: Khi cần di chuyển đối tượng, bấm vào đối tượng → thả con trò chuột ra, đồng hồ tính giờ bên trái của đối tượng, trong thời gian đó đối tượng có thể di chuyển theo chiều di chuyển của chuột. Khi hết thời gian, đối tượng sẽ dừng lại, muốn tiếp tục di chuyển đối tượng thì lập lại như trên.

2.3.2. Một số kĩ thuật cơ bản để thiết kế trò chơi tương tác bằng ActivInspire

a) Hidden (ẩn/hiện đối tượng)

Mô tả: Click vào đối tượng A để ẩn hoặc hiện đối tượng B.

Hướng dẫn:

Bước 1: Chọn đối tượng A.

Bước 2: Chọn trình duyệt “Action Browser” (ở bên trái, có biểu tượng ) → chọn thẻ “Current Selection” → tìm tính năng “Hidden” (có biểu tượng ).

Bước 3: Khi đó, ở mục Action Properties bên dưới, trong khung Target, click vào biểu tượng dấu ba chấm → chọn đối tượng B → chọn .

Hình 2.7. Mục Action Properties của tính năng Hidden

Bước 4: Chọn để hòa tất thiết lập.

Bước 5: Click chuột phải vào đối tượng B, nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + I

để ẩn đối tượng B khi ở chế độ trình chiếu.

Công dụng: Ẩn đi các đối tượng không mong muốn xuất hiện (câu hỏi, đáp án,..) và hiện chúng ra khi cần thiết. Ví dụ: GV click vào ô “đáp án” để hiện đáp án của câu hỏi, lúc đầu đáp án sẽ không hiện ra; lúc này, ô “đáp án” là đối tượng A, đáp án của câu hỏi là đối tượng B (B bị ẩn từ ban đầu).

Lưu ý: Không cần thực hiện bước 5 nếu không muốn ẩn đối tượng B từ ban đầu.

b) Another Page (đường dẫn đến một bảng lật khác)

Mô tả: Dẫn đến một trang bảng lật khác khi click vào một đối tượng (tương tự như tính năng Hyperlink của Microsoft PowerPoint).

Hướng dẫn:

Bước 2: Chọn trình duyệt “Action Browser” (ở bên trái, có biểu tượng ) → chọn thẻ “Current Selection” → tìm tính năng “Another Page” (có biểu tượng ).

Bước 3: Khi đó, ở mục Action Properties bên dưới, trong khung Page Number, nhập số thứ tự của trang bảng lật muốn chuyển đến.

Bước 4: Chọn để hòa tất thiết lập.

Công dụng: Điều khiển việc kết nối giữa các trang chiếu khi cần thiết, tạo sự di chuyển linh hoạt giữa các trang chiếu trong trò chơi, đặc biệt khi HS lựa chọn câu hỏi cũng như từ trang câu hỏi quay về trang ban đầu.

Lưu ý: Vì trong ActivInspire không đánh số thứ tự của các trang bản lật, nên cần phải lưu ý cẩn thận khi đánh số trang trong mục Page Number.

c) Change Text Value (thay đổi giá trị của văn bản)

Mô tả: Văn bản (text) A thay đổi giá trị khi click vào đối tượng B.

Hướng dẫn:

Bước 1: Chọn đối tượng B.

Bước 2: Chọn trình duyệt “Action Browser” (ở bên trái, có biểu tượng ) → chọn thẻ “Current Selection” → tìm tính năng “Change Text Value”.

Bước 3: Khi đó, ở mục Action Properties bên dưới, trong khung Target (Text), chọn click vào biểu tượng dấu ba chấm → chọn văn bản A → chọn .

Hình 2.8. Mục Action Properties của tính năng Change Text Value

Bước 4: Trong khung Text, nhập giá trị muốn thay đổi cho văn bản A (ví dụ +5, +10, -5, -2).

Bước 5: Chọn để hòa tất thiết lập.

Công dụng: Dùng để tính điểm của các đội trong trò chơi. Ví dụ: GV bấm vào dấu cộng (+) đội chơi được cộng 10 điểm trực tiếp vào quỹ điểm đang có.

2.4. Giới thiệu các bộ mẫu trò chơi đã thiết kế

Bộ mẫu trò chơi là một tệp trò chơi dạy học trên máy tính được thiết kế bằng một phần mềm nhất định. Trong bộ mẫu trò chơi, các hình ảnh, âm thanh, hiệu ứng, các khung chứa nội dung, đáp án của của câu hỏi và các đối tượng cần thiết cho trò chơi,… đã được bố trí và thiết lập sẵn. GV chỉ cần nhập nội dung câu hỏi, đáp án và một số nội dung cần thiết khác (như gợi ý, câu hỏi phụ,…) là đã hoàn tất một tệp trò chơi.

Sử dụng bộ mẫu trò chơi, GV sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức thiết kế trò chơi và từ đó GV chỉ cần tập trung phát triển câu hỏi khai thác kiến thức và năng lực cho HS. Ngoài ra, một số GV ngại thiết kế trò chơi là do gặp khó khăn trong kĩ năng sử dụng ICT và chưa được phổ cập các xu hướng ứng dụng ICT mới trong dạy học, đặc biệt là dạy học với bảng tương tác. Bộ mẫu trò chơi sẽ giúp khắc phục khó khăn trên cho các GV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế bộ mẫu trò chơi sử dụng cho bảng tương tác hỗ trợ dạy học hóa học ở trường phổ thông (Trang 38 - 47)