Đánh giá thông qua phản hồi của HS về tiết học với trò chơi trên bảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế bộ mẫu trò chơi sử dụng cho bảng tương tác hỗ trợ dạy học hóa học ở trường phổ thông (Trang 66 - 69)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.3.2.Đánh giá thông qua phản hồi của HS về tiết học với trò chơi trên bảng

bảng tương tác

HS là đối tượng trực tiếp tham gia vào các trò chơi dạy học. Chính vì thế, phản hồi của các em có giá trị rất lớn trong việc đánh giá về tính hiệu quả và tính khả thi của việc triển khai dạy học thông qua sử dụng trò chơi với bảng tương tác.

Hoàn toàn đồng ý (4) Đồng ý (3) Không đồng ý (2) Hoàn toàn không đồng ý (1)

Không khí lớp học hào hứng, vui tươi 98,46 1,54 0,00 0,00 3,98 Kích thích được sự hứng thú học tập

môn Hóa học 69,23 26,15 4,62 0,00 3,65

Tiết học lãng phí thời gian 1,54 0,00 12,31 86,15 1,17 Không khí lớp học khá mật trật tự 6,15 10,77 43,08 40,00 1,83 Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm 72,31 24,62 3,08 0,00 3,69 Giúp dễ dàng hiểu kiến thức hơn 66,15 33,85 0,00 0,00 3,66 Giúp nhớ được kiến thức lâu hơn 64,62 33,85 1,54 0,00 3,63 Các kiến thức được truyền tải một

cách thú vị hơn 92,31 7,69 0,00 0,00 3,92

Bạn thích tiết học có sử dụng trò chơi hơn một tiết học không sử dụng trò chơi 89,23 9,23 1,54 0,00 3,88 Nhận định % HS lựa chọn mức độ đồng ý Điểm trung bình

Trên 95% HS tham gia khảo sát cho rằng bản thân được thao tác nhiều với bảng tương tác. Sự thích thú khi được cầm bút và tương tác trực tiếp với bảng được thể hiện thông qua quá trình HS tham gia trò chơi trên lớp học. 98,4% HS cảm thấy các trò chơi giúp tăng sự tương tác và sự gắn kết giữa các thành viên trong lớp.

Tạo được không khí hào hứng và vui tươi trong lớp học là một trong những yếu tố rất quan trọng tác động đến hứng thú học tập của HS. Với 98,46% HS hoàn toàn đồng ý, ý kiến trên đã đạt điểm cao nhất trong bảng đánh giá. Bên cạnh đó, 92,31% HS nhất trí cao với nhận định kiến thức được truyền tải một cách thú vị hơn thông qua trò chơi. Vì những lí do trên, 95,38% HS cho rằng trò chơi giúp kích thích được hứng thú học tập môn Hóa học của các em. Nhiều HS có phản hồi rằng sau khi tham gia trò chơi, các em cảm thấy tiết học môn Hóa rất nhẹ nhàng và không còn khô khan như trước. Điều đó làm các em yêu thích môn Hóa hơn.

Mặt khác thông qua việc thi đua và cạnh tranh giữa các đội chơi, trò chơi giúp tăng sự tập trung chú ý của HS với nội dung học tập. Từ đó, kiến thức được truyền

tải dễ dàng hơn, được nhớ lâu hơn, đồng thời, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho HS (72,31% HS hoàn toàn đồng ý).

Bên cạnh những lợi ích mang lại, một trong những khó khăn mà GV gặp phải khi tổ chức trò chơi chơi đó là khó điều khiển đượctrật tự lớp học. Có 16,92% HS cho rằng lớp học khá ồn ào và mất trật tự, trong quá trình trò chơi diễn ra. Nhưng GV có thể khắc phục phần nào khó khăn này bằng một số lưu ý khi tổ chức trò chơi trong lớp học (được nêu ở phần 1.3.3.3 của nghiên cứu này).

Bảng 3.6. Thống kê phản hồi của HS về tiết học có sử dụng trò chơi

Hoàn toàn đồng ý (4) Đồng ý (3) Không đồng ý (2) Hoàn toàn không đồng ý (1)

Tính tương tác cao (Học sinh có nhiều cơ hội tương tác với bảng tương tác)

84,62 13,85 1,54 0,00 3,83

Giao diện đẹp 89,23 10,77 0,00 0,00 3,89

Âm thanh sống động 80,00 18,46 1,54 0,00 3,78

Ý tưởng mới 84,62 13,85 1,54 0,00 3,83

Luật chơi đơn giản 81,54 15,38 3,08 0,00 3,78 Hình thức câu hỏi phong phú 64,62 29,23 6,15 0,00 3,58 Có tính đối kháng, cạnh tranh cao 69,23 20,00 10,77 0,00 3,58 Nội dung câu hỏi có tính thử thách 78,46 16,92 4,62 0,00 3,74

Nhận định

% HS lựa chọn mức độ đồng ý

Điểm trung bình

Về mặt hình thức, trò chơi được đa số HS đánh giá là có giao diện đẹp, âm thanh sinh động, hợp lý và hiệu ứng sống động. Trò chơi có ý tưởng mới lạ khiến HS cảm thấy thích thú. Có tính đối kháng cao, nội dung câu hỏi tính thử thách cũng là một trong những ưu điểm được các em đánh giá cao về trò chơi.

Thống kê từ bảng 3.6 cho thấy, yếu tố "hình thức câu hỏi" được đánh giá với mức điện khá thấp. Trong quá trình trao đổi, HS bày tỏ rằng các em mong muốn có nhiều hình thức câu hỏi đa dạng hơn thay vì chỉ có trắc nghiệm khách quan và trả lời tự luận ngắn. Ghi nhận ý kiến này, chúng tôi đã tiến hành xây dựng và chỉnh sửa lại một số bộ mẫu trò chơi với nhiều hình thức câu hỏi hơn. Đây cũng là một trong những

ý kiến đáng ghi nhận dành cho GV, trong việc sử dụng đa dạng hình thức câu hỏi, khi dạy học học bằng trò chơi nói riêng và các phương pháp dạy học hiện đại nói chung. Từ những ý kiến phản hồi trên cùng với 100% HS mong muốn trải nghiệm thêm nhiều trò chơi khác, có thể khẳng định rằng trò chơi với bảng tương tác là một biện pháp hiệu quả và khả thi góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học Hóa học ở trường phổ thông, nâng cao tính tích cực, tự giác và đặc biệt là thúc đẩy hứng thú học tập môn Hóa học của HS.

Hình 3.5.. Biểu đồ thể hiện mong muốn được trải nghiệm các trò chơi tương tác khác của HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế bộ mẫu trò chơi sử dụng cho bảng tương tác hỗ trợ dạy học hóa học ở trường phổ thông (Trang 66 - 69)