Đánh giá thông qua phản hồi của GV về bộ mẫu trò chơi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế bộ mẫu trò chơi sử dụng cho bảng tương tác hỗ trợ dạy học hóa học ở trường phổ thông (Trang 62 - 66)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1.Đánh giá thông qua phản hồi của GV về bộ mẫu trò chơi

Bảng 3.3. Thống kê phản hồi của GV về tiết học có sử dụng trò chơi

Hoàn toàn đồng ý (4) Đồng ý (3) Không đồng ý (2) Hoàn toàn không đồng ý (1)

Không khí lớp học hào hứng, vui

tươi 75,00 25,00 0,00 0,00 3,75

Kích thích được sự hứng thú học tập

môn Hóa học của học sinh 62,50 32,50 5,00 0,00 3,58 Tiết học lãng phí thời gian 5,00 12,50 60,00 22,50 2,00 Khó quản lý trật tự lớp học 10,00 57,50 30,00 2,50 2,75 Học sinh bị xao nhãn việc lĩnh hội

kiến thức khi tham gia trò chơi 10,00 17,50 60,00 12,50 2,25 Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của

học sinh 35,00 62,50 2,50 0,00 3,33

Các kiến thức được truyền tải một

cách thú vị hơn 72,50 25,00 2,50 0,00 3,70

Đánh giá được mức độ hiểu bài của

học sinh 17,50 62,50 17,50 2,50 2,95

Thầy (cô) thích tổ chức tiết học có

sử dụng trò chơi 57,50 37,50 2,50 2,50 3,50

Nhận định

% GV lựa chọn mức độ đồng ý

Điểm trung bình

Qua 04 tiết học ở 02 lớp thực nghiệm (TN1 và TN2), có sự tham gia dự giờ của các GV đang giảng dạy môn hóa học ở trường THPT Nguyễn Du: Cô Đặng Thị Hồng Thủy (tổ trưởng chuyên môn), Thầy Phạm Lê Thanh (GVBM Hóa học), Thầy Phạm Nhật Hoàng (GVBM Hóa học), Cô Trần Phương Thảo và Cô Lê Nguyễn Thảo Trang (thực tập sinh), các Thầy Cô nhận xét rằng tiết học sáng tạo thú vị. HS có nhiều cơ hội tiếp xúc và rất thích thú với bảng tương tác. Sự tương tác giữa các thành viên trong lớp cũng được phát huy rất mạnh mẽ trong quá trình các em tham gia trò chơi.

Theo khảo sát, 100% GV đều khẳng định không khí lớp học rất hào hứng và vui tươi khi các em được tham gia trò chơi, từ đó kích thích được sự hứng thú và niềm đam mê với môn hóa học của HS.

Nhiều GV không đồng ý với nhận định "tiết học có sử dụng trò chơi là một tiết học lãng phí thời gian" bởi vì các Thầy Cô cho rằng thông qua trò chơi HS phát triển được một trong những kỹ năng quan trọng đó là kỹ năng làm việc nhóm (97,5% ý kiến đồng ý), kiến thức môn hóa học cũng được truyền tải một cách thú vị hơn (97,5% ý kiến đồng ý).

Theo nhiều phản hồi cho thấy, Thầy Cô có thể đánh giá được mức độ hiểu bài của HS khi các em tham gia trò chơi. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của trò chơi, phần kiến thức các em chưa nắm vững, những lỗi sai hay mắc phải được thể hiện qua các câu trả lời chưa chính xác hay còn thiếu sót của HS. qua đó GV có thể nắm bắt những lỗ hổng kiến thức và nhấn mạnh, điều chỉnh cũng như bổ sung lại những điểm mà HS hay sai sót.

40 GV tham gia khảo sát cũng có những đánh giá tích cực và những góp ý về bộ mẫu trò chơi.

Hình 3.3. Biểu đồ thống kê những khó khăn mà bộ mẫu trò chơi đã khắc phục được giúp GV

Theo phản hồi của các GV tham gia khảo sát, hai khó khăn lớn nhất mà bộ mẫu của chúng tôi đã giúp các Thầy Cô khắc phục được đó là: khó khăn về trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học (92,5%) và tốn thời gian chuẩn bị ở nhà (80%). Với sự giúp đỡ của bộ mẫu, trò chơi gần như hoàn thành chỉ cần thêm vào nội dung câu hỏi và nội dung đáp án. Bên cạnh đó, việc sử dụng đồng hồ tính giờ ở mỗi câu hỏi giúp GV kiểm soát được thời gian khi tổ chức trò chơi (60%).

Bảng 3.4. Thống kê đánh giá của GV về bộ mẫu trò chơi

Hoàn toàn đồng ý (4) Đồng ý (3) Không đồng ý (2) Hoàn toàn không đồng ý (1) Tính tương tác cao

(HS có nhiều cơ hội để tương tác) 47,50 50,00 2,50 0,00 3,45

Giao diện đẹp 47,50 50,00 2,50 0,00 3,45

Hiệu ứng sinh động 47,50 50,00 2,50 0,00 3,45

Âm thanh sống động 52,50 42,50 5,00 0,00 3,48

Ý tưởng mới 50,00 40,00 7,50 2,50 3,38

Luật chơi đơn giản, đề cao tính tương tác 32,50 60,00 5,00 2,50 3,23 Hình thức câu hỏi phong phú 27,50 55,00 17,50 0,00 3,10 Có tính đối kháng, cạnh tranh cao 37,50 57,50 5,00 0,00 3,33 Thao tác chỉnh sửa dễ dàng 27,50 72,50 0,00 0,00 3,28

Thao tác sử dụng dễ dàng 30,00 67,50 2,50 0,00 3,28

Hướng dẫn sử dụng dễ hiểu, đầy đủ, cụ thể 42,50 50,00 7,50 0,00 3,35

Nhận định

% GV lựa chọn mức độ đồng ý

Điểm trung bình

Phát huy tính tương tác, giúp HS tiếp cận các thiết bị dạy học hiện đại là một trong những mục tiêu lớn nhất của việc sử dụng trò chơi với bảng tương tác. 97,5% GV cho rằng bộ mẫu đã tạo nhiều cơ hội để HS có thể tiếp xúc và thao tác với bảng. Hình thức là một trong những tiêu chí đầu tiên mà GV quan tâm khi lựa chọn một trò chơi dạy học. Vì vậy hình thức đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc gây ấn tượng đối với người dùng. Bộ mẫu được hơn 90% GV đánh giá là có giao diện đẹp.

Hiệu ứng và âm thanh vốn là thế mạnh, đồng thời cũng là hai yếu tố quan trọng giúp tạo nên sự hấp dẫn của trò chơi có ứng dụng ICT. Trò chơi có hiệu ứng đẹp mắt, âm thanh sinh động sẽ thu hút sự chú ý của HS, làm cho HS cảm thấy hứng thú khi tham gia trò chơi. 97,5% GV đánh giá cao về sự sống động cũng như đẹp mắt của hiệu ứng và âm thanh được sử dụng trong bộ mẫu trò chơi của chúng tôi.

Bên cạnh đó, thiếu ý tưởng cũng là một trong những khó khăn mà nhiều GV gặp phải khi thiết kế trò chơi dạy học. Với nhiều ý tưởng mới lạ ở cả hình thức câu hỏi lẫn luật chơi. Bộ mẫu được 90% GV đánh giá là có ý tưởng mới lạ và sáng tạo.

Luật chơi của các bộ mẫu được đa số GV đánh giá là đơn giản, dễ hiểu. Bên cạnh đó, luật chơi được chúng tôi mô hình hóa, để GV và HS dễ nắm bắt. Đồng thời, luật chơi rất đề cao tính tương tác trong quá trình chơi của HS.

Các trò chơi hiện nay hầu như chỉ có hai hình thức câu hỏi đó là trắc nghiệm khách quan và trả lời tự luận ngắn. Bộ mẫu trò chơi của chúng tôi có nhiều hình thức câu hỏi khác nhau như: trách nghiệm khách quan, trả lời ngắn, tìm lỗi sai, đoán ý đồng đội, phân loại chất,... Chính vì vậy, bộ mẫu được gần 80% GV đánh giá cao về mặt hình thức câu hỏi.

Thao tác chỉnh sửa dễ dàng, hướng dẫn sử dụng dễ hiểu, cụ thể, đầy đủ là một trong những yếu tố góp phần tạo nên thành công của trò chơi. Đa số sách GV tham gia khảo sát (> 90%) đều đánh giá cao sự đơn giản và dễ sử dụng của bộ mẫu trò chơi.

Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện mong muốn sử dụng thêm nhiều bộ mẫu trò chơi khác của GV

100% GV mong muốn hoặc rất mong muốn sử dụng thêm các bộ trò chơi tương tác khác. Như vậy, thông qua các phân tích trên, có thể khẳng định rằng bộ mẫu trò chơi đã thể hiện tính hiệu quả cũng như tính khả thi của nó, khi nhận được những đánh giá rất tích cực về nhiều mặt và sự đón nhận lớn từ các GV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế bộ mẫu trò chơi sử dụng cho bảng tương tác hỗ trợ dạy học hóa học ở trường phổ thông (Trang 62 - 66)