Bộ mẫu thiết kế bằng Microsoft PowerPoint

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế bộ mẫu trò chơi sử dụng cho bảng tương tác hỗ trợ dạy học hóa học ở trường phổ thông (Trang 47 - 52)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.4.2.Bộ mẫu thiết kế bằng Microsoft PowerPoint

2.4.2.1. Escape Room

Đường dẫn: http://bit.ly/2DBuC5C

Mô tả bối cảnh: Trong trò chơi, các HS hóa thân thành các nạn nhân bị giam giữ trong một căn phòng. Cách duy nhất để thoát khỏi căn phòng đó chính là trả lời đúng “Ô chìa khóa” của trò chơi. HS sẽ tìm đến các câu hỏi bằng cách chọn đúng các đồ vật chứa đường dẫn trong một căn phòng. Sau mỗi câu trả lời đúng, một gợi ý sẽ được mở ra. Đó chính là những gợi ý để đi đến chìa khóa cuối cùng.

Luật chơi: Chia lớp thành bốn đội chơi. Mỗi đội chơi lần lượt chọn vào các đồ vật trong căn phòng (mỗi đội được chọn 3 lần/lượt). Cho đến khi có đội chọn được đồ vật dẫn đến câu hỏi (đội chọn câu hỏi gọi là đội chơi chính).

Đội chơi chính hội ý và suy nghĩ trong 30 giây, còn các đội còn lại suy nghĩ và trả lời lên bảng con (cũng trong 30 giây).

Sau khi hết thời gian suy nghĩ, đội chơi chính đưa ra câu trả lời của đội mình bằng cách chọn đáp án trên bảng tương tác. Nếu đúng đội được cộng 10 điểm, nếu sai cả ba đội còn lại sẽ giơ đáp án. Cứ mỗi đội có đáp án đúng thì đội chơi chính sẽ bị trừ 5 điểm và đội trả lời đúng sẽ được cộng 10 điểm. Đội chơi chính có 1 lần được sao chép đáp án của một đội (trong khi chưa biết đội đó chọn đáp án gì) làm đáp án của đội mình.

Sau khi đội chơi chính trả lời đúng một câu hỏi, đội sẽ chọn mở một gợi ý để đi đến ô chìa khóa cuối cùng. Đội trả lời được ô chìa khóa cuối cùng được

cộng 30 điểm.

Thời điểm tổ chức: các tiết ôn tập, luyện tập; ôn bài đầu giờ; củng cố cuối bài.

2.4.2.2. Chemystery – Hóa học kỳ bí

Đường dẫn: http://bit.ly/2GSelvi

Mô tả bối cảnh: Một nhà Hóa học đã lỡ tay làm lẫn lộn chiếc bình đựng hóa chất của mình vào cùng với những chiếc bình giống hệt nó. Các bạn HS hãy giúp ông ấy tìm lại chiếc bình của mình nhé, nếu chọn sai bình sẽ có một vụ nổ xảy ra đấy.

Luật chơi:

Trước mỗi câu hỏi, mỗi đội chọn 1 thành viên của đội mình đóng vai trò là “người vận chuyển” lên đứng ở khu vực chờ (04 thành viên từ các đội đứng chung với nhau ở một khu vực).

Câu hỏi hiện lên màn hình, các đội chơi thảo luận và viết đáp án lên bảng con. Các đội giơ bảng hướng về phía khu vực chờ, ngay khi có đáp án

(không đợi hết thời gian). Người vận chuyển thấy đáp án từ đội mình, lập tức chạy lên bảng tương tác và chọn đáp án đó. Đội nào chạy lên và chọn đáp án trước được hưởng trọn số điểm của câu hỏi đó. Nếu trả lời đúng, đội chơi được +10 điểm. Nếu trả lời sai thì một đội chơi khác nhanh chóng chạy lên và chọn đáp án của đội mình trên bảng tương tác. Nếu đúng, đội chơi được

+10 điểm.

GV lưu ý: sau khi đội thứ 2 giành quyền trả lời nhưng vẫn sai thì GV công bố đáp án của câu hỏi ngay, không cho các đội còn lại trả lời nữa.

Thời điểm tổ chức: các tiết ôn tập, luyện tập; kiểm tra kiến thức cũ; củng cố kiến thức mới.

Hình 2.10. Một số hình ảnh từ bộ mẫu trò chơi “Hóa Học Kì Bí – Chemystery”

2.4.2.3. Nhà hóa học thiên tài

Đường dẫn: http://bit.ly/2ZG1zqV

Mô tả bối cảnh: Trong trò chơi, các HS được hóa thân thành các nhà hóa học, trả lời câu hỏi, lấy được các hóa chất và tạo nên các phản ứng hóa học tuyệt vời.

Luật chơi: Chia lớp thành bốn đội chơi, mỗi đội chơi lần lượt chọn câu hỏi và trả lời câu hỏi đó. Nếu đội chơi trả lời đúng sẽ được +10 điểmchọn hai hóa chất về cho đội của mình. Nếu đội chơi trả lời sai thì cơ hội sẽ đến với đội giành được quyền ưu tiên nhanh nhất và nếu đội này trả lời đúng sẽ

được +5 điểmchọn một hóa chất về cho đội của mình. Mỗi đội còn có một lần đặt ngôi sao hi vọng (trước khi biết nội dung câu hỏi), nếu trả lời đúng ở câu hỏi có ngôi sao hi vọng đội được +20 điểm, được chọn hai hóa chất và được cướp một hóa chất từ đội khác.

Sau khi 12 câu hỏi được mở ra, từ các hóa chất mà đội mình đang có được, các đội sẽ phải đi tìm tất cả các phản ứng có thể xảy ra với các hóa chất đó,

mỗi phản ứng đúng được + 5 điểm vào quỹ điểm. Kết thúc trò chơi đội nào có số điểm cao nhất sẽ giành được chiến thắng.

Thời điểm tổ chức: Các tiết ôn tập, luyện tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế bộ mẫu trò chơi sử dụng cho bảng tương tác hỗ trợ dạy học hóa học ở trường phổ thông (Trang 47 - 52)