Một số lư uý khi tổ chức trò chơi với bảng tương tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế bộ mẫu trò chơi sử dụng cho bảng tương tác hỗ trợ dạy học hóa học ở trường phổ thông (Trang 57)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.6.Một số lư uý khi tổ chức trò chơi với bảng tương tác

Để việc tổ chức trò chơi với bảng tương tác được tốt nhất, hạn chế tối đa xảy ra các sự cố, GV nên tham khảo một số lưu ý sau đây, trước khi tiến hành tổ chức trò chơi trên lớp học:

1) Nên dặn dò HS chuẩn bị thật kĩ bài trước khi đến lớp. Sau trò chơi nên có bài kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của HS.

2) Chuẩn bị thật kỹ càng về mặt kĩ thuật. Tiến hành chơi thử và rút ra kinh nghiệm, từ đó chỉnh sửa cho phù hợp, trước khi lên lớp chính thức.

3) Cân nhắc về số lượng câu hỏi và mức độ kiến thức sử dụng trong trò chơi, vì tiết học có sử dụng trò chơi tốn nhiều thời gian hơn tiết học sử dụng phương pháp dạy học truyền thống.

4) Lên lớp sớm hơn để chuẩn bị kết nối thiết bị và khắc phục các sự cố kĩ thuật xảy ra.

5) Đưa ra các quy định chung để kiểm soát trật tự của tiết học, ví dụ như ám hiệu riêng giữa GV và HS để ra lệnh cho lớp im lặng hoặc trừ điểm khi nhóm nào ồn ào,…

6) Giới thiệu phần thưởng ngay từ khi bắt đầu trò chơi để kích thích tính thi đua giữa các đội chơi.

7) Phổ biến luật chơi ngắn gọn, cô đọng và dễ hiểu. Nên mô hình hóa, sơ đồ hóa luật chơi trên bài trình chiếu.

8) Nên có cách quản lí để đảm bảo tất cả các thành viên đều tham gia tiếp thu kiến thức, ví dụ như GV gọi một HS bất kì lên để trả lời câu hỏi, nếu không trả lời được thì đội sẽ bị trừ điểm.

9) Neo chốt kiến thức rõ ràng như tiết học thông thường để tránh sự xao nhãn của HS. Nên phối hợp với phiếu học tập, thường xuyên nhắc nhở HS điền phiếu học tập, đặt ra hình phạt nếu HS không hoàn thành phiếu học tập.

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Đối với GV: Kiểm chứng tính khả thi và tính hiệu quả của bộ mẫu trò chơi dùng cho bảng tương tác. Trong đó, tính khả thi thể hiện qua số lượng GV sử dụng bộ mẫu trò chơi, tính hiệu quả thể hiện qua những khó khăn mà bộ mẫu đã khắc phục được cho GV khi thiết kế trò chơi trong dạy học hoá học.

Đối với HS: Kiểm chứng hiệu quả của trò chơi trong việc nâng cao hứng thú học tập song vẫn đảm bảo kiến thức được lĩnh hội đầy đủ thông qua phiếu phản hồi và bài kiểm tra sau tiết học có sử dụng trò chơi.

3.2. Tiến trình thực nghiệm

Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm trên 02 lớp thực nghiệm (TN) và 01 lớp đối chứng (ĐC) ở trường THPT Nguyễn Du (XX1 Đồng Nai, Phường 15, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh).

Bảng 3.1. Danh sách các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

STT Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Bài thực nghiệm

1 10A7 (TN1) (32 HS) 10A6 (ĐC1) (32 HS) Luyện tập chương Oxi – Lưu Huỳnh

2

10A14 (TN2) (34 HS)

Luyện tập chương Oxi – Lưu Huỳnh HS các lớp 10A6 và 10A7 có thành tích học tập môn Hóa học ở mức khá – giỏi, khá đồng đều nhau, HS lớp 10A14 có thành tích học tập môn Hóa học ở mức trung bình – khá. Tuy nhiên, các đối tượng HS trên vẫn chưa chủ động cũng như tích cực trong quá trình tìm hiểu và khám phá kiến thức hóa học. Hiệu quả của việc sử dụng trò chơi trong dạy học được đánh giá bằng bài kiểm tra ngắn, sau khi HS tham gia tiết học có sử dụng trò chơi với bảng tương tác. Đồng thời, thái độ đón nhận bộ mẫu

trò chơi của GV cũng như cảm nhận sau khi tham gia tiết học có sử dụng trò chơi của HS cũng được ghi nhận thông qua việc dự giờ, ghi lại hình ảnh, video tiết học và bài khảo sát sau khi tham gia tiết học.

Tiến trình thực nghiệm sư phạm được trình bày ở bảng dưới đây.

Bảng 3.2. Tiến trình thực nghiệm sư phạm

STT tiết dạy Lớp TN1 (10A7) Lớp ĐC1 (10A6) Lớp TN2 (10A14) Tiết thứ 1 Luyện tập lý thuyết chương Oxi - Lưu huỳnh

thông qua trò chơi "Chemystery"

(Tiết 2 – 19/04/2019)

Luyện tập lý thuyết chương Oxi - Lưu huỳnh bằng phương pháp thông

thường (*)

(Tiết 6 – 08/04/2019)

Luyện tập lý thuyết chương Oxi - Lưu huỳnh

thông qua trò chơi "Chemystery"

(Tiết 2 – 18/04/2019)

Tiết thứ 2

Luyện tập bài tập chương Oxi - Lưu huỳnh

thông qua trò chơi "Escape Room"

(Tiết 6 – 19/04/2019)

Luyện tập bài tập chương Oxi - Lưu huỳnh bằng phương pháp thông

thường(*)

(Tiết 7 – 08/04/2019)

Luyện tập bài tập chương Oxi - Lưu huỳnh thông

qua trò chơi "Escape Room"

(Tiết 3 – 18/04/2019)

Tiết thứ 3

Làm bài kiểm tra 15 phút và phiếu phản hồi

về hai tiết học có sử dụng trò chơi tương tác

(Tiết 2 – 22/04/2019)

Làm bài kiểm tra 15 phút

(Tiết 5 – 16/04/2019)

Làm bài kiểm tra 15 phút và phiếu phản hồi về hai

tiết học có sử dụng trò chơi tương tác

(Tiết 8 – 19/04/2019)

(*) Phương pháp thông thường: GV hệ thống hóa kiến thức, HS làm bài tập vào vở, GV chữa bài lên bảng.

Sau cuối mỗi tiết học, GV thu lại phiếu học tập để đánh giá quá trình ghi chép kiến thức ở HS. Ở tiết học thứ 3, HS làm bài kiểm tra 15 phút với nội dung đã được học bằng hình thức trắc nghiệm khách quan (20 câu).

Ngoài ra, chúng tôi đã khảo sát và lấy ý kiến phản hồi của 40 GV để đánh giá được tính khả thi và hiệu quả của những bộ mẫu trò chơi đã thiết kế.

Hình 3.1. HS đang thao tác với bảng tương tác

3.3. Kết quả thực nghiệm

3.3.1. Đánh giá thông qua phản hồi của GV về bộ mẫu trò chơi

Bảng 3.3. Thống kê phản hồi của GV về tiết học có sử dụng trò chơi

Hoàn toàn đồng ý (4) Đồng ý (3) Không đồng ý (2) Hoàn toàn không đồng ý (1)

Không khí lớp học hào hứng, vui

tươi 75,00 25,00 0,00 0,00 3,75

Kích thích được sự hứng thú học tập

môn Hóa học của học sinh 62,50 32,50 5,00 0,00 3,58 Tiết học lãng phí thời gian 5,00 12,50 60,00 22,50 2,00 Khó quản lý trật tự lớp học 10,00 57,50 30,00 2,50 2,75 Học sinh bị xao nhãn việc lĩnh hội

kiến thức khi tham gia trò chơi 10,00 17,50 60,00 12,50 2,25 Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của

học sinh 35,00 62,50 2,50 0,00 3,33

Các kiến thức được truyền tải một

cách thú vị hơn 72,50 25,00 2,50 0,00 3,70

Đánh giá được mức độ hiểu bài của

học sinh 17,50 62,50 17,50 2,50 2,95

Thầy (cô) thích tổ chức tiết học có

sử dụng trò chơi 57,50 37,50 2,50 2,50 3,50

Nhận định

% GV lựa chọn mức độ đồng ý

Điểm trung bình

Qua 04 tiết học ở 02 lớp thực nghiệm (TN1 và TN2), có sự tham gia dự giờ của các GV đang giảng dạy môn hóa học ở trường THPT Nguyễn Du: Cô Đặng Thị Hồng Thủy (tổ trưởng chuyên môn), Thầy Phạm Lê Thanh (GVBM Hóa học), Thầy Phạm Nhật Hoàng (GVBM Hóa học), Cô Trần Phương Thảo và Cô Lê Nguyễn Thảo Trang (thực tập sinh), các Thầy Cô nhận xét rằng tiết học sáng tạo thú vị. HS có nhiều cơ hội tiếp xúc và rất thích thú với bảng tương tác. Sự tương tác giữa các thành viên trong lớp cũng được phát huy rất mạnh mẽ trong quá trình các em tham gia trò chơi.

Theo khảo sát, 100% GV đều khẳng định không khí lớp học rất hào hứng và vui tươi khi các em được tham gia trò chơi, từ đó kích thích được sự hứng thú và niềm đam mê với môn hóa học của HS.

Nhiều GV không đồng ý với nhận định "tiết học có sử dụng trò chơi là một tiết học lãng phí thời gian" bởi vì các Thầy Cô cho rằng thông qua trò chơi HS phát triển được một trong những kỹ năng quan trọng đó là kỹ năng làm việc nhóm (97,5% ý kiến đồng ý), kiến thức môn hóa học cũng được truyền tải một cách thú vị hơn (97,5% ý kiến đồng ý).

Theo nhiều phản hồi cho thấy, Thầy Cô có thể đánh giá được mức độ hiểu bài của HS khi các em tham gia trò chơi. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của trò chơi, phần kiến thức các em chưa nắm vững, những lỗi sai hay mắc phải được thể hiện qua các câu trả lời chưa chính xác hay còn thiếu sót của HS. qua đó GV có thể nắm bắt những lỗ hổng kiến thức và nhấn mạnh, điều chỉnh cũng như bổ sung lại những điểm mà HS hay sai sót.

40 GV tham gia khảo sát cũng có những đánh giá tích cực và những góp ý về bộ mẫu trò chơi.

Hình 3.3. Biểu đồ thống kê những khó khăn mà bộ mẫu trò chơi đã khắc phục được giúp GV

Theo phản hồi của các GV tham gia khảo sát, hai khó khăn lớn nhất mà bộ mẫu của chúng tôi đã giúp các Thầy Cô khắc phục được đó là: khó khăn về trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học (92,5%) và tốn thời gian chuẩn bị ở nhà (80%). Với sự giúp đỡ của bộ mẫu, trò chơi gần như hoàn thành chỉ cần thêm vào nội dung câu hỏi và nội dung đáp án. Bên cạnh đó, việc sử dụng đồng hồ tính giờ ở mỗi câu hỏi giúp GV kiểm soát được thời gian khi tổ chức trò chơi (60%).

Bảng 3.4. Thống kê đánh giá của GV về bộ mẫu trò chơi

Hoàn toàn đồng ý (4) Đồng ý (3) Không đồng ý (2) Hoàn toàn không đồng ý (1) Tính tương tác cao

(HS có nhiều cơ hội để tương tác) 47,50 50,00 2,50 0,00 3,45

Giao diện đẹp 47,50 50,00 2,50 0,00 3,45

Hiệu ứng sinh động 47,50 50,00 2,50 0,00 3,45

Âm thanh sống động 52,50 42,50 5,00 0,00 3,48

Ý tưởng mới 50,00 40,00 7,50 2,50 3,38

Luật chơi đơn giản, đề cao tính tương tác 32,50 60,00 5,00 2,50 3,23 Hình thức câu hỏi phong phú 27,50 55,00 17,50 0,00 3,10 Có tính đối kháng, cạnh tranh cao 37,50 57,50 5,00 0,00 3,33 Thao tác chỉnh sửa dễ dàng 27,50 72,50 0,00 0,00 3,28

Thao tác sử dụng dễ dàng 30,00 67,50 2,50 0,00 3,28

Hướng dẫn sử dụng dễ hiểu, đầy đủ, cụ thể 42,50 50,00 7,50 0,00 3,35

Nhận định

% GV lựa chọn mức độ đồng ý

Điểm trung bình

Phát huy tính tương tác, giúp HS tiếp cận các thiết bị dạy học hiện đại là một trong những mục tiêu lớn nhất của việc sử dụng trò chơi với bảng tương tác. 97,5% GV cho rằng bộ mẫu đã tạo nhiều cơ hội để HS có thể tiếp xúc và thao tác với bảng. Hình thức là một trong những tiêu chí đầu tiên mà GV quan tâm khi lựa chọn một trò chơi dạy học. Vì vậy hình thức đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc gây ấn tượng đối với người dùng. Bộ mẫu được hơn 90% GV đánh giá là có giao diện đẹp.

Hiệu ứng và âm thanh vốn là thế mạnh, đồng thời cũng là hai yếu tố quan trọng giúp tạo nên sự hấp dẫn của trò chơi có ứng dụng ICT. Trò chơi có hiệu ứng đẹp mắt, âm thanh sinh động sẽ thu hút sự chú ý của HS, làm cho HS cảm thấy hứng thú khi tham gia trò chơi. 97,5% GV đánh giá cao về sự sống động cũng như đẹp mắt của hiệu ứng và âm thanh được sử dụng trong bộ mẫu trò chơi của chúng tôi.

Bên cạnh đó, thiếu ý tưởng cũng là một trong những khó khăn mà nhiều GV gặp phải khi thiết kế trò chơi dạy học. Với nhiều ý tưởng mới lạ ở cả hình thức câu hỏi lẫn luật chơi. Bộ mẫu được 90% GV đánh giá là có ý tưởng mới lạ và sáng tạo.

Luật chơi của các bộ mẫu được đa số GV đánh giá là đơn giản, dễ hiểu. Bên cạnh đó, luật chơi được chúng tôi mô hình hóa, để GV và HS dễ nắm bắt. Đồng thời, luật chơi rất đề cao tính tương tác trong quá trình chơi của HS.

Các trò chơi hiện nay hầu như chỉ có hai hình thức câu hỏi đó là trắc nghiệm khách quan và trả lời tự luận ngắn. Bộ mẫu trò chơi của chúng tôi có nhiều hình thức câu hỏi khác nhau như: trách nghiệm khách quan, trả lời ngắn, tìm lỗi sai, đoán ý đồng đội, phân loại chất,... Chính vì vậy, bộ mẫu được gần 80% GV đánh giá cao về mặt hình thức câu hỏi.

Thao tác chỉnh sửa dễ dàng, hướng dẫn sử dụng dễ hiểu, cụ thể, đầy đủ là một trong những yếu tố góp phần tạo nên thành công của trò chơi. Đa số sách GV tham gia khảo sát (> 90%) đều đánh giá cao sự đơn giản và dễ sử dụng của bộ mẫu trò chơi.

Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện mong muốn sử dụng thêm nhiều bộ mẫu trò chơi khác của GV

100% GV mong muốn hoặc rất mong muốn sử dụng thêm các bộ trò chơi tương tác khác. Như vậy, thông qua các phân tích trên, có thể khẳng định rằng bộ mẫu trò chơi đã thể hiện tính hiệu quả cũng như tính khả thi của nó, khi nhận được những đánh giá rất tích cực về nhiều mặt và sự đón nhận lớn từ các GV.

3.3.2. Đánh giá thông qua phản hồi của HS về tiết học với trò chơi trên bảng tương tác bảng tương tác

HS là đối tượng trực tiếp tham gia vào các trò chơi dạy học. Chính vì thế, phản hồi của các em có giá trị rất lớn trong việc đánh giá về tính hiệu quả và tính khả thi của việc triển khai dạy học thông qua sử dụng trò chơi với bảng tương tác.

Hoàn toàn đồng ý (4) Đồng ý (3) Không đồng ý (2) Hoàn toàn không đồng ý (1)

Không khí lớp học hào hứng, vui tươi 98,46 1,54 0,00 0,00 3,98 Kích thích được sự hứng thú học tập

môn Hóa học 69,23 26,15 4,62 0,00 3,65

Tiết học lãng phí thời gian 1,54 0,00 12,31 86,15 1,17 Không khí lớp học khá mật trật tự 6,15 10,77 43,08 40,00 1,83 Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm 72,31 24,62 3,08 0,00 3,69 Giúp dễ dàng hiểu kiến thức hơn 66,15 33,85 0,00 0,00 3,66 Giúp nhớ được kiến thức lâu hơn 64,62 33,85 1,54 0,00 3,63 Các kiến thức được truyền tải một

cách thú vị hơn 92,31 7,69 0,00 0,00 3,92

Bạn thích tiết học có sử dụng trò chơi hơn một tiết học không sử dụng trò chơi 89,23 9,23 1,54 0,00 3,88 Nhận định % HS lựa chọn mức độ đồng ý Điểm trung bình

Trên 95% HS tham gia khảo sát cho rằng bản thân được thao tác nhiều với bảng tương tác. Sự thích thú khi được cầm bút và tương tác trực tiếp với bảng được thể hiện thông qua quá trình HS tham gia trò chơi trên lớp học. 98,4% HS cảm thấy các trò chơi giúp tăng sự tương tác và sự gắn kết giữa các thành viên trong lớp.

Tạo được không khí hào hứng và vui tươi trong lớp học là một trong những yếu tố rất quan trọng tác động đến hứng thú học tập của HS. Với 98,46% HS hoàn toàn đồng ý, ý kiến trên đã đạt điểm cao nhất trong bảng đánh giá. Bên cạnh đó, 92,31% HS nhất trí cao với nhận định kiến thức được truyền tải một cách thú vị hơn thông qua trò chơi. Vì những lí do trên, 95,38% HS cho rằng trò chơi giúp kích thích được hứng thú học tập môn Hóa học của các em. Nhiều HS có phản hồi rằng sau khi tham gia trò chơi, các em cảm thấy tiết học môn Hóa rất nhẹ nhàng và không còn khô khan như trước. Điều đó làm các em yêu thích môn Hóa hơn.

Mặt khác thông qua việc thi đua và cạnh tranh giữa các đội chơi, trò chơi giúp tăng sự tập trung chú ý của HS với nội dung học tập. Từ đó, kiến thức được truyền

tải dễ dàng hơn, được nhớ lâu hơn, đồng thời, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho HS (72,31% HS hoàn toàn đồng ý).

Bên cạnh những lợi ích mang lại, một trong những khó khăn mà GV gặp phải khi tổ chức trò chơi chơi đó là khó điều khiển đượctrật tự lớp học. Có 16,92% HS cho rằng lớp học khá ồn ào và mất trật tự, trong quá trình trò chơi diễn ra. Nhưng GV có thể khắc phục phần nào khó khăn này bằng một số lưu ý khi tổ chức trò chơi trong lớp học (được nêu ở phần 1.3.3.3 của nghiên cứu này).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế bộ mẫu trò chơi sử dụng cho bảng tương tác hỗ trợ dạy học hóa học ở trường phổ thông (Trang 57)