Đánh giá thông qua kết quả bài kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế bộ mẫu trò chơi sử dụng cho bảng tương tác hỗ trợ dạy học hóa học ở trường phổ thông (Trang 69 - 110)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.3.3.Đánh giá thông qua kết quả bài kiểm tra

Sau thực nghiệm, chúng tôi tiến hành cho HS ở các lớp TN1 và ĐC1 thực hiện bài kiểm tra kiến thức để đánh giá hiểu quả dạy học và khả năng vận dụng kiến thưc vào thực tế của HS sau khi tham gia trò chơi dạy học với bảng tương tác. Kết quả được ghi nhận ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất tích luỹ kết quả kiểm tra của HS ở cặp lớp TN1 – ĐC1 Lớp TN1 (10A7) Lớp ĐC1 (10A6) Lớp TN1 (10A7) Lớp ĐC1 (10A6) Lớp TN1 (10A7) Lớp ĐC1 (10A6) 0 0 0 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 1 0 0 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 2 0 0 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 3 1 2 3,23% 6,45% 3,23% 6,45% 4 0 4 0,00% 12,90% 3,23% 19,35% 5 0 2 0,00% 6,45% 3,23% 25,81% 6 0 2 0,00% 6,45% 3,23% 32,26% 7 5 4 16,13% 12,90% 19,35% 45,16% 8 10 4 32,26% 12,90% 51,61% 58,06% 9 12 9 38,71% 29,03% 90,32% 87,10% 10 3 4 9,68% 12,90% 100,00% 100,00% Tổng 31 31 100,00% 100,00% Điểm Xi

Số HS đạt điểm Xi % số HS đạt điểm Xi % số HS đạt điểm Xi

trở xuống

Theo thống kê ở bảng trên có thể thấy, sự tích lũy điểm lớp TN1 tốt hơn ở lớp ĐC1. Ví dụ, xét mức điểm 5, lớp TN1 tích lũy được 3,23% trong khi lớp ĐC1 tích lũy được 25,81%. Điều này chứng tỏ số HS đạt số điểm lớn hơn 5 ở lớp TN1 sẽ nhiều hơn lớp ĐC1.

Sau khi tổng hợp và thống kê, chúng tôi đã phân loại HS dựa trên kết quả của bài kiểm tra thu được. Kết quả phân loại được nêu ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Bảng phân loại kết quả kiểm tra của HS

TN1 (10A7) 31 1 3,23% 0 0,00% 15 48,39% 15 48,39% ĐC1 (10A6) 31 6 19,35% 4 12,90% 8 25,81% 13 41,94% Lớp Số HS Phân loại Yếu - Kém (0 - 4 điểm) Trung bình (5 -6 điểm) Khá (7 - 8 điểm) Giỏi (9 - 10 điểm)

Hình 3.6. Biểu đồ phân loại kết quả kiểm tra của HS ở lớp TN1 và lớp ĐC1

Qua các số liệu được nêu ở bảng 3.8 và biểu đồ hình 3.1 có thể dễ dàng nhận thấy, lớp TN1 có tỷ lệ HS yếu - kém, trung bình thấp hơn; đồng thời, tỷ lệ HS khá, giỏi cao hơn so với lớp ĐC1.

Sau khi thống kê số liệu thu được như trên, chúng tôi đã tiến hành tính toán các tham số mô tả kết quả kiểm tra của lớp TN1 – ĐC1 như sau:

Bảng 3.9. Các tham số mô tả kết quả kiểm tra của lớp TN – ĐC.

Tham số Lớp TN1 Lớp ĐC1 Điểm trung bình 8,26 7,26 Trung vị 8,00 8,00 Mode 9,00 9,00 Độ lệch chuẩn (SD) 1,32 2,25 Mức độ ảnh hưởng ES 0,44

p của phép kiểm chứng T-Test độc lập 3,78.10-2 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00%

Yếu - Kém Trung bình Khá Giỏi TN1 (10A7) ĐC1 (10A6)

Giá trị trung vị và mode của cặp lớp TN1 - ĐC1 bằng nhau, lần lượt là 8,0 và 9,0 thể hiện phần nào sự đồng đều về trình độ của cặp lớp này.

Điểm trung bình của lớp TN1 (8,26) cao hơn lớp ĐC1 (7,26) chứng tỏ lớp TN1 có kết quả bài kiểm tra cao hơn lớp ĐC1.

Độ lệch chuẩn (SD) của lớp TN1 thấp hơn lớp ĐC cho thấy rằng kết quả của lớp TN1 có độ tập trung cao hơn lớp ĐC1.

Mức độ ảnh hưởng (ES) có giá trị là 0,44, chứng tỏ sự chênh lệch về điểm số của cặp lớp này có chịu ảnh hưởng của tác động mà cụ thể là trò chơi tương tác.

Giá trị p của phép kiểm chứng T-Test độc lập là 3,78.10-2 (<0,05) cho thấy rằng sự sai khác trong kết quả bài kiểm tra của hai lớp không phải là sai khác ngẫu nhiên và có ý nghĩa về mặt thống kê.

Từ những phân tích và nhận xét ở trên, chúng tôi rút ra kết luận rằng việc sử dụng trò chơi dạy học dùng cho bảng tương tác đã góp phần nâng cao kết quả học tập, khả năng vận dụng và ghi nhớ kiến thức của HS lớp TN. Thông qua quá trình tham gia trò chơi, kiến thức được khắc sâu hơn.

Từ đó khẳng định được hiệu quả và sự ảnh hưởng của trò chơi tương tác trong quá trình dạy học Hóa học ở các trường phổ thông.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Sau quá trình tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới, nhận thấy rằng việc sử dụng trò chơi dạy học đã bước đầu phát huy thế mạnh và lợi ích của nó, bảng tương tác cũng dần thể hiện công dụng của chúng trong dạy học. Đề tài nghiên cứu được một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học và một số xu hướng ứng dụng ICT trong dạy học nói chung và dạy học hóa học nói riêng.

Khảo sát thực trạng sử dụng bảng tương tác hiện nay ở các trường phổ thông được tiến hành, trong bối cảnh có nhiều bài báo nói về "sự lãng phí" khi đầu tư bảng tương tác cho các trường học.

Đề tài xây dựng 04 nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ và đề xuất quy trình gồm 06 bước cũng như những điểm GV cần phải lưu ý ở mỗi bước khi thiết kế trò chơi.

Bài nghiên cứu giới thiệu hai phần mềm là Microsoft PowerPoint và ActivInspire, đồng thời nêu được thế mạnh của mỗi phần mềm.Nghiên cứu cũng hướng dẫn một số kỹ thuật phục vụ cho việc thiết kế trò chơi tương tác. Ở mỗi kỹ thuật đều có mô tả; hướng dẫn thiết lập kỹ thuật đó với từng bước rõ ràng; công dụng của nó khi thiết kế trò chơi tương tác; lưu ý khi sử dụng. Tuy nhiên, hướng dẫn này chỉ dừng lại ở mức một số kỹ thuật cơ bản, tối thiểu mà người dùng phải biết khi thiết kế trò chơi, chưa đề cập đến các kỹ thuật nâng cao.

Hoàn thành 06 bộ trò chơi sử dụng cho cho bảng tương tác hỗ trợ dạy học hóa học phổ thông, với đường dẫn và giới thiệu được đính kèm trong bài báo cáo.

Qua 04 tiết thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã thu nhận được ý kiến phản hồi từ HS và GV. Các phản hồi cho thấy cho thấy bộ mẫu trò chơi đã giúp khắc phục được hai khó khăn lớn nhất nhất trong quá trình thiết kế và tổ chức trò chơi, đó là tốn thời gian chuẩn bị và và hạn chế về kỹ năng ứng dụng ICT trong dạy học. Bộ mẫu được đa số GV đánh giá là có hình thức đẹp, chỉnh chu; âm thanh, hiệu ứng sống động; dễ chỉnh sửa. Các em HS bày tỏ sự thích thú và đánh giá cao tiết học có sử dụng trò chơi với bảng tương tác. Đa số đều cho rằng trò chơi giúp phát huy tính tương tác trong lớp học, giúp HS hứng thú và say mê hơn đối với môn Hóa Học. Tuy nhiên nhiều HS còn băn khoăn về sự ồn ào của lớp học trong khi chơi.

Như vậy, bộ mẫu trò chơi đã bước đầu thành công khi hầu như 100% GV mong muốn sử dụng thêm nhiều bộ mẫu nữa.

2. Kiến nghị

Trường Đại học Sư phạm TP.HCM nên tổ chức nhiều lớp kỹ năng sử dụng bảng tương tác cho sinh viên các ngành sư phạm; trang bị thêm các bảng tương tác cho các phòng học, đặc biệt là phòng phục vụ cho môn học ứng dụng ICT trong dạy học, đồng thời đưa các tính năng của bảng tương tác vào giới thiệu ở môn học này. Tăng cường tổ chức nhiều cuộc thi ứng dụng ICT trong dạy học, thiết kế bài giảng tương tác trong

dạy học nói chung và dạy học hóa học nói riêng. Nên có biện pháp khuyến khích giảng viên sử dụng bảng tương tác để mô phỏng, biểu diễn khi dạy học các vấn đề phức tạp.

Sinh viên nên tìm hiểu và tham gia các khóa học phát triển kỹ năng dạy học tương tác do nhà trường tổ chức; chủ động tiêm và đọc thêm các tài liệu liên quan đến dạy học tương tác, đặc biệt là sử dụng bảng tương tác trong dạy học để tích cực hóa hoạt động của HS. Sinh viên nên thử nghiệm việc sử dụng trò chơi với bảng tương tác trong các học phần phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, tập giảng và các kỳ thực tập sư phạm.

Các trường phổ thông nên trang bị hệ thống tương tác trong một số phòng học để phục vụ nhu cầu giảng dạy khi cần thiết. Tổ chức các chuyên đề giúp GV ý thức được tầm quan trọng và thế mạnh của của các yếu tố tương tác trong dạy học. Tập Huấn và tổ chức tiết dạy mẫu cho GV về việc sử dụng các thiết bị tương tác kết hợp với các phương pháp dạy học thích hợp, để phát triển tính tích cực và hứng thú học tập HS với bộ môn.

3. Hướng phát triển đề tài

Từ các kỹ thuật cơ bản được nêu trong bài nghiên cứu có thể phát triển thêm các kỹ thuật nâng cao, các thủ thuật khi thiết kế trò chơi trên Microsoft PowerPoint và ActivInspire.

Trên nền tảng kỹ thuật vững chắc, có thể hiện thực hóa thêm nhiều ý tưởng hay và mới lạ. Sưu tầm và tìm cách khai thác điểm mạnh của các phần mềm khác như Violet, Hot Potatoes, Minecraft để ứng dụng vào thiết kế trò chơi nói chung và trò chơi dùng cho bảng tương tác nói riêng.

Kết hợp các phần mềm hỗ trợ tương tác với công nghệ thực tế ảo (VR) và trí thông minh nhân tạo (AI) để tạo thiết kế thêm nhiều trò chơi độc đáo và hiện đại hơn nữa.

Chúng tôi hy vọng rằng những kết quả của nghiên cứu này sẽ góp phần nâng cao kỹ năng ứng dụng ICT để thiết kế trò chơi tương tác trong dạy học hóa học cũng như dạy học các bộ môn khác. Bên cạnh đó, sản phẩm của nghiên cứu sẽ giúp khắc phục một số khó khăn khi thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học. Tuy nhiên, do giới hạn về mặt thời gian, đề tài không tránh khỏi sự thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong muốn nhận được sự đóng góp để giúp đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Aflalo, E., Zana, L., & Huri, T. (2018). The interactive whiteboard in primary school science and interaction. Interactive Learning Environments, 26(4), 525-538. Bakadam, E., & Asiri, M. J. S. (2012). Teachers’ perceptions regarding the benefits

of using the interactive whiteboard (IWB): The case of a Saudi intermediate school. Procedia-Social and Behavioral Sciences, 64, 179-185. doi:10.1016/j.sbspro.2012.11.021.

Boot, W. R., Kramer, A. F., Simons, D. J., Fabiani, M., & Gratton, G. (2008). The effects of video game playing on attention, memory, and executive control. Acta Psychologica, 129(3), 387–398. doi:10.1016/j.actpsy.2008.09.005.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2017). Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Hà Nội. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình môn Hóa học. Hà Nội.

Đào Thị Hoàng Hoa. (2015). Thái độ của HS đối với môn Hóa học từ góc nhìn của GV Hóa học. Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 32-38.

Đặng Thành Hưng. (2002). Dạy học hiện đại, lý luận, biện pháp, kĩ thuật. Hà Nội: NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

Hoàng Thanh Hương. (2015). Phương pháp dạy học tương tác và hiệu quả trong giảng dạy ngoại ngữ. Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, 7(273), 38-41.

Karsenti, T. (2016). The Interactive Whiteboard (IWB): Uses, Benefits, and Challenges. Library and Archives Canada, ISBN, 978-2.

Kim, B., Park, H., & Baek, Y. (2009). Not just fun, but serious strategies: Using meta- cognitive strategies in game-based learning. Computers & Education, 52(4), 800–810. doi:10.1016/j.compedu.2008.12.004.

Lê Thị Thơ. (2011). Sử dụng phần mềm ActivInspire thiết kế bài lên lớp phần hóa học vô cơ lớp 11 chương trình nâng cao. Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học. Chuyên

ngành Lý luận và Phương pháp dạy học môn Hóa học. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.

Lê Thị Thu Sang. (2012). Xây dựng E-Book ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trò chơi trong dạy học hóa học. Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học môn Hóa học. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.

Lê Trung Thu Hằng. (2011). Sử dụng hệ thống dạy học tương tác Activboard trong dạy học hóa học lớp 10 ở trường trung học phổ thông. Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học. Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học môn Hóa học. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.

Meng, H., & Wang, D.-C. (2012). Robust Design for Game-Based Instruction Using Interactive Whiteboards. 2012 IEEE Fourth International Conference On Digital Game And Intelligent Toy Enhanced Learning. doi:10.1109/digitel.2012.66.

Nguyễn Quốc Bảo, Nguyễn Vĩnh Mạnh & Nguyễn Trần Trọng Hiếu. (2018). Thiết kế bộ mẫu trò chơi bằng phần mềm Microsoft PowerPoint hỗ trợ dạy học hóa học ở trường phổ thông. Báo cáo Nghiên cứu khoa học. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thị Hương. (2014). Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú học tập và hiệu quả dạy học Hóa học. Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học. Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học môn Hóa học. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.

Painter, D. D., Whiting, E., & Wolters, B. (2005). The use of an interactive whiteboard in promoting interactive teaching and learning. VSte Journal, 19(2), 31-40.

Pieroni, O. I., Vuano, B. M., & Ciolino, A. E. (2000). Classroom Innovation: Games to Make Chemistry More Interesting and Fun. The Chemical Educator, 5(4), 167–170. doi:10.1007/s00897000393a.

Pivec, M., Dziabenko, O., & Schinnerl, I. (2003, July). Aspects of game-based learning. In 3rd International Conference on Knowledge Management, Graz, Austria (pp. 216-225).

Poole, S. (2004). Trigger happy: Videogames and the entertainment revolution. Arcade Publishing.

Phạm Ngọc Thủy. (2008). Những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường phổ thông (2008). Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học. Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học môn Hóa học. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.

Phạm Thị Thúy. (2003). Lợi ích của phương pháp giảng dạy tích cực. Nhận từ: www.giaoduc.edu.vn/loi-ich-cua-phuong-phap-giang-day-tich-cuc.

Rastegarpour, H., & Marashi, P. (2012). The effect of card games and computer games on learning of chemistry concepts. Procedia - Social and Behavioral Sciences, 31, 597–601. doi:10.1016/j.sbspro.2011.12.111.

Rodríguez, R., Blázquez, M., López, B., Castro, M., San Cristobal, E., & Martín, S. (2014, October). Educational games for improving the teaching-learning process of a CLIL subject: Physics and chemistry in secondary education. In 2014 IEEE Frontiers in Education Conference (FIE) Proceedings (pp. 1-8). IEEE.

Stojanovska, M., & Velevska, B. (2018). Chemistry Games in the Classroom: A Pilot Study. Journal of Research in Science, Mathematics and Technology Education, 1(2), 113-142.

Trần Phương Thảo & Lê Nguyễn Thảo Trang. (2018). Thiết kế bài giảng E-learning theo định hướng STEM hỗ trợ dạy học hóa học 10 THPT. Báo cáo Nghiên cứu khoa học. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.

Trịnh Văn Biều. (2010). Các phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Đại học Sư phạm TP. HCM.

Trương Thị Phương Chi. (2017). Xây dựng và sử dụng E-learning vào dạy học các kiến thức Hạt nhân nguyên tử Vật lí 12 THPT theo mô hình lớp học đảo ngược. Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục. Chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học môn Vật Lý. Trường Đại học Vinh. Nghệ An.

Ulrich Lipp, Đinh Văn Tiến, Nguyễn Thị Minh Phượng & Phạm Thị Thúy. (2013).Cẩm nang phương pháp sư phạm.Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp TP. HCM.

Welsh, M. J. (2003). Organic Functional Group Playing Card Deck. Journal of Chemical Education, 80(4), 426. doi:10.1021/ed080p426.

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH BÀI DẠY THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM LUYỆN TẬP CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH MỤC TIÊU

1. Kiến thức

a. Biết

- HS kể ra được phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.

- HS nêu được H2S có hai tính chất hóa học là tính axit yếu và tính khử mạnh.

- HS nêu được SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

- HS nêu được phương pháp, nguyên liệu và viết được phương trình điều chế SO2 trong PTN và trong công nghiệp.

- HS nêu được H2SO4 có tính háo nước và viết được phản ứng minh họa.

- HS nêu được cách thức pha loãng H2SO4 đặc.

- HS trình bày được tính chất hóa học của axit sunfuric loãng (đổi màu quỳ tím,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế bộ mẫu trò chơi sử dụng cho bảng tương tác hỗ trợ dạy học hóa học ở trường phổ thông (Trang 69 - 110)