Bộ mẫu thiết kế bằng ActivInspire

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế bộ mẫu trò chơi sử dụng cho bảng tương tác hỗ trợ dạy học hóa học ở trường phổ thông (Trang 52 - 57)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.4.3.Bộ mẫu thiết kế bằng ActivInspire

2.4.3.1. Snakes and Ladders – Lạc vào rừng sâu

Đường dẫn: http://bit.ly/2vrDwy8

Mô tả bối cảnh: Trong trò chơi, các HS được hóa thân thành các nhà hóa học, đi phiêu lưu qua một khu rừng. Ở đó, có rất nhiều các thử thách mà các nhà hóa học phải vượt qua để tìm ra chân lí của hóa học.

Luật chơi:

Chia lớp thành bốn đội chơi. Mỗi đội chơi lần lượt đổ xúc xắc, di chuyển quân cờ đến ô tương ứng với số điểm trên xúc xắc và thực hiện thử thách tại ô số đó.

Có 3 loại thử thách:

+ Ô màu đỏ là câu hỏi trả lời ngắn, đội đổ xúc xắc được lên bảng viết trực tiếp câu trả lời (bằng công cụ bút trên phần mềm ActivInspire) trong 1 phút (vừa thảo luận vừa viết đáp án). Trong thời gian đó, các đội còn lại viết đáp án vào bảng con. Sau khi hết 1 phút, GV kiểm tra câu trả lời trên bảng tương tác. Nếu đúng đội được +10 điểm. Nếu sai, cơ hội dành cho các đội chơi ở phía dưới. Đội chơi nào giơ bảng con lên trước và có đáp án đúng sẽ được

+10 điểm và đồng thời đội chủ nhân của câu hỏi sẽ bị -5 điểm.

+ Ô màu xanh là câu hỏi mệnh đề “nếu…”. Đối với loại câu hỏi này, tất cả các đội sẽ tham gia trả lời cho mệnh đề “thì…” vào bảng con. Sau khi thời gian suy nghĩ kết thúc các đội sẽ cùng giơ bảng con. GV sẽ nhận xét và quyết định cộng điểm hay không cộng điểm cho từng đội. Mỗi mệnh đề đúng đội chơi được +10 điểm, sai bị -5 điểm.

+ Ô màu vàng là ô thách thức. Khi đi vào ô màu vàng, đội chơi phải lật một lá bài thử thách ở góc phải bên dưới màn hình và thực hiện theo yêu cầu ghi trên đó.

Trong quá trình di chuyển, các đội còn có thể đi vào ô có thang hoặc vào đầu của những chú rắn. Nếu di chuyển vào ô có thang, quân cờ của đội sẽ được “leo thang” đến ô cao hơn. Còn nếu di chuyển vào đầu của những chú rắn, đội chơi sẽ bị “tuột về” ô thấp hơn.

Thời điểm tổ chức: Các tiết ôn tập, luyện tập.

Hình 2.12. Một số hình ảnh từ bộ mẫu trò chơi “Snakes and Ladders - Lạc Vào Rừng Sâu”

2.4.3.2. Cho bạn hay cho ai?

Đường dẫn: http://bit.ly/2DCRyS5

Mô tả bối cảnh: Các thành viên trong đội phải có chiến thuật đúng đắn: trả lời câu hỏi nào và “nhường” câu hỏi nào cho đội bạn. Đồng thời, hai thành viên tham gia vòng “Đoán ý đồng đội” phải thật nhạy bén và phán đoán nhanh để có thể giành chiến thắng cho đội mình.

Luật chơi:

Chia lớp thành bốn đội chơi. Mỗi đội chơi lần lượt chọn lọ hóa chất cho đội mình. Trò chơi có hai vòng chơi riêng biệt.

Vòng 1: Lọ hóa chất số 1 đến lọ hóa chất số 8

Các đội chơi lần lượt chọn lọ hóa chất cho đội mình. Sau mỗi lọ hóa chất là một câu hỏi. Sau khi câu hỏi hiện lên, GV hỏi đội chơi “cho bạn hay cho ai?”. Đội chơi sẽ trả lời “cho tôi” nếu như tự tin mình sẽ trả lời câu hỏi đó; hoặc trả lời “cho đội số…” nếu như không tự tin về đáp án của mình. Đội bị chuyển câu hỏi đến, bắt buộc phải trả lời câu hỏi đó. Đội chơi cuối cùng nhận nhiệm vụ trả lời câu hỏi gọi là đội chơi chính trong câu hỏi đó.

Trong thời gian suy nghĩ, đội chơi chính thảo luận, các đội còn lại viết đáp án lên bảng nhóm. Sau khi có tín hiệu hết thời gian, đội chơi chính viết đáp án của mình trực tiếp lên bảng tương tác. Nếu trả lời đúng, đội chơi chính được +20 điểm, nếu trả lời sai, đội chơi chính bị -5 điểm. Các đội chơi còn lại bên dưới, đội nào trả lời đúng được +10 điểm.

Trò chơi cứ diễn ra như vậy cho đến hết 8 lọ hóa chất đầu tiên.

Vòng 2: Lọ hóa chất số 9 đến lọ hóa chất số 12

Vòng 2 là một vòng chơi độc lập cho từng đội. Mỗi đội sẽ có riêng một câu hỏi trong vòng này.

Ở vòng này, mỗi đội cử hai thành viên để tham gia trò chơi. 01 “người hỏi” (bị bịt mắt), 01 “người đáp”.

Sau khi “người hỏi” bị bịt mắt, tên của một chất sẽ hiện ra trên màn hình. “Người hỏi” có nhiệm vụ đưa ra các câu hỏi đóng liên quan đến chất mà mình phải đoán. “Người đáp”chỉ được quyền trả lời “đúng” hoặc “sai”; “có” hoặc “không”.

Trong vòng 1 phút, hai thành viên vừa hỏi – đáp, vừa đoán câu trả lời đáp án bất cứ lúc nào. Đội chơi được +20 điểm khi đưa ra đáp án chính xác. Nếu sau 1 phút thành viên bị bịt mắt chưa đoán ra đáp án, thì đội chơi mất quyền trả lời.

Thời điểm tổ chức: các tiết ôn tập, luyện tập; kiểm tra kiến thức cũ; củng cố kiến thức mới.

2.4.3.3. Carbon muôn màu

Đường dẫn: http://bit.ly/2GQ2BsX

Mô tả bối cảnh: Cấu trúc phân tử của một số hợp chất hữu cơ đã bị đánh cắp, làm cho thế giới hóa hữu cơ bị đảo lộn. Các bạn HS hãy hỗ trợ sắp xếp lại thế giới này bằng cách trả lời các câu hỏi và sắp xếp các hợp chất hữu cơ về đúng với tính chất của nó nhé.

Luật chơi tóm tắt:

Vòng 1: Từ câu 1 đến câu 4

Ở vòng này, các câu hỏi được trả lời dưới hình thức tự luận ngắn. Các đội thay phiên nhau chọn câu hỏi cho đội mình. Đội chọn câu hỏi ở mỗi lượt gọi là đội chơi chính. Khi mỗi câu hỏi được mở ra, đội chơi chính được trả lời trực tiếp trên bảng tương tác. Các đội còn lại trả lời lên bảng con. Nếu đội chơi chính trả lời đúng, đội sẽ được +10 điểm. Nếu đội chơi chính trả lời sai, đội sẽ bị -5 điểm cho mỗi đáp án đúng bên dưới, đồng thời, mỗi đội chơi còn lại trả lời đúng được +5 điểm.

Vòng 2: Từ câu 5 đến câu 8

Ở vòng này, các đội phải tìm ra lỗi sai trong một câu nhận định. Các đội thay phiên nhau chọn câu hỏi cho đội mình. Khi mỗi câu hỏi được mở ra, đội chơi chính được trả lời trực tiếp trên bảng tương tác, bằng cách gạch dưới phần bị sai. Các đội còn lại trả lời lên bảng con. Nếu đội chơi chính trả lời đúng, đội sẽ được +10 điểm. Nếu đội chơi chính trả lời sai, đội sẽ bị -5 điểm

cho mỗi đáp án đúng bên dưới, đồng thời, mỗi đội chơi còn lại trả lời đúng được +5 điểm.

Vòng 3: Từ câu 9 đến câu 12

Ở vòng này, các đội phải ghép hợp chất hữu cơ tương ứng với tính chất của đề bài cho. Các đội trả lời độc lập với nhau. Đội chơi chọn câu hỏi cho đội mình. Khi mỗi câu hỏi được mở ra, đội chơi trả lời trực tiếp trên bảng

tương tác, bằng cách kéo các công thức đến vị trí đúng của nó. Nếu trả lời đúng, đội sẽ được +10 điểm cho mỗi vi trí đúng. Nếu trả lời sai, đội sẽ bị -5 điểm cho mỗi vi trí sai.

Thời điểm tổ chức: các tiết ôn tập, luyện tập; kiểm tra kiến thức cũ; củng cố kiến thức mới.

Hình 2.14. Một số hình ảnh từ bộ mẫu trò chơi “Carbon muôn màu”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế bộ mẫu trò chơi sử dụng cho bảng tương tác hỗ trợ dạy học hóa học ở trường phổ thông (Trang 52 - 57)