Thực trạng nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường (Trang 54)

dạy học các môn khoa học tự nhiên của giáo viên

Thực trạng QL ứng dụng CNTT trong dạy học các môn KHTN ở trường có cấp THCS được khảo sát thông qua ý kiến của CBQL, GV thể hiện kết quả theo từng nội dung trong các bảng bên dưới.

Bảng 2.3. Đánh giá mức độ thực hiện của CBQL, GV về QL nâng cao nhận thức ứng dụng CNTT trong dạy học cho GV

STT Nội dung

CBQL Giáo viên

TB ĐLC Thứ bậc TB ĐLC Thứ

bậc

1 Phổ biến các chủ trương của

Đảng về ứng dụng CNTT 2,93 0,33 3 2,88 0,25 3 2 Phổ biến các văn bản chỉ đạo

về ứng dụng CNTT các cấp 2,91 0,34 2 2,87 0,29 2 3 Tổ chức các cuộc hội thảo về

ứng dụng CNTT 2,83 0,44 1 2,70 0,46 1

Trung bình 2,89 2,82

Trung bình chung 2,86

CBQL, GV về QL nâng cao nhận thức ứng dụng CNTT trong dạy học cho GV ở mức thường xuyên (2,70 ≤ TB ≤ 2,93). Thứ bậc được xếp theo thứ tự từ cao tới thấp lần lượt theo từng nhóm là:

CBQL: Phổ biến các chủ trương của Đảng về ứng dụng CNTT mức độ thực hiện thường xuyên với TB=2,93; Phổ biến các văn bản chỉ đạo về ứng dụng CNTT của Sở giáo dục, Bộ giáo dục mức độ thực hiện thường xuyên với TB=2,91; Tổ chức các cuộc hội thảo về ứng dụng CNTT mức độ thực hiện thường xuyên với TB=2,83. Trung bình mức độ thực hiện của CBQL về QL nâng cao nhận thức ứng dụng CNTT trong dạy học cho GV là thường xuyên với TB=2,89.

Giáo viên: Phổ biến các chủ trương của Đảng về ứng dụng CNTT mức độ thực hiện thường xuyên với TB=2,88; Phổ biến các văn bản chỉ đạo về ứng dụng CNTT của Sở giáo dục, Bộ giáo dục mức độ thực hiện thường xuyên với TB=2,87; Tổ chức các cuộc hội thảo về ứng dụng CNTT mức độ thực hiện thường xuyên với TB=2,70. Trung bình mức độ thực hiện của GV về QL nâng cao nhận thức ứng dụng CNTT trong dạy học cho GV là thường xuyên với TB=2,82.

Trung bình chung mức độ thực hiện của CBQL, GV về QL nâng cao nhận thức ứng dụng CNTT trong dạy học cho GV là thường xuyên với TB=2,86.

Qua khảo sát, người nghiên cứu thấy được rằng công tác QL nâng cao nhận thức ứng dụng CNTT trong dạy học được quan tâm và thực hiện rất tốt. CBQL, GV nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học.

2.3.2. Thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện ở trường trung học cơ sở

hàng đầu”, Nhà nước đã từng bước tăng ngân sách đầu tư cho giáo dục. Một loạt các nhà trường được đầu tư xây mới hoặc sửa sang nâng cấp theo tiêu chuẩn, các trang thiết bị cho các nhà trường cũng được quan tâm đầu tư khá đồng bộ nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực ngày càng cao của xã hội.

Theo số liệu thu thập bảng 2.1 thì có các trường TH&THCS Trường Bình, THCS Nguyễn Thị Bảy, THCS Nguyễn An Ninh, THCS Long Hậu, THCS Trương Văn Bang, TH&THCS Phước Vĩnh Tây là không có phòng đa phương tiện. Các trường được đầu tư số lượng phòng Tin học, bảng tương tác, máy chiếu và máy vi tính tùy vào quy mô HS ở từng trường. QL như thế nào đối với các trang thiết bị đã được cung cấp, tài sản đã được xây dựng để tránh thất thoát, hỏng hóc, lãng phí hay sử dụng sai mục đích ở các nhà trường đóng vai trò rất quan trọng.

2.3.3. Trình độ, năng lực về công nghệ thông tin của cán bộ quản lí, giáo viên dạy các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở giáo viên dạy các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở

Trong những năm gần đây, Phòng Giáo dục Cần Giuộc rất quan tâm đến trình độ CNTT của CBQL, GV trên địa bàn huyện nhằm để đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Phòng Giáo dục đã có rất nhiều kế hoạch về công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng CNTT, tập huấn kỹ năng sử dụng các phần mềm mới,… cho CBQL, GV theo bộ môn. Kết quả khảo sát hoạt động tự đánh giá về trình độ, năng lực về CNTT của CBQL, GV như bảng 2.4.

Thang đo trong phiếu khảo sát quy định như sau: - Từ 3,26 đến 4,00: Tốt

- Từ 2,51 đến 3,25: Khá

- Từ 1,76 đến 2,50: Trung bình - Từ 1,00 đến 1,75: Yếu

Bảng 2.4.Tự đánh giá trình độ, năng lực về CNTT của CBQL, GV

STT Nội dung TB ĐLC Thứ bậc

1 Kiến thức và khả năng cập nhật kiến thức về CNTT 2,85 0,68 3 2 Kỹ năng sử dụng máy vi tính 3,35 0,58 7 3 Kỹ năng khai thác và sử dụng Internet 3,31 0,64 6 4 Kỹ năng thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử 3,27 0,66 5 5 Kỹ năng sử dụng phần mềm dạy học 2,65 0,79 2 6 Kỹ năng sử dụng các thiết bị CNTT 3,05 0,77 4 7 Kỹ năng sử dụng phòng đa phương tiện 2,62 0,88 1 Theo bảng 2.4 người nghiên cứu thấy CBQL, GV tự đánh giá về trình độ, năng lực CNTT ở mức độ khá & tốt (2,62 ≤ TB ≤ 3,35). Thứ bậc được xếp theo thứ tự từ cao tới thấp lần lượt là: Kỹ năng sử dụng máy vi tính đánh giá tự đánh giá mức tốt với TB=3,35; Kỹ năng khai thác và sử dụng Internet tự đánh giá mức tốt với TB=3,31; Kỹ năng thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử đánh giá tử mức tốt với TB=3,27; Kỹ năng sử dụng các thiết bị CNTT tự đánh giá mức khá với TB=3,05; Kiến thức và khả năng cập nhật kiến thức về CNTT tự đánh giá mức khá với TB=2,85; Kỹ năng sử dụng phần mềm dạy học tự đánh giá mức khá với TB=2,65; Kỹ năng sử dụng phòng đa phương tiện tự đánh giá mức khá với TB=2,62.

Đáng chú ý ở đây là kỹ năng sử dụng phần mềm dạy học và kỹ năng sử dụng phòng đa phương tiện hỗ trợ công tác giảng dạy nằm ở hai thứ bậc thấp nhất. Qua phỏng vấn CBQL-GV-01 thì kết quả thu được thống nhất lí do là: (1) Một số trường chưa có phòng đa phương tiện. Theo nghiên cứu hồ sơ thì có các trường TH&THCS Trường Bình, THCS Nguyễn Thị Bảy, THCS Nguyễn An Ninh, THCS Long Hậu, THCS Trương Văn Bang, TH&THCS Phước Vĩnh Tây là không có phòng đa phương tiện. (2) Đối với các trường có phòng đa phương tiện thì GV các môn KHTN ít khi sử dụng phòng đa

phương tiện trong hoạt động dạy học của mình. Điều này giải thích tại sao có sự phân cực trong câu trả lời của người tham gia khảo sát về nội dung kỹ năng sử dụng phòng đa phương tiên (trường chưa có phòng đa phương tiện sẽ trả lời không sử dụng, trường có phòng đa phương tiện thì sẽ có ý kiến là có sử dụng hoặc không sử dụng tuỳ thuộc vào mức động thường xuyên của bản thân hoặc của đơn vị khảo sát).

2.3.4. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy các môn khoa học tự nhiên của giáo viên

Hiện nay, trong số 14 trường có cấp THCS trên địa bàn huyện Cần Giuộc thì đã được trang bị phòng máy vi tính, các thiết bị dạy học hiện đại, được kết nối Internet. Đội ngũ GV các trường có cấp THCS đều có năng lực chuyên môn tốt và nhiệt tình trong công tác. Trình độ, năng lực CNTT của GV phần lớn cũng ở mức độ khá, tốt. Thực trạng ứng dụng CNTT trong giảng dạy của GV ở trường có cấp THCS được khảo sát thông qua ý kiến của CBQL, GV thể hiện kết quả theo từng nôi dung trong các bảng bên dưới:

Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, GV về hoạt động ứng dụng CNTT trong giảng dạy

STT Nội dung TB ĐLC Thứ bậc

1 Tìm kiếm khai thác và lưu trữ tài liệu 2,82 0,38 6 2 Sử dụng phần mềm thiết kế kế hoạch dạy học 2,93 0,26 7 3 Sử dụng phần mềm thiết kế bài giảng 2,65 0,48 5 4 Sử dụng phần mềm hỗ trợ giảng dạy 2,25 0,54 3 5 Sử dụng các phần mềm QL lớp học 1,20 0,43 1 6 Thiết kế các bài giảng E-learning 2,29 0,70 4 7 Sử dụng các phần mềm trong kiểm tra đánh

giá kết quả học tập của HS. 1,22 0,51 2 Theo bảng 2.5 người nghiên cứu thấy đánh giá của CBQL, GV về hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở cả 3 mức độ không thực hiện, thỉnh

thoảng và thường xuyên (1,20 ≤ TB ≤ 2,93). Thứ bậc được xếp theo thứ tự từ cao tới thấp lần lượt là: Sử dụng phần mềm thiết kế kế hoạch dạy học đánh giá mức độ thường xuyên với TB=2,93; Tìm kiếm khai thác và lưu trữ tài liệu đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên với TB=2,82; Sử dụng phần mềm thiết kế bài giảng đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên với TB=2,65; Tạo các bài giảng E-learning theo từng bộ môn đánh giá mức độ thực hiện thỉnh thoảng với TB=2,29; Sử dụng các phần mềm hỗ trợ giảng dạy đánh giá mức độ thực hiện thỉnh thoảng TB=2,25; Sử dụng các phần mềm trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS đánh giá mức thực hiện là không thực hiện với TB=1,22; Sử dụng các phần mềm QL lớp học đánh giá mức độ không thực hiện với TB=1,20;

Việc tạo các bài giảng E-learning, sử dụng các phần mềm hỗ trợ giảng dạy được đánh giá ở mức độ thỉnh thoảng. Qua trao đổi với CBQL, GV tôi thấy được rằng tạo các bài giảng E-learning theo từng bộ môn được đánh giá ở mức độ thỉnh thoảng là do hằng năm Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục tổ chức kỳ thi thiết kế giáo án E-learning. Tại các trường, GV chỉ soạn giáo án E- learning theo bộ môn mình giảng dạy để tham gia dự thi. Các phần mềm hỗ trợ giảng dạy chủ yếu là viết bằng tiếng Anh mà trình độ ngoại ngữ của GV còn rất hạn chế. Do đó, các phần mềm chưa được giáo viên sử dụng nhiều.

Sử dụng các phần mềm trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, sinh hoạt tổ chuyên môn trực tuyến, xây dựng kho học liệu mở dùng chung được đánh giá là không thực hiện. Qua tìm hiểu CBQL, GV được biết: Về việc sử dụng các phần mềm kiểm tra đánh giá như trên phần thực trạng đã phỏng vấn được biết do một số trường không có phòng đa phương tiện hoặc nếu có thì GV các môn KHTN cũng ít sử dụng dẫn đến không có ứng dụng các phần mềm.

2.3.5. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong học của học sinh

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành phát phiếu khảo sát cho các em HS ở 14 trường có cấp THCS trong huyện với tổng 200 phiếu. Bên cạnh đó, tôi tiến hành dự giờ quan sát 5 tiết dạy có ứng dụng CNTT (2 Lý, 1 Hóa, 2 Sinh) kèm theo nghiên cứu hồ sơ của GV.

Bảng 2.6. Ứng dụng CNTT trong học các môn KHTN trên lớp

STT Nội dung TB ĐLC Thứ bậc

1 Học tiết có ứng dụng CNTT 2,64 0,50 4 2 Học ở phòng đa phương tiện 1,85 0,65 3 3 Làm việc nhóm trên phần mềm QL lớp học 1,09 0,33 1 4 Kiểm tra bằng phần mềm trên máy tính 1,19 0,43 2

Theo bảng 2.6 người nghiên cứu thấy ứng dụng CNTT trong học các môn KHTN trên lớp được thực hiện ở cả 3 mức không thực hiện, thỉnh thoảng và thường xuyên (1,09 ≤ TB ≤ 2,64). Thứ bậc được xếp theo thứ tự từ cao tới thấp lần lượt là: Học tiết CNTT mức độ thực hiện là thường xuyên với TB=2,64; Học trong phòng đa phương tiện mức độ thực hiện thỉnh thoảng với TB=1,85; Kiểm tra bằng các phần mềm trên máy tính mức độ không thực hiện với TB=1,19; Làm việc nhóm trên các phần mềm QL lớp học mức độ không thực hiện với TB=1,09.

Kết quả thu được từ việc quan sát thực tế 5 tiết dạy ứng dụng CNTT là việc học của HS chỉ là nghe, ghi chép và trả lời câu hỏi của GV. Bên cạnh đó sẽ có một hoặc hai nội dung các em được thảo luận, giải quyết vấn đề và trình bày với GV không sử dụng phần mềm QL lớp học. Việc kiểm tra đánh giá HS, các đề kiểm tra được soạn và lưu trên máy tính. Khi kiểm tra, GV sẽ in ra duyệt đề photo cho HS làm trên giấy trong lớp không sử dụng phần mềm kiểm tra, đánh giá. Bên cạnh đó, các em rất ít được học phòng đa phương tiện có 2 nguyên nhân: (1) do không có phòng đa phương tiện, (2) các môn KHTN

cũng ít khi dạy. Chính vì lý do trên, hoạt động nhóm trên phần mềm QL lớp và kiểm tra bằng phần mềm trên máy tính không có.

Bảng 2.7. Ứng dụng CNTT trong học các môn KHTN ngoài giờ trên lớp

STT Nội dung TB ĐLC Thứ bậc

1 Tìm kiếm thông tin trên Internet 2,64 0,63 3 2 Tự học trực tuyến một nội dung nào đó 1,46 0,56 2 3 Sử dụng phần mềm để tự kiểm tra kiến thức 1,35 0,57 1

Theo bảng 2.7 người nghiên cứu thấy ứng dụng CNTT trong học các môn KHTN trên lớp được thực hiện ở cả 2 mức không thực hiện và thường xuyên (1,35 ≤ TB ≤ 2,64). Thứ bậc được xếp theo thứ tự từ cao tới thấp lần lượt là: Tìm kiếm thông tin trên Internet mức độ thực hiện là thường xuyên TB=2,64; Tự học trực tuyến một nội dung nào đó mức độ không thực hiện TB=1,46; Sử dụng phần mềm để tự kiểm tra kiến thức mực độ thực hiện là không thực hiện với TB=1,35.

Hiện nay riêng với cấp THCS, HS đã được học bộ môn Tin học từ lớp 6. Chính vì thế các em đã được GV hướng dẫn tự tìm kiếm thông tin phục vụ nhu cầu hiểu biết của bản thân. Tuy nhiên, qua trao đổi CBQL-GV-03 người nghiên cứu được biết khi các em sử dụng Internet tại nhà hay các điểm truy cập Internet lại thiếu sự giám sát của thầy/cô và ba mẹ. Khi làm việc với máy vi tính, HS chủ yếu chỉ vui chơi, giải trí hay trò chuyện cùng bạn bè. Các em không biết sử dụng các phần mềm để tự kiểm tra đánh giá hay ý thực tự giác học trực tuyến.

2.3.6. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hợp tác chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp hỗ trợ đồng nghiệp

Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, GV về ứng dụng CNTT trong hợp tác chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp

STT Nội dung TB ĐLC Thứ bậc

1 Xây dựng kho học liệu mở dùng chung 1,07 0,33 1 2 Sinh hoạt tổ chuyên môn trực tuyến 1,08 0,30 2 3 Sử dụng E-mail để trao đổi thông tin 2,94 0,24 4 4 Sử dụng thiết bị di động thông minh: nhóm

Zalo, Facebook để trao đổi thông tin 2,87 0,34 3 Theo bảng 2.8 người nghiên cứu thấy đánh giá của CBQL, GV về hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở cả 2 mức độ không thực hiện và thường xuyên (1,07 ≤ TB ≤ 2,94). Thứ bậc được xếp theo thứ tự từ cao tới thấp lần lượt là: Sử dụng mail để trao đổi thông tin đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên với TB=2,94; Sử dụng thiết bị di động thông minh: nhóm Zalo, Facebook để trao đổi thông tin đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên với TB=2,87; Sinh hoạt tổ chuyên môn trực tuyến đánh giá mức độ không thực hiện với TB=1,08; Xây dựng kho học liệu mở dùng chung đánh giá mức độ không thực hiện với TB=1,07.

Qua trao đổi với CBQL-GV-02 tôi thấy được rằng: Sinh hoạt chuyên môn trực tuyến, xây dựng kho học liệu dùng chung mặc dù có chủ trương của Bộ Giáo dục và Sở Giáo dục nhưng nhìn chung chưa có phần mềm phục vụ tốt nên hầu như các trường không thực hiện.

2.4. Thực trạng quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở huyện Cần dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở huyện Cần Giuộc

Thực trạng QL ứng dụng CNTT trong dạy học các môn KHTN ở trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)