Biện pháp 2: Quản lí đầu tư, bảo quản, khai thác, sử dụng cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường (Trang 100 - 103)

vật chất, thiết bị hiện đại để đảm bảo cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở

a. Mục tiêu biện pháp

Xây dựng hệ thống CSVC, TBDH hiện đại là điều kiện cơ bản để thực hiện việc ứng dụng CNTT trong dạy học, từ đó giúp Hiệu trưởng có thể thực hiện tốt công tác QL, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

Bên cạnh đó, có một phòng học đa phương tiện ở trường THCS trên địa bàn huyện Cần Giuộc là không phải dễ, trừ khi được cấp về. Nhưng khi đã có phòng đa phương tiện, thì CBQL phải tiến hành QL bảo quản và sử dụng sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Phòng đa phương tiện sẽ phục vụ tốt cho nhu cầu ứng dụng CNTT vào trong dạy học của GV giúp hoạt động dạy học trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn.

b. Nội dung và cách thực hiện

 CSVC, TBDH hiện đại

- Xây dựng kế hoạch: Đầu năm, dựa vào điều kiện cụ thể của từng trường Hiệu trưởng tiến hành lập các kế hoạch cần thiết.

+ GV xây dựng kế hoạch sử dụng và bảo quản CSVC, TBDH hiện đại theo từng bộ môn của mình. TTCM tổng hợp và báo cáo cho Hiệu trưởng để bổ sung vào kế hoạch năm học của nhà trường. Trong kế hoạch phải có quy định về bảo quản và sử dụng; quy chế kiểm tra đánh giá thường xuyên.

+ Xây dựng kế hoạch sửa chữa và mua sắm CSVC, TBDH bị xuống cấp. Kế hoạch có thời gian cụ thể và nguồn kinh phí thực hiện.

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện:

Hiệu trưởng chỉ đạo việc kiểm tra, phân loại đánh giá toàn bộ CSVC và TBDH hiện đại nhà trường đang có.

+ Phân loại và sắp xếp CSVC, TBDH còn sử dụng được, cần sửa chữa hoặc mua mới.

+ Nhân viên thiết bị nhập các thiết bị mới mua vào phần mềm. Nhận báo cáo kiểm tra đầu năm để cập nhật vào phần mềm thiết bị nào hỏng và thiết bị nào còn dùng được.

+ GV bộ môn lên kế hoạch sử dụng CSVC, đồ dùng dạy học của bộ môn mình giảng dạy trong 1 học kỳ vào sổ gửi cho nhân viên thiết bị. Đồng thời, mỗi GV sẽ có 1 tài khoản trên phần mềm QL TBDH tại trường để kiểm tra và mượn các thiết bị khi cần.

+ Lịch hoạt động phòng đa phương tiện, phòng nghe nhìn, phòng máy vi tính phải được sắp xếp một cách khoa học, hợp lý.

+ Nhân viên phụ trách phòng thiết bị tiến hành vệ sinh phòng thiết bị 2 lần/1 tuần.

+ Nhân viên phụ trách lập kế hoạch bảo quản CSVC, TBDH hiện đại. Trong kế hoạch phải nêu rõ: Che phủ, chống ẩm mốc như thế nào; đề phòng hỏa hoạn cần gì; đề phòng côn trùng phá hoại như thế nào.

Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện mua sắm phải huy động từ nhiều nguồn lực khác nhau: nguồn kinh phí ngân sách hoặc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục.

- Kiểm tra, đánh giá: Hiệu trưởng xây dựng nội quy cụ thể cho từng phòng chức năng.

đầu bài để Hiệu trưởng có thể dễ dàng theo dõi tình hình sử dụng phòng của GV. BGH qua các buổi dự giờ, hội giảng bên cạnh đánh giá nội dung cũng có thêm phầm nhận xét và đánh giá khả năng sử dụng các TBDH hiện đại của GV.

Tiến hành hoạt động kiểm kê tài sản định kì 1 năm/2 lần.

Thanh lý các TBDH hư hỏng theo đúng quy định của nhà nước.  Phòng đa phương tiện

Công việc đầu tiên của CBQL là thành lập bộ phận chuyên trách để QL phòng đa phương tiện. Nhiệm vụ của bộ phận này là QL, hướng dẫn, bảo dưỡng các thiết bị. Cụ thể các công việc như sau:

- Lập kế hoạch: Hiệu trưởng lên kế hoạch cho toàn bộ GV tham gia tập huấn sử dụng phòng học đa phương tiện từ đầu năm học. Xây dựng nội quy phòng học đa phương tiện. Bên cạnh đó cũng xây dựng các quy định về trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của từng cá nhân trong việc sử dụng và bảo quản các thiết bị.

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện: Hiệu trưởng chọn GV quản lý phòng học đa phương tiện là một trong các GV Tin học ở trường để có thể hỗ trợ kỹ thuật cho GV bộ môn khác khi sử dụng.

+ Lập Sổ theo dõi phòng đa phương tiện. Trong Sổ theo dõi có: tiết, bài dạy, GV dạy, tình hình các thiết bị trước, sau tiết dạy và kí nhận của GV.

+ Tạo điều kiện cho GV QL phòng đa phương tiện tham gia các lớp bồi dưỡng để có thể hiểu biết về tính năng và tác dụng của phòng đa phương tiện nhằm thuận lợi cho hoạt động bảo quản.

+ Tổ chức các buổi tập huấn cho tất cả GV trong trường về những tính năng và phần mềm cần sử dụng.

+ Cán bộ QL phòng đa phương tiện vệ sinh, kiểm tra và báo cáo tình hình các thiết bị cho Hiệu trưởng 1 lần/1 tháng.

tiết dạy của GV ở phòng đa phương tiện. Nếu kết quả tốt thì có thể tiến hành khen thưởng hoặc tuyên dương ở Hội đồng sư phạm, ngược lại kết quả không tốt phải tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các biện pháp để khắc phục. Tổ trưởng tổ ứng dụng CNTT kiểm tra Sổ theo dõi phòng đa phương tiện và báo cáo cho Hiệu trưởng về tình hình sử dụng và các thiết bị trong phòng định kỳ theo tháng. Từ đó, Hiệu trưởng lên kế hoạch mua sắm, tu sửa kịp thời phục vụ cho dạy học.

c. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Để thực hiện biện pháp này cần có các điều kiện sau:

- Hiệu trưởng cần cập nhật và theo dõi thường xuyên tình trạng của các thiết bị.

- Cần sự quan tâm của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cấp lãnh đạo để có kinh phí để đầu tư CSVC, TBDH hiện đại.

- Tăng cường hoạt động xã hội hóa giáo dục.

- BGH cần có kỹ năng sử dụng phòng đa phương tiện và kiến thức CNTT nhất định.

- Cần xây dựng bộ tiêu chuẩn, tiêu chí làm thước đo mức độ khả năng tiếp thu của HS khi học ở phòng đa phương tiện.

- Phải có các quy định cụ thể về khen thưởng đối với cá nhân thực hiện tốt và xử phạt đối với các cá nhân không thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)