Biện pháp 3: Quản lí xây dựng và phát triển kho học liệu điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường (Trang 103 - 105)

đẩy mạnh các hoạt động dạy học trực tuyến E-learning

a. Mục tiêu biện pháp

Hiện nay, trước những biến đổi của khoa học công nghệ, nhu cầu học tập có sự hỗ trợ CNTT ngày càng cao. Chính vì vậy, việc xây dựng kho học liệu điện tử dùng chung cho GV, HS là một giải pháp thiết thực phục vụ công tác giảng dạy, đáp ứng yêu cầu dạy và học tại trường.

Kho học liệu điện tử cung cấp tài nguyên giảng dạy cho GV và tài liệu học tập cho HS bất cứ nơi đâu, không phụ thuộc không gian hay thời gian. Bên cạnh đó, nguồn thông tin trên kho học liệu điện tử phải chính xác, kịp thời trước sự bùng nổ thông tin toàn cầu.

b. Nội dung và cách thực hiện

Việc xây dựng kho học liệu điện tử đến nay còn gặp rất nhiều khó khăn về: tài chính, công nghệ và con người. Các Website phục vụ cho giáo dục hiện nay dung lượng thường không lớn dẫn đến khi lưu trữ nhiều dữ liệu sẽ quá tải và không sử dụng được. Để khắc phục được việc này, Hiệu trưởng có thể liên hệ trực tiếp với một số nhà cung cấp dịch vụ uy tín để trao đổi. Bên cạnh đó, để xây dựng và phát triển được kho học liệu điện tử dùng chung cho cả trường, Hiệu trường cần phải thực hiện các hoạt động:

- Lập kế hoạch: Hằng năm, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch đầu tư về tài chánh, công nghệ, nhân lực trong kế hoạch chung của trường để phát triển kho học liệu điện tử.

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện: Đầu tư CSVC phục vụ cho việc khai thác, sử dụng kho học liệu điện tử như là các phòng máy và đặc biệt là xây dựng đầu tư các phòng đọc điện tử ở thư viện.

Tạo điều kiện cho GV tham gia các lớp bồi dưỡng, xây dựng và phát triển kho học liệu điện tử. Mỗi GV tại trường cần nắm vững các bước để xây dựng tài liệu số:

+ Xác định mục tiêu chương trình, bộ môn. + Thiết kế kế hoạch giảng dạy.

+ Lựa chọn phần mềm và tư liệu cần thiết để tạo tài liệu số. + Xin ý kiến của TTCM, BGH.

+ Hoàn chỉnh và tải lên Web.

tài liệu số đảm bảo tính chính xác, tuân thủ pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ. Hiệu trưởng cần phải phân công tổ ứng dụng CNTT phối hợp với nhân viên chuyên trách thư viện tiến hành số hóa các tài liệu mà trường hiện đang có trong thư viện. Ngoài ra, GV có thể xây dựng kho học liệu cho từng bộ môn theo hướng dẫn của CBQL, tổ chuyên môn.

Đội ngũ quản trị viên phải có trình độ CNTT nhất định. Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng quản lý và chia sẻ tài liệu trên môi trường số.

- Kiểm tra, đánh giá: TTCM phân công nhóm trưởng chuyên môn kiểm tra tình hình cập nhật kho học liệu điện tử dùng chung của các thành viên trong nhóm, sau đó báo cáo cho tổ chuyên môn vào cuối học kỳ.

Hiệu trưởng sẽ đăng nhập vào Web và kiểm tra hàng tháng. Từ đó, sẽ khen thưởng kịp thời những tổ chuyên môn thực hiện tốt và tìm ra nguyên nhân những tổ chưa tốt để tiến hành điều chỉnh hoặc xử lý.

c. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Để thực hiện biện pháp này cần có các điều kiện sau:

- Nhà trường có nguồn kinh phí đảm bảo phục vụ cho đầu tư cơ sở hạ tầng và kỹ thuật.

- CBQL, GV có nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của kho học liệu. - CBQL quan tâm chú ý bảo quản, khai thác và bản quyền tác giả cho các tài liệu số trường mình đang sử dụng.

- Quản trị viên của kho học liệu phải có trình độ chuyên môn, nhiệt tình, trách nhiệm và có tinh thần cầu tiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)