Biện pháp 4: Đẩy mạnh quản lí ứng dụng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường (Trang 105 - 111)

trong học tập của HS

a. Mục tiêu biện pháp

các kỹ năng đã có, đồng thời học tập nhiều kỹ năng mới và tìm ra những cách thức để học tập nhanh và hiệu quả hơn. Khối lượng kiến thức mà HS phải tiếp nhận ngày càng lớn, việc học không chỉ diễn ra tại nhà trường mà còn ở bất cứ nơi đâu và học suốt đời. Trong quá trình học tập, HS tiếp nhận tri thức từ nhiều nguồn khác nhau như: sự hướng dẫn của thầy cô trên lớp, tự học tập từ tài liệu, bạn bè, gia đình,… Việc QL ứng dụng CNTT trong học tập nếu làm tốt sẽ giúp cho HS nâng cao tri thức và tạo hứng thú học tập hơn cho các em. HS có thể tự học và khai thác nguồn tài nguyên phong phú từ các tiện ích CNTT mang lại. Từ đó, hình thành cho các em tư duy độc lập và sáng tạo không phụ thuộc quá nhiều vào GV như trước đây.

b. Nội dung và cách thực hiện

Bên cạnh việc QL hoạt động giảng dạy của GV, Hiệu trưởng cũng xây dựng kế hoạch QL hoạt động ứng dụng CNTT trong học tập của HS, bao gồm: hoạt động học tập trên lớp, hoạt động học tập ngoài giờ trên lớp, HS tự đánh giá.

 Quản lí học tập trên lớp

Để QL học tập của HS trên lớp đã là công việc không phải dễ thì QL ứng dụng CNTT học tập trên lớp của HS lại càng khó hơn. Công việc này đòi hỏi người CBQL phải quan tâm sâu sát và luôn học hỏi những cái mới để lựa chọn phương pháp, hình thức QL cho phù hợp như:

- Lập kế hoạch: Đầu năm học, CBQL và Tổ ứng dụng CNTT sẽ họp, chọn một phần mềm QL lớp học khả thi hiệu quả nhất để triển khai cho toàn trường. Hiệu trưởng lên kế hoạch trong đó có: các quy định về nề nếp lớp học, chính sách khuyến khích, hỗ trợ, biện pháp xử lý những sai phạm trong quá trình thực hiện ứng dụng CNTT trong học tập của HS và phân công công việc cụ thể.

Tổ ứng dụng CNTT triển khai phần mềm QL lớp học trên Hội đồng Sư phạm cho GV toàn trường và cài đặt sẵn trong phòng đa phương tiện của nhà trường (nếu phần mềm cần cài).

GV chủ nhiệm dành ra 15 phút trong tiết sinh hoạt lớp đầu năm để trình bày cho HS biết về những lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong học tập từ đó hình thành cho HS động cơ để ứng dụng CNTT.

GV bộ môn xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong học tập trên lớp của HS, trong kế hoạch cần trình bày rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp,.. cụ thể theo đặc trưng từng bộ môn.

- Kiểm tra, đánh giá:

TTCM kiểm soát toàn bộ tài khoản của GV tổ mình. Tiến hành kiểm tra theo định kỳ 1 tháng/1 lần trên phần mềm các bài tập GV đã giao và tình hình học tập của HS. Đồng thời, kiểm tra chất lượng bộ môn thông qua các bài kiểm tra trong tháng.

Phó Hiệu trưởng chuyên môn sẽ tổng hợp kết quả từ tổ chuyên môn báo cáo lại Hiệu trưởng. Từ đó, Hiệu trưởng có thể kịp thời khen thưởng hay tìm biện pháp để cải tiến chất lượng những bộ môn còn thấp.

 Quản lí học tập trực tuyến

QL học tập trực tuyến có thể hiểu đó là QL hoạt động tự học của HS ngoài giờ học trên lớp tại trường.

- Lập kế hoạch: Hiệu trưởng lập kế hoạch ứng dụng CNTT trong trực tuyến của HS. Trong kế hoạch có:

+ Web phục vụ hoạt động học tập của HS một chuyên mục trong Web trường có các chủ đề cụ thể như: Hướng dẫn việc tự học, hướng dẫn sử dụng các phần mềm học tập cần thiết, làm thế nào để học tốt từng bộ môn,… Mỗi HS sẽ có một tên đăng nhập và mật khẩu, hệ thống sẽ tự ghi nhận lại số lần đăng nhập và tải tài liệu của từng HS.

+ Thư viện số phục vụ hoạt động tìm kiếm thông tin của HS. QL hoạt động trả mượn sách của thư viện và sử dụng máy tính của thư viện phục vụ cho HS thông qua phần mềm.

+ Phát triển kho học liệu điện tử dùng chung cho trường học.

+ Phát triển nhóm học tập trên Facebook theo lớp dưới sự quản lý của GVCN và PHHS.

Các kế hoạch phải có mục tiêu, công việc, phân công thực hiện vào thời gian cụ thể, ai chịu trách nhiệm.

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện:

Để thực hiện việc QL hoạt động học tập trực tuyến của HS, Hiệu trưởng cần thực hiện các phân công công việc, quyền hạn và trách nhiệm một cách hợp lý công việc sau:

+ Tổ ứng dụng CNTT QL Web chuyên mục phục vụ hoạt động học tập của HS, quản lý báo cáo tình hình cập nhật tài liệu của GV, đồng thời trích xuất báo cáo số lần đăng nhập và tải tài liệu của từng lớp báo cho Phó hiệu trưởng định kỳ 2 tháng/1 lần.

+ HS xây dựng dựa vào kế hoạch ứng dụng CNTT trong học tập trên lớp của GV bộ môn để xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động học tập ngoài giờ trên lớp của bản thân mình.

+ GV chuyên trách thư viện sẽ lên kế hoạch mở cửa thư viện thông báo cho HS hàng tuần để phục vụ cho việc tìm kiếm thông tin của HS. Báo cáo tình hình mượn sách và máy tính trong thư viện của HS theo định kỳ 2 tháng/1 lần cho Phó Hiệu trưởng.

+ GV chủ nhiệm tạo 1 nhóm học tập trên Facebook, Zalo cho lớp mình, để có thể trả lời các thắc mắc của HS khi cần hỗ trợ. Trong nhóm, ngoài các thành viên trong lớp còn có GV dạy các bộ môn của lớp và PHHS. GV chủ nhiệm sẽ báo cáo tình hình hoạt động của nhóm vào cuối học kỳ cho Phó

Hiệu trưởng.

+ Phó Hiệu trưởng tổng hợp và báo cáo cho Hiệu trưởng để kịp thời động viên, tạo điều kiện cho GV và HS để đạt hiệu quả học tập cao nhất. Tạo môi trường công tác và học tập thoải mái và thuận lợi nhất. Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra tình hình CSVC, phương tiện kỹ thuật để đảm bảo phục vụ cho hoạt động ngoài giờ trên lớp của HS.

CBQL nhà trường thường xuyên khuyến khích, khen thưởng và động viên GV và HS trong hoạt động này. Đồng thời, CBQL giám sát, uốn nắn và điều chỉnh công việc thực hiện đúng hướng,

- Kiểm tra, đánh giá:

CBQL tiến hành kiểm tra các kế hoạch của GV và HS. Dựa vào các báo cáo và kết quả học tập của HS đánh giá với mục tiêu đề ra xem đã đạt chưa. Từ đó, Hiệu trưởng có kế hoạch khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh để kết quả học tập của HS được nâng cao.

Ngoài ra, CBQL có thể tiến hành khảo sát ý kiến của HS và đối thoại với PHHS để điều chỉnh và xây dựng kế hoạch phù hợp tình hình thực tế tại trường. Phối hợp Đoàn & Đội để theo sát tình hình tự học của HS.

 Đánh giá kết quả học tập của HS

HS có thể xây dựng đôi bạn học tập hoặc nhóm học tập tự quản để có thể học tập, tự kiểm tra cùng nhau ngoài giờ trên lớp tại trường và có thể cùng nhau nghiên cứu một đề tài mà các em yêu thích. Tự đánh giá của HS là khả năng so sánh kết quả với mục tiêu trong kế hoạch học tập ngoài giờ trên lớp của bản thân. Từ đó, HS rút ra những bài học kinh nghiệm. Việc tự đánh giá của HS cần có sự hướng dẫn của GV để các em có thể đánh giá một cách chính xác nhất.

- Lập kế hoạch:

cho TTCM. Trong kế hoạch phải có thời gian kiểm tra cụ thể cho từng bài kiểm tra của từng khối lớp, đồng thời GV cũng nêu rõ hình thức kiểm tra mình dự định làm giấy hoặc ứng dụng CNTT.

+ GV chủ nhiệm cho HS đăng kí đôi bạn và nhóm học tập, nhập vào Excel online để chia sẻ cho GV bộ môn của lớp.

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện:

+ CBQL xây dựng động cơ học tập và tự học tập, đánh giá kết quả một cách chính xác trung thực trong HS. Giúp HS nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của học tập.

+ GV bộ môn ngoài việc kiểm tra truyền thống in đề cho HS làm. Sau đó thống kê kết quả báo cáo trên Excel online cho TTCM. Ngoài ra, trong các phần mềm hỗ trợ giảng dạy có mục kiểm tra đánh giá HS trực tuyến. GV có thể soạn câu hỏi cho HS mình kiểm tra trong phòng đa phương tiện và kết quả sẽ có ngay sau khi HS làm bài.

+ Nhà trường tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao nhân dịp các ngày lễ lồng ghép vào đó là các trò chơi trên phần mềm Powerpoint hay Active Inpire như: Rung chuông vàng, Đường lên đỉnh Olympia,… vừa là hoạt động vui chơi hấp dẫn vừa kiểm tra đánh giá kiến thức học sinh. Qua các trò chơi học sinh có thể tự kiểm tra đánh giá kiến thức bản thân mình, từ đó các em sẽ cố gắng nhiều hơn.

+ Đoàn, Đội phối hợp cùng GV chủ nhiệm tiến hành các hoạt động hỗ trợ việc kiểm tra đánh giá HS qua các phong trào của trường. Thường xuyên tổ chức các chuyên đề giáo dục kỹ năng, hướng dẫn tự học, đánh giá kết quả chống gian lận trong học tập,..

- Kiểm tra, đánh giá:

Phó Hiệu trưởng tổng hợp thống kê chất lượng bộ môn theo lớp của các tổ chuyên môn gửi qua E-mail sau đó báo cáo cho Hiệu trưởng.

QL phòng đa phương tiện sẽ tổng hợp báo cáo cho Hiệu trưởng những GV trong tháng ứng dụng CNTT trong đánh giá kết quả cho HS. Từ báo cáo của QL phòng đa phương tiện và thống kê của Phó Hiệu trưởng, Hiệu trưởng sẽ xem xét khen thưởng những GV có ứng dụng CNTT và đạt kết quả kiểm tra cao.

Ngoài ra, CBQL thông qua nhóm học tập trên Facebook để lấy khảo sát của HS về ứng dụng CNTT trong đánh giá của GV bộ môn trong lớp.

c. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Để thực hiện biện pháp này cần có các điều kiện sau:

- CBQL, GV có nhận thức đúng đắn tầm quan trọng trong việc QL ứng dụng CNTT trong học tập của HS.

- Phải có CSVC đảm bảo cho việc học của HS. - Xây dựng được thư viện số và kho học liệu điện tử.

- Cần xây dựng bộ tiêu chuẩn, tiêu chí làm thước đo mức độ ứng dụng CNTT của HS.

- Phải có các quy định cụ thể về khen thưởng đối với cá nhân thực hiện tốt và xử phạt đối với các cá nhân không thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường (Trang 105 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)