công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên
a. Mục tiêu biện pháp
Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho CBQL và GV ở trường THCS là hoạt động vô cùng quan trọng, giúp cho CBQL có thể QL một cách hiệu quả, GV THCS trên địa bàn huyện Cần Giuộc có thể sử dụng thành thạo máy vi tính và các thiết bị dạy học hiện đại và có các kỹ năng khai thác thông tin trên mạng Internet. Đồng thời, có thể sử dụng một số phần mềm QL lớp và phần mềm dạy học một cách hiệu quả nhất. Từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc QL hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học.
b. Nội dung và cách thực hiện
GV là người trực tiếp thực hiện hoạt động dạy học, cũng là nhân tố rất quan trọng trong ứng dụng CNTT vào dạy học và QL. Việc triển khai ứng dụng CNTT nếu vượt quá năng lực, trình độ CBQL, GV sẽ tạo ra sức ép và quá tải dẫn đến ảnh hưởng chất lượng GD. Muốn thực hiện tốt việc QL hoạt động ứng dụng CNTT thì trước hết CBQL thực hiện tốt được công tác bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho bản thân. Sau đó, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học cho GV.
CBQL kiểm tra và đánh giá lại trình độ CNTT, ứng dụng CNTT trong dạy học của GV. Tổng hợp bảng đăng ký bồi dưỡng và tình hình tự bồi dưỡng của GV trong hè để nắm tình hình thực tế của GV ở trường.
- Lập kế hoạch: Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng dựa vào văn bản chỉ đạo của cấp trên và điều kiện hiện có của nhà trường như: CSVC, tài chính, trình độ CNTT, ứng dụng CNTT trong dạy học của GV. Kế hoạch có nội dung, phương thức, thời gian cụ thể thuận lợi cho GV. CBQL dựa vào hoạt động kiểm tra đánh giá trình độ CNTT của GV mà phân chia thành 2 nhóm bồi dưỡng khác nhau:
Nhóm thứ nhất, tập trung bồi dưỡng kiến thức tin học căn bản như: kỹ năng sử dụng máy tính căn bản; kỹ năng tìm kiếm và khai thác thông tin trên mạng Internet; kỹ năng sử dụng các phần mềm thiết kế kế hoạch dạy học và bài giảng điện tử; kỹ năng sử dụng được các phần mềm đặc thù cho từng bộ môn; kỹ năng thiết kế các bài giảng E-learning; kỹ năng sử dụng các thiết bị trình chiếu và bảng tương tác.
Nhóm thứ hai, bồi dưỡng để GV nắm vững các kỹ năng nâng cao như: kỹ năng sử dụng máy tính (có khả năng khắc phục lỗi của hệ điều hành, sửa chữa những hư hỏng đơn giản của máy tính); kỹ năng sử dụng phần mềm QL lớp học; kỹ năng sử dụng các phần mềm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
HS; kỹ năng tổ chức các lớp học trực tuyến và dạy học trực tuyến.
Bên cạnh đó, Hiệu trưởng tiến hành thành lập tổ ứng dụng CNTT nòng cốt là GV Tin học và các TTCM để theo sát, hỗ trợ GV khi cần thiết. Tùy vào điều kiện thực tế tại trường, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hợp lý, lâu dài để đảm bảo từng GV đều nắm vững những kỹ năng ứng dụng CNTT ở mức nâng cao.
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện: Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho tổ ứng dụng CNTT và TTCM chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể.
+ Tổ chức khảo sát trình độ CNTT và ứng dụng CNTT trong dạy học của GV. TTCM tổng hợp, báo cáo cho Hiệu trưởng tiến hành phân loại nhóm đối tượng để có hình thức bồi dưỡng phù hợp.
+ Mỗi tổ chuyên môn phải có 1 buổi báo cáo chuyên đề ứng dụng CNTT trong dạy học/1 năm học. Chuyên đề có thể giới thiệu ứng dụng mới hoặc một phần mềm mới nào đó hỗ trợ cho công tác dạy học và QL học sinh. BGH xem xét tính khả thi và hiệu quả của phần mềm, có thể khuyến khích tạo điều kiện cho tổ báo cáo phối hợp với tổ ứng dụng CNTT hướng dẫn cài đặt và sử dụng cho GV toàn trường.
+ Tạo điều kiện cho GV tham gia các hoạt động chuyên môn cụm của Phòng Giáo dục để GV có thể chia sẻ và học hỏi thêm kinh nghiệm từ GV các trường khác.
+ Khuyến khích hoạt động tự học và tự bồi dưỡng của GV.
- Kiểm tra, đánh giá: Hiệu trưởng phải lên kế hoạch kiểm tra, đánh giá cụ thể, so sánh mục tiêu và kết quả đạt được sau khi thực hiện trong từng giai đoạn nhất định. Trường khen thưởng GV có thành tích tốt và sử dụng kết quả đạt được làm tiêu chí để xét thi đua cuối năm, tạo động lực cho GV phấn đấu. Đối với những GV chưa hoàn thành nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch, Hiệu trưởng cần tìm hiểu nguyên nhân để có hướng xử lý phù hợp.
c. Điều kiện để thực hiện biện pháp
Để thực hiện biện pháp này cần có các điều kiện sau:
- CBQL, GV có nhận thức đúng đắn tầm quan trọng và tham gia nhiệt tình vào các hoạt động bồi dưỡng.
- Nhà trường có nguồn kinh phí đảm bảo phục vụ cho công tác bồi dưỡng. - CBQL theo dõi và hỗ trợ GV.