Các khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long​ (Trang 26)

1.2.1. Quản lí

Chúng ta có thể khẳng định quản lí là hoạt động gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là quá trình lựa chọn những tác động lên khách thể quản lí nhằm đảm bảo cho một hoạt động chung nào đó có kết quả mong muốn. Chủ thể quản lí cần biết sắp xếp và thể hiện hợp lý các tác động lên đối tượng quản lí, sao cho đảm bảo sự cân đối cả hai mặt ổn định và phát triển bộ máy. Hiện nay có rất nhiều quan niệm về quản lí nhưng ta có thể khẳng định rằng quản lí là hoạt động tất yếu trong quá trình phát triển loài người, thông qua việc phân công hợp tác trong lao động, nó có tính bất biến và không thể thiếu được trong mọi quá trình lao động của xã hội. Hoạt động của quản lí trong quá trình tồn tại và phát triển của loài người đã được Mác khẳng định như sau “Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”. (K. Mác, Ph. Enghen toàn tập, 1993, tr.480).

Trong quá trình hình thành phát triển lý luận về quản lí, tùy theo cách tiếp cận mà các nhà nghiên cứu định nghĩa khái niệm quản lí theo nhiều cách khác nhau.

Theo từ điển Tiếng Việt do Trung tâm từ điển học biên soạn 1998, khái niệm quản lí được định nghĩa “Quản lí là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” (Hoàng Phê, 1992).

Theo Henry Fayol: “Quản lí nghĩa là dự kiến, tổ chức, lãnh đạo, phối hợp và kiểm tra” (trích lại từ Hồ Văn Liên, 2007)

Koontz định nghĩa: “Quản lí là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó con người cùng làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các mục tiêu”. (Koontz và cộng sự, 1998).

Theo Taylor “Quản lí là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”. (trích lại từ Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2006).

Ở Việt Nam được nhiều tác giả đưa ra nhiều khái niêm về quản lí như:

Tác giả Nguyễn Minh Đạo (1997) cho rằng: “QL là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lí (người QL, tổ chức QL) lên khách thể (đối tượng QL) về các mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội… bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng”.

Tác giả Hà Thế Ngữ (2001) cho rằng: “Quản lí là dựa vào các quy luật khách quan vốn có của hệ thống để tác động đến hệ thống nhằm chuyển hệ thống đó sang một trạng thái mới”.

Theo tác giả Hà Sĩ Hồ (1985): “QL là một quá trình tác động có định hướng, có tổ chức nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định”.

Tác giả Bùi Trọng Tuân (1984) cho rằng: “QL là chức năng của những hệ thống có tổ chức với những bản chất khác nhau (kỹ thuật, sự vật, xã hội) thực hiện những chương trình mục đích hành động”.

Tác giả Nguyễn Lộc(2010) cũng định nghĩa quản lí là “quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức và sử dụng mọi nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt được mục tiêu của tổ chức”.

Còn theo tác giả Trần Kiểm (2014): “Quản lý là những tác động chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất”.

Từ những định nghĩa trên do cách tiếp cận và diễn đạt khác nhau nhưng đều có chung quan điểm: Quản lí là quá trình tác động có tổ chức, có điều khiển, có kiểm tra của chủ thể quản lí lên khách thể quản lí bằng việc vận dụng các chức năng quản lí, các nguyên tắc và các kỹ năng quản lí nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của mình.

1.2.2. Công nghệ thông tin

Theo từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia thì “Công nghệ thông tin (tiếng Anh: Information Technology, viết tắt là IT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lí và xử lý thông tin, đặc biệt trong các cơ quan tổ chức lớn. Cụ thể, CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin. Vì lý do đó, những người làm việc trong ngành này thường được gọi là các chuyên gia CNTT (IT specialist) hoặc cố vấn quy trình doanh nghiệp (Business Process Consultant), và bộ phận của một công ty hay đại học chuyên làm việc với CNTT thường được gọi là phòng CNTT”.

Ở Việt Nam, Nghị quyết 49/CP về phát triển công nghệ thông tin của Chính phủ Việt Nam ký ngày 04/8/1993 đã nêu: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.” (Chính phủ, 1993).

Theo luật CNTT: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.”. (Luật Công nghệ thông tin, 2006).

Theo Từ điển Tin học và CNTT của tác giả Nguyễn Ngọc Tuấn và Trương Văn Thiện, (1999) thì “CNTT là sự nghiên cứu hoặc sử dụng thiết bị điện tử, đặc biệt là máy tính và truyền hình, hệ thống truyền thông và video để xử lý, truyền phát và nhận thông tin”.

Vậy, CNTT là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xử lý thông tin. CNTT là một hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, bao gồm chủ yếu là các

máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa,… của con người.

1.2.3. Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông trường trung học phổ thông

- Hoạt động

Theo quan điểm lý thuyết về hoạt động, tác giả A.N.Leontiev cho rằng “hoạt động là tập hợp các quá trình con người tác động vào đối tượng nhằm đạt mục đích thỏa mãn một nhu cầu nhất định và chính là kết quả của hoạt động là sự cụ thể hóa nhu cầu của chủ thể” (trích lại từ Lê Văn Hồng, 1995).

Tác giả Nguyễn Xuân Thức, (2007) thì cho rằng hoạt động là “quá trình tác động qua lại giữa con người với thế giới xung quanh để tạo ra sản phẩm về phía thế giới và sản phẩm về phía con người”.

Còn có nhiều ý kiến về hoạt động, nhưng nhìn chung các tác giả đều có chung nhận định như sau: hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa chủ thể là con người và khách thể là thế giới để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và cả về con người.

- Ứng dụng công nghệ thông tin

Theo luật CNTT: “Ứng dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này”. (Luật công nghệ thông tin, 2006).

ƯDCNTT ở trường THPT: là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động DH và

QL nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của các hoạt động dạy của giáo viên, học của học sinh và hoạt động QL của CBQL.

ƯDCNTT ở trường THPT bao gồm việc sử dụng CNTT vào các hoạt động dạy học và QL với các hoạt động ƯDCNTT cụ thể là: Khai thác, áp dụng các giải pháp, công nghệ mới trong dạy học, trong QL; sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại nhằm thay đổi cách dạy, cách học và cách QL; thu thập, xử lý, lưu trữ, trao đổi thông tin trong quá trình dạy học và QL.

ƯDCNTT trong dạy học ở trường THPT: là việc sử dụng CNTT vào góp phần vào hoạt động dạy và học ở trường THPT. ƯDCNTT trong dạy học là phương pháp nhằm tăng hiệu quả việc dạy và học. Nhờ CNTT mà bài giảng phong phú, qua đó người dạy có thể hình thành phương pháp tư duy sáng tạo và tạo hứng thú cho người học. Như vậy, chúng ta có thể xem ƯDCNTT trong dạy học là hoạt động dạy học có sự hỗ trợ của CNTT. Trong quá trình đó GV sử dụng CNTT để phát triển trí tưởng tượng của HS; tổ chức, điều khiển, hướng dẫn HS chiếm lĩnh tri thức mới, kỹ năng mới, thái độ mới và cuối cùng là dẫn dắt các em tới một phương pháp học hiệu quả hơn. Trong giảng dạy, giáo viên sử dụng CNTT trong soạn giáo án điện tử, thực hiện bài giảng điện tử. Trong học tập, học sinh sử dụng máy tính, mạng Internet… tạo ra một hình thức học tập mới học tập điện tử E-learning. (Nguyễn Thanh Giang, 2014).

Hoạt động ƯDCNTT trong dạy học là hoạt động ƯDCNTT trong lĩnh vực dạy của giáo viên, lĩnh vực học của học sinh. Thực tiễn việc ƯDCNTT trong dạy học hiện nay là nhu cầu cấp thiết không thể thiếu được. Vì thế điều kiện CSVC, hạ tầng CNTT viễn thông đang được nhà nước đầu tư cho phù hợp với phương pháp giáo dục hiện đại, một nền giáo dục tiên tiến với vai trò nòng cốt của CNTT. Vì thế trong công tác quản lí giáo dục phải có những giải pháp thích hợp để phát huy hết những lợi thế mà CNTT mang lại cho việc dạy và học của chúng ta hiện nay.

1.2.4. Quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông. trường trung học phổ thông.

Quản lí ứng dụng CNTT trong trường THPT: là hệ thống những tác động có tổ

chức, có hướng đích của chủ thể quản lí trường THPT đến hoạt động ƯDCNTT nhằm đạt mục tiêu ứng dụng có hiệu quả CNTT ở trường THPT.

Quản lí ƯDCNTT ở trường THPT được thể hiện qua chức năng và biện pháp quản lí có tổ chức chặt chẽ nhằm hướng tới mục tiêu chung là quản lí của nhà trường về ƯDCNTT ở trường THPT.

Chủ thể QL ƯDCNTT ở trường THPT là HT trường THPT; quản lí các nguồn lực (nhân lực, vật lực và tài chính) và điều kiện, để thực hiện ƯDCNTT trong nhà

trường. HT trường THPT quản lí các PHT, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường và quản lí các thiết bị DH hỗ trợ CNTT.

Quản lí hoạt động ƯDCNTT trong dạy học ở trường THPT là hệ thống quản lí

của chủ thể quản lí (bộ máy QLGD và nhà trường) đến đối tượng quản lí (hoạt động ƯDCNTT) nhằm đạt được mục đích ƯDCNTT có hiệu quả trong dạy và học ở trường THPT

1.3. Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông trung học phổ thông

1.3.1. Mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

CNTT góp phần rất lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng được ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học dạy cá nhân, dạy theo nhóm, đồng loạt cũng có những đổi mới khi được ƯDCNTT và truyền thông. Lúc trước trong dạy học ta dùng các phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay chú trọng đến việc hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Lúc trước ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Sự phát triển của CNTT đã hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh tự học ở nhà và ở mọi nơi không chỉ ở trường học. Nó còn giúp cho việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của CNTT đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người.

Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ƯDCNTT trong dạy học là nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao, phát triển tư duy sáng tạo và năng lực hoạt động của học sinh, chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình.

1.3.2. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường trung học phổ thông học phổ thông

Hiện nay, việc ƯDCNTT trong DH ngày càng phổ biến trong ngành giáo dục, từ cấp học phổ thông cho đến đại học. Phải khẳng định rằng trong dạy học việc ƯDCNTT góp phần đa dạng hóa hình thức dạy học, hỗ trợ rất lớn cho GV trong việc dạy thông qua nhiều phương tiện, thiết bị dạy học và hỗ trợ cho việc học của học sinh thông qua việc tự tìm tòi kiến thức, tự học ở trường, hay mọi lúc mọi nơi thông qua nhiều hình thức học tập.

Việc ƯDCNTT trong dạy học được thông qua quá trình chủ yếu gồm: Ứng dụng trong Thiết kế bài học (biên soạn giáo án); ứng dụng trong việc thực hiện bài học trên lớp đây là khâu tổ chức tiến trình bài học (trình bày bài giảng và tiếp nhận bài giảng), ứng dụng việc thực hiện bài học ngoài giờ lên lớp (hình thức học ở khắp nơi với việc hỗ trợ của phương tiện), ứng dụng trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS và ứng dụng trong việc lưu trữ dữ liệu. Để thực hiện tốt việc ƯDCNTT trong dạy học thì người GV cần thông thạo các nội dung, kỹ thuật, kỹ năng như sau: Phải hiểu cách nhập dữ liệu, lưu trữ, cài đặt được các phần mềm tiện ích, các phần mềm ứng dụng trong việc giảng dạy; phải biết thiết kế, biên soạn và thực hiện tiến trình bài học trong việc đổi mới PPDH. Có thể nói việc ƯDCNTT trong dạy học bao gồm các nội dung cơ bản như sau:

ƯDCNTT trong việc thiết kế bài học (soạn giáo án)

Để dạy học phát huy được tính tích cực của học sinh, người giáo viên phải thiết kế bài học. Thiết kế phải thể hiện được các hoạt động dạy học chủ yếu, thông qua tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động nhằm đạt mục tiêu của mỗi bài học. Các

thuật ngữ tương đương với “thiết kế bài học ” là “soạn giáo án”, “lập kế hoạch bài học”; “Soạn bài” hay “thiết kế kế hoạch bài học”.

Việc ƯDCNTT trong thiết kế bài học tạo ra một sản phẩm gọi là giáo án điện tử. Theo tài liệu "Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS - môn Tin học" do Vụ Giáo dục Trung học - Bộ GD-ĐT phát hành năm 2007 (trang 95) thì "Giáo án điện tử có thể hiểu là giáo án truyền thống của giáo viên nhưng được đưa vào máy vi tính – giáo án truyền thống nhưng được lưu trữ, thể hiện ở dạng điện tử. Khi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long​ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)