1.3. Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung
1.3.6. Kiểm tra đánh giá kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường
học ở trường trung học phổ thông
Các điều kiện, phương tiện phục vụ cho việc ƯDCNTT trong DH là:
Về CBQL: Phải quan tâm và chỉ đạo việc thực hiện ƯDCNTT trong dạy học; Về đội ngũ giáo viên: Phải có trình độ, kiến thức về CNTT, kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm hỗ trợ;
Về học sinh: kỹ năng sử dụng máy tính, tự học, biết khai thác kho học liệu,… Về CSVC, thiết bị dạy học gồm: Phòng học, máy tính, máy chiếu, thiết bị mạng Internet, các phần mềm hỗ trợ.
Vì thế, để thành công việc ƯDCNTT trong dạy học, giáo viên phải biết thực tế từng hoàn cảnh, lớp học, học sinh … nhằm chọn ra phương pháp cho phù hợp phát huy hiệu quả việc phát triển năng lực, kỹ năng tự học, tự sáng tạo của học sinh.
1.3.6. Kiểm tra đánh giá kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường trung học phổ thông trường trung học phổ thông
Trước hết, nhà trường phải lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá các hoạt động ƯDCNTT trong dạy học ở trường THPT; phải xây dựng quy định về tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá hoạt động ƯDCNTT trong dạy học ở trường THPT; lập chuẩn kiểm tra, đánh giá.
Thông qua việc kiểm tra giáo án điện tử, bài giảng điện tử thể hiện khai thác ƯDCNTT. Ngoài ra còn phải thực hiện khâu tổ chức kiểm tra đánh giá thông qua tiết dự giờ dạy trên lớp dưới hình thức kiểm tra thường xuyên, đột xuất hay định kỳ; kiểm tra thông qua đánh giá của tổ chuyên môn; ngoài ra còn đánh giá qua các lần hội giảng, thao giảng; đánh giá thông qua các buổi tập huấn về ƯDCNTT trong dạy
học; đánh giá thông qua sự nhận thức, năng động của GV về CNTT; đánh giá thông qua việc quan tâm, hứng thú học tập có ƯDCNTT thông qua môn học của học sinh.
1.4. Quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường trung học phổ thông
Sơ đồ 1.1. Mối liên hệ giữa các chức năng quản lí
Theo Trần Khánh Đức (2014), các chức năng cơ bản của quản lí bao gồm: dự báo, lập kế hoạch; tổ chức thực hiện; chỉ đạo, lãnh đạo; giám sát, kiểm tra, đánh giá. Bốn chức năng này trong quá trình quản lí được thực hiện liên tiếp, đan xen vào nhau, phối hợp và bổ sung cho nhau tạo thành một chu trình quản lí và được thể hiện qua sơ đồ sau.
1.4.1. Quản lí việc lập kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Theo Koontz thì “Lập kế hoạch là lựa chọn một trong những phương án hành động tương lai cho toàn bộ và từng bộ phận trong một cơ sở. Nó bao gồm sự lựa chọn các mục tiêu của cơ sở và của từng bộ phận, xác định các phương thức để đạt được mục tiêu”. (Koontz và cộng sự, 1998).
Theo tác giả Nguyễn Lộc (2009) “Lập kế hoạch được coi là một trong bốn
chức năng cơ bản và thường bao gồm những nhiệm vụ sau: Xác định mục tiêu; Đánh giá hiện trạng so với mục tiêu; Dự đoán tương lai; Lựa chọn phương án hành động; Thực hiện kế hoạch và đánh giá kết quả”.
Ở trường THPT, việc lập kế hoạch ƯDCNTT, như bất kỳ việc lập kế hoạch nào khác sẽ được tiến hành thông qua hai giai đoạn:
Dự báo/lập kế hoạch
Môi trường bên ngoài
Các nguồn lực của tổ chức
Nhà quản lí Công việc - Nhân sự
Mục tiêu của tổ chức
Kiểm tra/đánh giá Chỉ đạo/lãnh đạo
Tổ chức
- Giai đoạn thứ nhất: chuẩn bị cho việc lập kế hoạch bao gồm: ngay từ đầu năm học: số phòng học được trang bị máy móc, thiết bị phục vụ ƯDCNTT, trình độ ƯDCNTT của đội ngũ… xác định hướng phát triển cơ bản, đề xuất hệ thống các vấn đề sẽ đưa vào kế hoạch; phác thảo hệ thống mục tiêu, hệ thống các biện pháp, sơ thảo bản kế hoạch “thô” để lấy ý kiến trong lãnh đạo và tổ chuyên môn, xin ý kiến cấp trên về những vấn đề chiến lược.
- Giai đoạn thứ hai: lập kế hoạch ƯDCNTT gồm: dự báo hệ thống mục tiêu ƯDCNTT đã được phác thảo ở giai đoạn trước, phân loại ưu tiên cho từng môn học, khối lớp học, lập cây mục tiêu, định chuẩn đánh giá; lựa chọn hệ thống biện pháp tối ưu nhằm huy động toàn bộ nguồn lực trong nhà trường tham gia; mô hình hóa quá trình phát triển của hệ thống quản lí từ trạng thái xuất phát qua các trạng thái trung gian đến trạng thái kết thúc như mong đợi; chương trình hóa hành động của hệ thống trong suốt năm học, đưa lịch thời gian cùng các bộ phận thực hiện vào nội dung kế hoạch; trình duyệt cấp trên, điều chỉnh và hoàn thiện kế hoạch, xem như là văn bản pháp lý và mọi người trong nhà trường phải có nhiệm vụ thực hiện.
Để tạo điều kiện tốt cho đội ngũ GV ƯDCNTT vào giảng dạy một cách có hiệu quả, trong kế hoạch năm học HT cần xây dựng các kế hoạch sau đây:
+ Kế hoạch mua sắm trang thiết bị phục vụ việc ƯDCNTT vào giảng dạy.
Phải dự đoán trước số lượng thiết bị cần thiết trang bị cho phòng học ƯDCNTT: Ti vi, máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy chiếu, màn chiếu, mạng internet, các phần mềm hỗ trợ… Những thiết bị này được lắp cố định hay di động, số lượng bao nhiêu là đủ. Ngoài ra còn phải dự đoán trước kinh phí mua sắm, lắp đặt cho phù hợp với nguồn kinh phí được cấp theo ngân sách.
+ Kế hoạch QL CSVC phục vụ cho việc ƯDCNTT trong dạy học
Lập kế hoạch QL CSVC là tác động có mục đích của người QL nhằm xây dựng, phát triển và sự dụng hiệu quả CSVC phục vụ cho việc dạy và học. Nội dung CSVC, thiết bị giáo dục mở rộng đến đâu thì tầm QL phải mở rộng đến đó. Vì thế HT phải có kế hoạch cụ thể để QL CSVC phục vụ cho việc ƯDCNTT vào DH sao cho đạt được mục tiêu giáo dục có hiệu quả và đáp ứng được xu thế phát triển của thời đại.
- Kế hoạch bổ sung trang thiết bị có sẵn, dự phòng các sự hỏng hóc hay sự cố xảy ra và phương tiện phục vụ việc ứng dung CNTT vào giảng dạy. Bên cạnh đó còn phải tính toán đến nguồn kinh phí dành cho việc bảo quản, bảo trì thiết bị.
- Lập kế hoạch huy động nguồn kinh phí. Từ việc lập kế hoạch mua sắm, dự đoán trước kinh phí để có thể xin ý kiến cấp trên chi từ nguồn kinh phí được cấp, xin bổ sung hoặc nhờ sự hỗ trợ của Ban Đại diện Cha, Mẹ học sinh, các nhà Mạnh Thường Quân, hay các cơ quan tài trợ.
+ Kế hoạch ƯDCNTT vào giảng dạy gồm
- Lập kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ƯDCNTT cho GV và CBQL; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng việc sử dụng các phần mềm ƯDCNTT và sử dụng thiết bị cho giáo viên.
- Lập kế hoạch chỉ đạo cho từng tổ bộ môn, từng GV xây dựng kế hoạch dạy học có ƯDCNTT để Ban Giám hiệu tiện việc sắp xếp thời khóa biểu, bố trí phòng học, trang thiết bị; xây dựng một số chuyên đề về ƯDCNTT vào dạy học nhằm rút kinh nghiệm, làm mô hình cho tiết dạy khác
-.Lập kế hoạch dự giờ, thanh kiểm tra các tiết dạy có ƯDCNTT.
- Lập kế hoạch khai thác các tiện ích trên mạng. CBQL và GV phải chú ý đến việc khai thác thông tin để phục vụ cho việc dạy và học.
- Lập kế hoạch xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử, học liệu điện tử phục vụ cho việc dạy và học.
Tóm lại, để đạt được hiệu quả cao trong quản lí việc ƯDCNTT vào giảng dạy ở trường THPT, HT cần phải xây dựng kế hoạch thật cụ thể, phù hợp với đặc điểm của từng trường nơi mình công tác.
1.4.2. Quản lí việc tổ chức hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1989) thì “Tổ chức là phối hợp các tác động bộ phận lại với nhau làm cho chúng tạo nên một tác động tích hợp, mà hiệu quả của tác động tích hợp này lớn hơn tổng hiệu quả của các tác động bộ phận”.
Trên cơ sở lập kế hoạch ƯDCNTT để phát triển về số lượng, chất lượng và tổ chức sinh hoạt rộng rãi trong toàn trường nhằm nâng cao nhận thức và tầm quan
trọng ƯDCNTT trong dạy học; lập quy chế quản lí từng loại công việc, từng đối tượng và triển khai đồng bộ đến Tổ chuyên môn, giáo viên để nắm bắt được mục tiêu, hoạt động cụ thể về việc ƯDCNTT trong hoạt động dạy học.
- HT yêu cầu các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn cùng với GV nghiên cứu, thảo luận và thống nhất mục đích, yêu cầu, nội dung cần đạt, phương pháp - phương tiện và hình thức tổ chức của từng tiết học theo phân phối chương trình và xác định những tiết học nào, những nội dung nào có thể ƯDCNTT. Đồng thời liệt kê các tư liệu điện tử cần thiết cho từng bài, từng chương của từng môn học dựa vào việc sử dụng các tài liệu dùng cho giảng dạy: sách giáo khoa, sách GV, các trang thiết bị hiện có.
- HT giao các tổ, nhóm chuyên môn thu thập, tìm kiếm, thiết kế các tư liệu cần thiết phục vụ cho bộ môn của mình.
- HT tổ chức, chỉ đạo việc lựa chọn phần mềm phù hợp.
- HT tổ chức bồi dưỡng kỹ năng ƯDCNTT cho GV từ soạn thảo văn bản đến cách thiết kế bài giảng điện tử, sử dụng các phần mềm dạy học cho giáo viên trong nhà trường.
- HT tổ chức những hội giảng, hội thảo, các hoạt động chuyên đề, thảo luận trao đổi kinh nghiệm về việc ƯDCNTT vào giảng dạy. Tổ chức các phong trào thi đua giảng dạy bằng phương tiện hiện đại, có tổng kết, biểu dương, khen thưởng nhằm tạo thêm khí thế sôi nổi và để những giáo viên còn e ngại có những bước đi mạnh dạn hơn, đặc biệt là giáo viên đã lớn tuổi và giáo viên mới vào nghề. Đề xuất với Phó hiệu trưởng chuyên môn và tổ chuyên môn những giải pháp góp phần nâng cao trình độ tin học cho giáo viên.
Cung cấp phương tiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hỗ trợ việc ƯDCNTT bao gồm: phòng học, máy tính, máy chiếu, thiết bị mạng internet…Các phương tiện trên góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả giảng dạy và giáo dục của nhà trường. Để đảm bảo thành công việc ƯDCNTT trong giảng dạy của GV.
- Sắp xếp thời khóa biểu và lịch giảng dạy có ƯDCNTT một cách khoa học, phù hợp với điều kiện cho phép của trường. Tổ chức chỉ đạo việc soạn đề thi, đề kiểm tra và thành lập ngân hàng đề thi trắc nghiệm.
- Thực hiện dự giờ, thanh kiểm tra rút kinh nghiệm ƯDCNTT trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
- Động viên khen thưởng kịp thời đến GV về việc tăng cường ƯDCNTT trong dạy học.
- HT đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong việc phát triển CSVC về ƯDCNTT trong dạy học: Đầu tư phòng máy, các phương tiện điện tử, tổ chức, phân công việc quản lí phương tiện, thiết bị hỗ trợ việc ƯDCNTT vào giảng dạy. Những phương tiện thiết bị hỗ trợ như máy tính, máy chiếu, màn hình, Tivi LCD, các phần mềm hỗ trợ… là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc ƯDCNTT. Vì vậy, nhà quản lí cần phải có biện pháp quản lí tốt các phương tiện, thiết bị hỗ trợ, giao cho bộ phận phụ trách bảo quản, định kỳ bảo trì.
1.4.3. Quản lí chỉ đạo hoạt động công nghệ thông tin trong dạy học
“Chỉ đạo là thể hiện tính tích cực của người chỉ huy trong hoạt động của mình. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch là có sự theo dõi và giám sát công việc để chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận và các hoạt động của nhà trường diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp được các lực lượng giáo dục trong một tổ chức và phối hợp tối ưu với nhau”. Ngoài ra, cũng theo tài liệu đã dẫn thì “Chỉ đạo là quá trình liên kết, liên hệ giữa các thành viên trong tổ chức, tập hợp, động viên và hướng dẫn, điều hành họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức”. (Hồ Văn Liên, 2007).
Để chỉ đạo tốt hoạt động ƯDCNTT trong dạy học thì HT phải nắm được nhận thức, năng lực, phương pháp dạy học của giáo viên và học sinh thông qua việc ƯDCNTT, từ việc lập kế hoạch bài học, thiết kế bài dạy, thực hiện bài dạy trên lớp, thực hiện bài dạy ngoài lớp học, tùy vào tình hình thực tế điều kiện cơ sở vật chất, năng lực học tập của học sinh mà có thể sử dụng phương pháp cho phù hợp.
- Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, đưa GV đi học để nâng cao kiến thức CNTT, nâng cao năng lực ƯDCNTT, kỹ năng thiết kế bài học, giáo án điện tử; kỹ năng khai thác phần mềm ứng dung phục vụ cho công tác DH.
- Nâng cao khả năng khai thác các tiện ích trên mạng, từ đó GV có thể khai thác các tính năng ưu việt của các phần mềm được diễn ra theo chiều hướng có lợi.
Nhà quản lí mời chuyên gia tin học tập huấn cho giáo viên. Đồng thời những giáo viên đã học tập ƯDCNTT chia sẻ kinh nghiệm và có trách nhiệm triển khai lại cho các GV trong tổ bộ môn cùng thực hiện. Các cấp QL cần tổ chức tập huấn cho GV về cách sử dụng các phần mềm dạy học, thống nhất một số nội dung cơ bản về cách sử dụng các phần mềm hỗ trợ cho việc biên soạn giáo án trong môi trường học tập đa phương tiện. Từ đó, GV tự báo cáo lại những việc đã thực hiện được, những việc còn vướng mắc cho Tổ trưởng chuyên môn. Tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm báo cáo cho lãnh đạo nhà trường. HT căn cứ vào kết quả báo cáo của Tổ trưởng bộ môn và quan trọng là hiệu quả thực tế khi tiến hành hoạt động dạy học ở môi trường đa phương tiện có sử dụng các phần mềm DH. Từ đó HT có kế hoạch khen thưởng, động viên kịp thời. Mặt khác, đối với các tổ bộ môn làm chưa tốt thì CBQL, GV phải tìm hiểu nguyên nhân, đề ra giải pháp kịp thời khắc phục.
- Tăng cường CSVC, trang bị thêm các Tivi, máy tính, thiết bị hỗ trợ cho các phòng học, cải tạo nâng cấp đường truyền mạng trong trường học.
- Thường xuyên nâng cấp hệ thống máy tính đáp ứng nhu cầu học tập.
- Chỉ đạo tổ chuyên môn, GV thực hiện quy trình thiết kế bài giảng, sử dụng và thiết kế được giáo án điện tử, bài giảng E-Learning theo kế hoạch chỉ đạo của Sở Giáo dục.
1.4.4. Quản lí việc kiểm tra, đánh giá hoạt động công nghệ thông tin trong dạy học.
Việc đánh giá kết quả quản lí ƯDCNTT trong dạy học bằng cách thu thập kết quả phản hồi trong việc thực hiện ƯDCNTT trong dạy học của từng giáo viên. Đây là việc làm thực hiện chức năng của người quản lí. Đối với BGH, tổ trưởng, giáo viên phải tự đánh giá việc thực hiện ƯDCNTT trong công việc của mình cũng như trong giảng dạy. Các khó khăn trong việc ƯDCNTT, các nhược điểm về phần mềm ứng dụng hoặc sử dụng không hiệu quả. HT cần quy định rõ về quyền hạn và trách nhiệm của cấp phó, tổ trưởng trong công việc giám sát thi hành quy định về ƯDCNTT.
Các lưu ý cần thiết khi kiểm tra đánh giá
+ Phải xây dựng được các tiêu chuẩn, tiêu chí để đánh giá mức độ hiệu quả của việc ƯDCNTT.
+ Tổ chức kiểm tra đánh giá phải thường xuyên, liên tục đối với hoạt động ƯDCNTT trong quản lí nhà trường như:
- Kiểm tra Tổ chuyên môn trong việc quán triệt, triển khai, tổ chức việc đẩy